Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường (Trang 71 - 74)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra các giải pháp phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 trong bối cảnh nền kinh tế đất nước có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn. Cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều Hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa Việt Nam và các nước, khu vực trên thế giới đã đặt Việt Nam vào vị thế mới trên bản đồ khu vực và thế giới. Từ định hướng chủ đạo nêu trong chủ đề Đại hội: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đại hội đã định hướng “xây

dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế; sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2025, chính sách công nghiệp quốc gia phải tạo động lực để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam phải xây dựng đồng bộ, tuân thủ đầy đủ các quy luật khách quan của cơ chế thị trường gắn liền với phát triển bền vững, đổi mới thể chế, cải cách nền hành chính quốc gia, lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư, công nghệ, đảm bảo vững chắc kết quả từng bước của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với quá trình đô thị hoá, tránh nguy cơ tụt hậu kinh tế ngày càng xa với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chính sách công nghiệp quốc gia phải phát huy tối đa các nguồn lực trong nước (nội lực, đóng vai trò quyết định), đồng thời thu hút có hiệu quả các nguồn lực nước ngoài (ngoại lực, đóng vai trò quan trọng) cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát huy vai trò tích cực của thị trường trong phân bổ các nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng.

Chính sách phát triển công nghiệp quốc gia lấy khoa học và công nghệ là nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức; khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ cao, chuyển nhanh sang kinh tế tri thức để tạo được bước nhảy vọt phát triển về công nghiệp. Coi trọng yếu tố nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, từ đó đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Cùng với đó, Chính phủ cũng có quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó có quy hoạch phát triển ngành dệt may – da giầy, cụ thể như sau:

- Phát triển ngành dệt may – da giầy theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm.

- Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

- Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may – da giày chiếm 10 – 12% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 90 – 95% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỷ trọng 7 – 8% và đáp ứng 100% nhu cầu.

- Đến năm 2020

+ Tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm ngành dệt may, da giày theo hướng phục vụ xuất khẩu, kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp sức mua của người tiêu dùng các vùng miền, chú trọng các vùng nông thôn, miền núi;

+ Đầu tư nâng cấp kết hợp đầu tư mới các dây chuyền sản xuất sản phẩm thời trang cao cấp; xây dựng các trung tâm thiết kế mẫu mốt có quy mô hiện đại;… Hợp tác với ngành dầu khí trong đầu tư một số dự án xơ sợi tổng hợp.

+ Nghiên cứu xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại chuyên ngành. Tập trung đáp ứng nhu cầu các phụ liệu ngành may và da giày; khai thác có hiệu quả các dự án xơ sợi tổng hợp.

- Đến năm 2030

+ Tập trung phát triển vùng nguyên liệu bông, vùng chăn nuôi gia súc để chủ động một phần nguyên liệu bông, da cho ngành.

+ Tiếp tục nghiên cứu phát triển các loại quần áo thời trang, giầy cao cấp phục vụ thị trường đòi hỏi chất lượng cao.

Cùng với đó, Chính phủ cũng phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may – da giầy “đến năm 2020 đạt khoảng 40% nhu cầu dệt thoi; sản xuất trong nước từ 40 -100% phụ tùng cơ khí dệt may; đáp ứng 80% nhu cầu nội địa về các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp và tiến tới xuất khẩu từ sau

năm 2020. Ngành công nghiệp hỗ trợ da giầy phối hợp với ngành dệt may, đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giày dép, đặc biệt là giày dép vải xuất khẩu”.

Từ định hướng chung của Đảng và nhà nước giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030, có thể thấy ngành da giầy đang được chú trọng phát triển, là ngành xuất khẩu chủ lực trong giai đoạn hội nhập sâu rộng, nâng cao chất lượng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Với việc hiệp định thương mại tự do EVFTA được ký kết thành công và có hiệu lực vào năm 2018, thị trường xuất khẩu sang EU sẽ ngày càng mở rộng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu da giầy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)