Nội dung trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sảnphẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại quảng ninh (Trang 28 - 29)

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, áp lực cạnh tranh đã khiến nhiều nhà sản xuất phải liên tục đưa ra thị trường các loại sản phẩm mới với các thiết kế, tính năng và vật liệu thường xuyên thay đổi. Một mặt, việc sản xuất liên tục các sản phẩm mới này dễ dàng bắt kịp nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng và mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhưng mặt khác, áp lực thời gian cũng khiến các thiết kế hoặc việc thử nghiệm đôi khi thiếu hoàn hảo và gây ra thiệt hại hoặc tai nạn không mong muốn cho người sử dụng sản phẩm. Để bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của người tiêu dùng, khái niệm trách nhiệm sản phẩm đã ra đời từ những năm 1970 và đuợc chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản...

Nhìn chung, pháp luật các nước đều có quan điểm thống nhất về trách nhiệm sản phẩm. Khi người tiêu dùng, người sử dụng sản phẩm hay bất cứ người thứ ba nào bị tổn hại về vật chất, sức khỏe hoặc tính mạng do những khiếm khuyết của sản phẩm thì họ có quyền được đòi bồi thường. Ngược lại, các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi sản phẩm của họ có khuyết tật, gây tổn thất cho người tiêu dùng, người sử dụng sản phẩm. Điều Ì Chỉ thị về Trách nhiệm sản phẩm của Liên minh châu Âu ban hành vào năm 1985 đã quy định: Người sản xuất phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra bởi những khuyết tật trong sản phẩm của họ. Luật Trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản có hiệu lực từ năm 1995 quy định chi tiết hơn về vấn đề này như sau: Bất kỳ nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập khẩu nào cung cấp sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng thì phải bồi thường cho những thiệt hại đó. Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam đưa ra khái niệm:

Trách nhiệm sản phẩm là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân đối với sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Như vậy có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm sản phẩm như sau: Trách nhiệm sản phẩm là chế định pháp luật trong đó nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp, nhà bán lẻ hay bất cứ người nào đưa sản phẩm vào lưu thông phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại, thương tích của người tiêu dùng, người sử

dụng sản phẩm hoặc người thứ ba do sản phẩm đó gây ra. Trong Bản hướng dẫn về

bảo vệ người tiêu dùng của Liên hợp quốc năm 1999 đã đưa ra tám quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng, gồm có: quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản, quyền được an toàn, quyền được thông tin, quyền được lựa chọn, quyền được lắng nghe, quyền được bồi thường, quyền được giáo dục về tiêu dùng, quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững. Khái niệm trách nhiệm sản phẩm từ khi được áp dụng đã góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm sự an toàn về tính mạng và tài sản cho người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo việc thực hiện những quyền lợi chính đáng của họ. Dưới đây là một số loại trách nhiệm về sản phẩm của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại quảng ninh (Trang 28 - 29)