Kết quả kiểm tra độc lực chủng CoK03

Một phần của tài liệu Độc lực và thành phần Protein của các chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ cá chẽm (Lates calcarifer) bị bệnh lở loét tại các bè nuôi thương phẩm ở Khánh Hòa (Trang 38 - 39)

L ời cam đoan

3.2.3 Kết quả kiểm tra độc lực chủng CoK03

Cá hoạt động bình thường sau khi tiêm xong. Thời gian dấu hiệu bệnh xuất hiện đầu tiên chậm hơn so với 2 chủng vi khuẩn CH10 và CoS01, ở lô 105, 104 và 103 cfu/g cá lần lượt là 20, 24, 30 giờ với tỷ lệ biểu hiện tương ứng là 80%, 40% và 20%. Cá có biểu hiện vùng mô cơ và da chỗ vết tiêm bị sưng, phồng và đỏ bầm.

Ở nồng độ 105 cfu/g cá ăn ít, sang ngày thứ 3 biểu hiện bệnh lở loét là 100%, tuy nhiên ở mức độ nhẹ, sang ngày thứ 5 chỗ vết loét bị lan rộng ra, sang ngày thứ 7 có con bị tróc khối thịt thối màu trắng chỗ vết tiêm và có dấu hiệu phục hồi, sau 10 ngày thí nghiệm tỷ lệ loét chỉ 50% và ở mức độ nhẹ, gần khỏi.

Ở nồng độ 104 cfu/g, sau khi tiêm 5 ngày tỷ lệ bệnh lở loét là 60%, tuy nhiên ở mức độ nhẹ, vết loét không bị lan rộng, sang ngày thứ 6 có con bị bong tróc khối thịt thối màu trắng chỗ vết tiêm và có dấu hiệu phục hồi, khi kết thúc thí nghiệm tỷ lệ lở loét còn 20% ở mực độ nhẹ, gần khỏi bệnh. Cá hoạt động bình thường, ăn khỏe.

Ở nồng độ 103 cfu/g, sang đến ngày thứ 3 tỷ lệ lở loét còn 10%. Vết loét của cá tự lành. Cá không bị chết, hoạt động bình thường và ăn khỏe trong quá trình thí nghiệm. Ở nồng độ 102 cfu/g, trong quá trình thí nghiệm cá không có biểu hiện bệnh lở loét và cá không bị chết, hoạt động bình thường và ăn khỏe. LD50 của chủng CoK03 ở trên 105 cfu/g.

Một phần của tài liệu Độc lực và thành phần Protein của các chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ cá chẽm (Lates calcarifer) bị bệnh lở loét tại các bè nuôi thương phẩm ở Khánh Hòa (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)