Trách nhiệm lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại quảng ninh (Trang 34 - 35)

Trách nhiệm lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng là việc nhà sản xuất tiếp nhận những phát biểu ý kiến và lắng nghe những ý kiến đã được phát biểu, nó bao gồm nói và nghe. Thế giới có quy định quyền được lắng nghe của NTD, ở văn bản Hướng dẫn về bảo vệ quyền của NTD của Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1985 có nói đến vấn đề này. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập Hội bảo vệ NTD để đứng ra bảo vệ quyền lợi của NTD. Tất cả những thắc mắc khiếu nại của NTD trên phạm vi quốc gia quốc tế đều được hội thảo luận, kiến nghị lên cơ quan cấp trên để giải quyết khiếu nại.

Phản biện xã hội của người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng chính là để thực hiện quyền được lắng nghe của người tiêu dùng thông qua tổ chức của mình. Phản biện xã hội của người tiêu dùng không chỉ là góp ý cho những văn bản pháp luật, những chính sách lớn của Nhà nước mà còn bao gồm cả việc phát hiện, bình luận và kiến nghị cách giải quyết những vấn đề bức xúc của người tiêu dùng, đặc biệt đối với các hành vi gian lận thương mại, những biểu hiện tiêu cực trên thị trường.

Các Hội bảo vệ NTD trên thế giới thực hiện rất nhiều hoạt động: Tuần lễ quốc gia về bảo vệ NTD trên thế giới ở Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Newziland. Thành lập tòa án người tiêu dùng ở Ấn Độ. Ngày 15/3 ở Trung Quốc được coi là ngày "Thượng đế phán xử"...

Việt Nam quy định việc trách nhiệm lắng nghe ý kiến của NTD thông qua "Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" ban hành năm 1999... Nhà nước đã ghi nhận quyền được lắng nghe của NTD và cho phép thành lập Hội người tiêu dùng để đại diện cho NTD trên toàn quốc. Nhà nuớc, Quốc hội giao cho Hội người tiêu dùng những quyền góp ý cho những văn bản của Nhà nước. Để bảo vệ

quyền lợi NTD, Hội tác động vào các chủ trương,chính sách, pháp luật của Nhà nước, đây là một cách bảo vệ NTD từ gốc, có tác dụng bao trùm, rộng khắp, lâu dài. Hiện nay Nhà nước chưa có một quy chế rõ ràng để NTD có thể thực hiện quyền được lắng nghe của mình. Thực tế những ý kiến của NTD vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.

Về phía doanh nghiệp: để đảm bảo quyền được lắng nghe của NTD, các doanh nghiệp có thể mở các hòm thư góp ý để người tiêu dùng có thể bày tỏ ý kiến về sản phẩm, hàng hoa của doanh nghiêp từ đó doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NTD. Tuy nhiên vẫn còn không ít doanh nghiệp vì theo đuổi lợi nhuận, không tiếp thu hay làm thỏa mãn quyền được lắng nghe của NTD, cố tình sản xuất sản phẩm sai so với tiêu chuẩn chất lượng, ghi sai nhãn mác hàng hoa, quảng cáo không trung thực... để đánh lừa NTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại quảng ninh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)