Định hướng xuất khẩu hàng da giầy của Việt Nam giai đoạn 2016 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của (Trang 72 - 74)

tầm nhìn 2025

Không chỉ có định hướng chung của Đảng và nhà nước, Bộ Công thương cũng đã có những định hướng chi tiết đối với việc quy hoạch phát triển ngành da giầy Việt Nam. Theo Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da- Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Ngành da giầy Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới với những định hướng và mục tiêu phát triển vừa bảo đảm phát triển bền vững nhưng cũng kèm theo cả những mục tiêu mang tính đột phá.

Trên phương diện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngành da giầy Việt Nam, tại Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2010, Bộ Công Thương đã thay mặt Chính phủ phê duyệt các định hướng và mục tiêu mới; hệ thống các lĩnh vực quy hoạch mới từ sản phẩm đến thị trường, từ phân bố vùng quy hoạch đến các dự án đầu tư, từ phát triển nguồn nhân lực đến nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư chiều sâu, phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển nguồn nhân lực, từ phân công giao nhiệm vụ đến việc chỉ đạo tổ chức thực hiện và phối hợp hành động giữa các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội ngành nghề là Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam và các tổ chức Hội nghề

nghiệp khác, các doanh nghiệp trong và ngoài ngành nhằm chỉ đạo thực hiện thành công Quy hoạch đã được đề ra.

Theo Quyết định trên, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, ngành da giầy Việt Nam sẽ phát triển trên cơ sở phù hợp các quy định hiện hành về công tác quy hoạch. Toàn ngành vẫn duy trì định hướng chủ động phục vụ xuất khẩu và chiếm lĩnh dần thị trường nội địa, phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng của thị trường sản phẩm da giầy thế giới; phát triển ngành da giầy Việt Nam nhằm tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang tự sản xuất, kinh doanh; gắn việc phát triển nhanh quy mô sản xuất với việc tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực được đào tạo trong đó quan tâm đặc biệt đối với lao động nghèo, lao động nông nghiệp; gắn việc phát triển sản xuất trên cơ sở thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, thân thiện và bảo vệ môi trường; chuyển dịch các cơ sở gia công mũ giầy về các vùng nông thôn, vùng có nhiều lao động; nâng cao năng lực tự thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới, ưu tiên ứng dụng công nghệ tự động hoá trong thực hiện công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất.

Mục tiêu chung phát triển đến năm 2020 là xây dựng ngành da giầy Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế quốc dân; tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm da giầy hàng đầu thế giới và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng.

Với tốc độ tăng trưởng dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2015 là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng Quy hoạch trong giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60-65%, năm 2020 đạt 75-80 % và năm 2025 đạt 80-85%;

Việc xây dựng một số khu - cụm công nghiệp sản xuất da giầy, sản xuất nguyên phụ liệu và xử lý môi trường tập trung trên cơ sở lợi thế về hạ tầng và lao động để chủ động cung cấp nguyên phụ liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành và xây dựng mới và phát triển các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm kiểm định, dịch vụ ngành và các trung tâm Xúc tiến thương mại, trung tâm Thời trang ở trong nước và nước ngoài là những định hướng có tính lâu dài nhằm phát triển ngành theo hướng ổn định và bền vững.

Điểm mới của Quy hoạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là việc quan tâm đến việc năng cao khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực da giầy nói chung và thời trang nói riêng. Do đó trong giai đoạn tới, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo để ngành da giầy phối hợp cùng với ngành Dệt May và một số ngành liên quan khác làm trụ cột phát triển công nghiệp thời trang Việt Nam tại một số đô thị, thành phố lớn.

Trong Quy hoạch ngành da giầy Việt Nam đến năm 2020, da giầy vẫn là sản phẩm chủ lực của ngành, song sẽ quan tâm đến việc sản xuất da giầy da thời trang và cặp - túi - ví chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và thị trường nội địa. Đối với sản phẩm da thuộc, ngành sẽ tập trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Đầu tư sản xuất da thuộc được gắn liền với việc phát triển đàn gia súc góp phần giảm nhập siêu và chủ động trong sản xuất.

Đến năm 2020, tổng sản phẩm da giầy các loại dự kiến đạt 1,6 tỷ đôi, vali - cặp - túi - ví các loại đạt gần 300 triệu chiếc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)