L ời cam đoan
2.2.3.2. Bố trí thí nghiệm
Cá thí nghiệm: cá chẽm mua từ trại sản xuất giống nhân tạo có chiều dài khoảng 10- 12 cm, được nuôi thuần dưỡng trong bể composit trong 2-3 tuần cho đến khi cá quen với bể nuôi và bắt mồi bình thường. Chọn cá khoẻ mạnh cân đo và phân bố vào hệ thống bể thí nghiệm.
Điều kiện nuôi:
Mật độ: 10 con/bể composit 200 lít.
Độ mặn: 33-35 ‰.
Nhiệt độ: 27-28oC.
Sục khí liên tục, nước biển qua xử lý chảy liên tục.
Cho ăn thức ăn tổng hợp Uni-president.
Thí nghiệm cảm nhiễm: Các chủng vi khuẩn thu từ các đợt cá chẽm dịch bệnh bị lở loét tại địa điểm nuôi ngoài bè Vũng Ngán – Nha Trang của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III được bố trí thí nghiệm cảm nhiễm. Mỗi chủng vi khuẩn được bố trí ở 4 thang nồng độ cảm nhiễm lần lượt là 102, 103, 104, 105 cfu/g cá bằng cách tiêm dưới da 0.1 ml dịch khuẩn/con cá. 1 nhóm đối chứng tiêm mỗi con 0.1 ml nước muối sinh lý tiệt trùng và 1 nhóm đối chứng không tiêm vi khuẩn. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần cho mỗi chủng vi khuẩn.
Chăm sóc cá thí nghiệm: Theo dõi tình trạng sức khoẻ cá thí nghiệm trong thời gian 10 ngày, hàng ngày cho ăn, siphon lấy thức ăn thừa. Theo dõi ghi chép tình trạng sức khỏe cá trong thời gian thí nghiệm. Khi xuất hiện cá bệnh, quan sát ghi lại dấu hiệu lâm sàng và thu mẫu để tiến hành phân lập lại vi khuẩn. Ghi chép số lượng cá chết, tính LD50.
Công thức tính LD50 theo phương pháp của Reed và Muench (1938) [58]
(Ở đây, bậc pha bằng 10)
A: Độ pha gây tỷ lệ chết tích lũy cao nhất dưới 50% a: Tỷ lệ chết tích lũy ở độ pha A
B: Độ pha gây tỷ lệ chết tích lũy thấp nhất trên 50% 50 - a
LgLD50 = [ LgA + (
b: Tỷ lệ chết tích lũy ở độ pha B Công thức tính tỷ lệ biểu hiện bệnh:
Đánh giá tỷ lệ biểu hiện (TLBH) bệnh lở loét của cá chẽm sau khi cảm nhiễm vi khuẩn theo công thức sau: