1.4.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Trí lực của NLĐ hay trình độ của nguồn nhân lực là tiêu chí quan trọng nhất trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực được biểu hiện thông qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động. Vì vậy, để nâng cao trí lực của người lao động, Doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện các chương trình đào tạo và đào tạo lại cho NLĐ.
Đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho NLĐ sẽ bảo đảm cho NNL của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát kịp thời sự tiến hóa và phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu.
Việc đào tạo và phát triển NNL không chỉ đơn thuần là việc giúp cho NLĐ hoàn thiện các kỹ năng của mình để đáp ứng yêu cầu công việc đòi hỏi trong tương lai.
Bên cạnh đó, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng còn giúp cho NLĐ nâng cao trình độ văn hóa, mở mang kiến thức nâng cao năng lực phẩm chất của mình. Đồng thời còn giúp cho NLĐ tự chăm sóc sức khỏe cho mình một cách tốt hơn, có thái độ tích cực hơn trong lao động góp phần ngày càng hoàn thiện NNL của doanh nghiệp
Quá trình đào tạo và phát triển NNL phải tuân theo một trình tự khoa học được bắt đầu từ việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của đơn vị. Tiếp theo là việc xác định các mục tiêu cụ thể, hai giai đoạn này cần trả lời được hai câu hỏi sau: Các
nhu cầu đào tạo và phát triển của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp muốn thực hiện mục tiêu gì qua các nỗ lực đào tạo và phát triển?
Sau khi xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần phải lựa chọn các phương pháp và các phương tiện đào tạo thích hợp. Sau đó tiến hành thực hiện chương trình đào tạo phát triển và cuối cùng là đánh giá chương trình đào tạo phát triển. Quá trình đào tạo và phát triển bị chi phối, ảnh hưởng bởi cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài đơn vị.