7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp
1.2.4. Phúc lợi và các đãi ngộ tài chính khác
Phúc lợi là khoản tiền mà doanh nghiệp dành cho NLĐ để họ có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong cuộc sống bất kỳ ai cũng có thể gặp phải các rủi ro không mong muốn, các rủi ro này có thể gây ảnh hưởng xấu tới đời sống hằng ngày của NLĐ và gia đình họ. Chính vì vậy, các tổ chức hầu hết đều nhận thấy tầm quan trọng của việc phải cung cấp các loại bảo hiểm và các chương trình khác liên quan đến sức khỏe, sự an tồn, các bảo hiểm và các lợi ích khác cho NLĐ. Các chương trình đó được gọi là phúc lợi cho NLĐ.
Phúc lợi có ý nghĩa rất lớn khơng những cho NLĐ mà cịn có ý nghĩa với các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội. Phúc lợi đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho NLĐ, giúp khắc phục các khó khăn và rủi ro trong cuộc sống của họ. Phúc lợi cũng góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ, giúp họ luôn cố gắng trong cơng việc từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.
Phúc lợi làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và giữ chân một lượng lao động có trình độ cao đồng thời tạo động lực làm việc cho nhân viên. Khi NLĐ gặp phải những rủi ro khơng đáng có, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sức làm việc của họ… thì chính những phúc lợi sẽ giúp giảm bớt các gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo cho họ thông qua chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,…
Những năm gần đây, phúc lợi đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm và áp dụng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, và đặc biệt có sự điều chỉnh của pháp luật, chính vì vậy nguồn phúc lợi mà NLĐ được hưởng cũng ngày càng đa dạng hơn. Phúc lợi có hai loại chủ yếu được áp dụng trong các doanh nghiệp, bao gồm:
Phúc lợi bắt buộc: Là các khoản phúc lợi mà doanh nghiệp bắt buộc
phải thực hiện theo yêu cầu của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ ở mức tối thiểu, do NLĐ ở thế yếu hơn so với NSDLĐ. Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các doanh nghiệp phải áp dụng 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho NLĐ đó là: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất.
Phúc lợi tự nguyện: Là các khoản phúc lợi do doanh nghiệp tự đưa ra,
tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp, sự quan tâm đến NLĐ và quan điểm của ban lãnh đạo đơn vị.
Phúc lợi tự nguyện mà doanh nghiệp đưa ra nhằm kích thích NLĐ gắn bó với doanh nghiệp, cũng như thu hút những lao động có tay nghề về làm việc. Các chế độ phúc lợi tự nguyện bao gồm các nhóm phúc lợi như: các phúc lợi bảo hiểm (bảo hiểm sức khỏe; bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm mất khả năng lao động); các phúc lợi bảo đảm (bảo đảm thu nhập, bảo đảm hưu trí); tiền trả cho những khoảng thời gian ngừng việc (nghỉ phép, nghỉ giữa ca, giải lao, du lịch); phúc lợi do lịch làm việc linh hoạt (xoay ca tự chọn, chia sẻ công việc) và các loại dịch vụ cho NLĐ.
Ngoài các loại phúc lợi nêu trên doanh nghiệp cịn có thể áp dụng một số dịch vụ cho NLĐ như một hình thức phúc lợi như: Dịch vụ bán hàng giảm giá, hiệp hội tín dụng, mua cổ phần của doanh nghiệp, giúp đỡ về mặt tài chính hay cung cấp các dịch vụ giải trí,...
Phúc lợi là một cơng cụ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút, giữ chân NLĐ làm việc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó lại có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Do đó khi thực hiện đãi ngộ bằng phúc lợi các nhà quản trị cần quan tâm đến khả năng tài chính của doanh nghiệp và lợi ích thiết thực đạt được cho cả NLĐ và NSDLĐ từ đó đề ra các mức phúc lợi phù hợp sao cho dung hịa lợi ích cả về phía NLĐ và cả về phía doanh nghiệp.