7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Hoàn thiện hình thức trả lương cho lao động khối văn phòng và phục
vụ
Việc phân phối tiền lương cho NLĐ trong công ty cần dựa trên cơ sở: + Hao phí sức lao động của NLĐ được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện công việc mà NLĐ được giao.
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, phòng ban trong Công ty.
+ Tuỳ theo tính chất công việc mà NLĐ thực hiện để xác định hình thức chi trả tiền lương phù hợp.
Đối với khối quản lý và phục vụ tại Văn phòng công ty và Văn phòng xưởng thay vì trả lương như trước đây, khi hoàn thiện chính sách đãi ngộ tài chính, công ty có thể áp dụng hình thức trả lương hàng tháng theo chức danh công việc và tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh chung, công ty có thể chi trả thêm tiền lương bổ sung.
· Cách tính tiền lương chức danh của khối văn phòng và phục vụ
Để có thể khuyến khích lao động khối văn phòng và phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, giữ chân NLĐ gắn bó lâu dài với công ty thì phải xác định mức tiền lương chức danh công việc cho lao động thuộc khối văn phòng và phục vụ phải bằng hoặc cao hơn so với mức lương bình quân trên thị trường từ đó tạo khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tiền lương chức danh công việc được xác định theo công thức:
TLcdcv = (MLmin/Ncđ) x Hcdi x NTT x Ki
Trong đó:
- TLcdcv : Tiền lương trả theo chức danh công việc. - MLmin : Mức lương tối thiểu công ty đang áp dụng - Ncđ: Số ngày công theo chế độ (26 ngày).
- Hcdi: Hệ số lương chức danh công việc của NLĐ thứ i - NTT : Số ngày đi làm thực tế.
- Ki : Hệ số hoàn thành công việc của NLĐ thứ i · Cách tính tiền lương bổ sung:
Để khuyến khích người lao động thuộc khối văn phòng và khối phục vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả làm việc, ngoài phần tiền lương chức danh công việc, người lao động sẽ được trả thêm một phần tiền lương bổ sung với tỷ lệ từ 0,5 – 1,0% lợi nhuận, tùy theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.