Trách nhiệm bảo đảm an toàn là nghĩa vụ cung cấp sản phẩm đúng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những sản phẩm an toàn không gây hại đến bản thân người tiêu dùng và gây hại cho môi trường cũng như nền chính trị quốc gia. Một số chế tài quốc tế khiến nhà sản xuất phải thực hiện trách nhiệm này là:
- Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm SPS là hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Hiệp định ghi nhận nhu cầu tự bảo vệ mình của các nước thành viên WTO trước các rủi ro qua xâm nhập sâu hại và dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng tìm cách giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của các biện pháp SPS tới thương mại.
- Điều XX Hiệp định GATT năm 1994 quy định việc áp dụng các ngoại lệ chung không được tạo ra sự phân biệt đối xử phi lý giữa các nước có điều kiện như nhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại quốc tế. Áp dụng các ngoại lệ trái với quy tắc không phân biệt đối xử trong trường hợp cần thiết: bảo vệ đạo đức công cộng;
bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật hay thực vật; liên quan đến việc xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc; liên quan đến các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân; bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các quy định về áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và các biện pháp ngăn ngừa gian lận thương mại; di sản quốc gia; gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt.
- Quy định về hợp vệ sinh GMP. Good Manufacturing Practices (GMP) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, áp dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều, ổn định, đạt tiêu chuẩn đã đăng ký và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm khác.
- Quy chế kiểm dịch động thực vật của FDA- HACCP. Đây là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích và xác định các nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn chặn từ xa tất cả các mối nguy tiềm ẩn về sinh học, hoá học và lý học trong tất cả các công đoạn sản xuất/chế biến thực phẩm nói chung.
Pháp luật trong nước có:
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30/6/1989. - Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 26/7/2003.
- Nghị định chính phủ 163/2004-NĐCP Quy định chi tiết Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quy định thủ tướng chính phủ 43/2006/QĐ- TTG 20/2/2006 Phê duyệt kế hoạch quốc gia đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Luật bảo vệ môi trường. Các luật, pháp lệnh và quyết định đưa ra mục tiêu chung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (viết tắt là VSATTP) phục vụ người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Trách nhiệm bảo dảm an toàn được thể hiện bởi những hành động cụ thể đối với nhà sản xuất gồm có:
- Quy định những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra, ví dụ: Sữa diệt khuẩn hợp vệ sinh; Bánh phở không có íbocmôn; Mỹ phẩm không chứa chất độc hại như sudan...
- Thực hiện quy trình công nghệ hợp vệ sinh, an toàn, nêu cao phong trào sản xuât an toàn và chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp bằng cách như: tờ chức các cuộc thi tìm hiểu về chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm...
- Có những công nghệ an toàn đời với con người và môi trường: không ô nhiễm môi trường, hay có những quy trình xử lý chất thải riêng (xử lý khí thải, nước thải, rác thải công nghiệp...)
Bất cứ người tiêu dùng nào cũng nhận ra rằng mình phải được tiêu dùng những "sản phẩm an toàn" - Hợp vệ sinh và an toàn khi tiêu dùng (không gây nguy hiểm, cháy nổ trong tiêu dùng...). Nhưng doanh nghiệp thì theo đuổi lợi nhuận, còn NTD hiện nay thì theo đuổi giá cả. Giá cả càng rẻ càng mua nhiều, càng giảm giá nhiều càng mua nhiều. Người tiêu dùng chúng ta nhận thức và thực hiện các quyền của mình nhưng lại trong khả năng thanh toán của mình. Vì vậy, quyền an toàn trong luật bị giới hạn.