Đánh giá năng lực đáp ứng của phòng thí nghiệm Việt Nam về rào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của (Trang 59 - 63)

a) Về mức độ đáp ứng của các phòng thử nghiệm khảo sát đối với các chỉ tiêu an toàn sinh thái của EU

Tất cả các chỉ tiêu về hóa chất sử dụng trong sản phẩm da giầy được đề cập trong phiếu khảo sát (trừ Khí gây hiệu ứng nhà kính gốc Flo) đều thử nghiệm đánh giá được ở Việt Nam (có ít nhất một phòng thử nghiệm được chứng nhận VILAS thử nghiệm được).

Các phòng thử nghiệm có vốn đầu tư nước ngoài (SGS, Bureau Veritas Consumer Product Service, Intertek) có khả năng thử nghiệm tốt hơn các phòng thử nghiệm trong nước. Hầu hết các phép thử chính trong mẫu phiếu khảo sát, các phòng thử nghiệm này được công nhận VILAS (VILAS là hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam), đặc biệt là SGS, Intertek, Bureau Veritas Consumer Product Service. Các kết quả kiểm định của các phòng thử nghiệm SGS, Intertek, Bureau Veritas cũng được GLP (Good Laboratory Practice) của OECD công nhận (phê chuẩn).

Các phòng thử nghiệm trong nước có năng lực thử nghiệm kém hơn, có ít phép thử đối với sản phẩm da giầy thực hiện được, cũng như được công nhận VILAS. Chưa có phép thử nào của các phòng thí nghiệm này được phê chuẩn bởi CPSC Hoa Kỳ hay GLP của OECD (châu Âu).

Tỷ lệ các phòng thử nghiệm chưa đánh giá được phép phép (thử nghiệm được) dao động từ 11,1 (formandehit) đến 88,9% (amiăng, Blue Colorant (thuốc nhuộm màu xanh blue). Một số tiêu chí có tỷ lệ lớn phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được có thể do một số tiêu chí các phòng thử nghiệm chưa quan tâm, do ít có nhu cầu. Các tiêu chí thông dụng (có nhu cầu lớn) như Arylamines, kim loại nặng, phtalat tỷ lệ các phòng thử nghiệm không đáp ứng được là dưới 50%, đặc biệt formandehit chỉ 11,1% (một phòng thử nghiệm chưa được công nhận VILAS).

Tỷ lệ các phòng thí nghiệm đáp ứng được (thử nghiệm được) các tiêu chí về an toàn củasản phẩm da giầy tỷ lệ nghịch với tỷ lệ phòng thí nghiệm không đáp ứng được. Theo đó, formandehit là tiêu chí có tới 88,9% hay 8/9 phòng thí nghiệm thử nghiệm được và có tới 66,7% hay 5/8 phòng thí nghiệm được công nhận VILAS.

Các tiêu chí như Blue Colorant (thuốc nhuộm màu xanh blue), dung môi hữu cơ chỉ có 1 phòng thí nghiệm được công nhận VILAS, đặc biệt tiêu chí Khí gây hiệu ứng nhà kính gốc Flo chưa có phòng thí nghiệm nào thử nghiệm. Có thể do nhu cầu thử nghiệm tiêu chí này ít vì thông thường trên sản phẩm da giầy không tồn tại, có chăng loại khí này phát thải trong quá trình sản xuất nguyên phụ liệu và sản phẩn da giầy.

b) Về nhân lực của các phòng thử nghiệm

Về cơ bản, đội ngũ nhân lực của các phòng thí nghiệm được khảo sát có trình độ cao, tối thiểu là tốt nghiệp đại học.

Các phòng thí nghiệm có vốn đầu tư nước ngoài đều có giám đốc hay trưởng phòng có học vị tiến sĩ trong lĩnh vực liên quan đến da giầy, hóa học hay thử nghiệm hóa. Đặc biệt, các phòng thử nghiệm này còn có đội ngũ các chuyên gia, tư vấn nước ngoài.

Các kiểm nghiệm viên thực hiện phép thử hầu hết có trình độ đại học và trên đại học về lĩnh vực hóa. Các kiểm nghiệm viên này được đào tạo nội bộ về các phép thử có liên quan. Một số được cử đi đào tạo tại nước ngoài trong các khóa học ngắn hạn về lĩnh vực thử nghiệm hàng tiêu dùng. Ngoài ra, các thử nghiệm viên còn được đào tạo cơ bản về hệ thống quản lý chất lượng và được cấp chứng chỉ ISO 9001, ISO 17025.

Các phòng thử nghiệm đầu tư trong nước hầu hết có năng lực về nhân lực hạn chế.

c) Về trang thiết bị phân tích

Nhờ có sự đầu tư từ nước ngoài và ngân sách nhà nước, 60% phòng thử nghiệm được trang bị các thiết bị hiện đại và tiên tiến trên thế giới.

Các phòng thí nghiệm đã có các hệ thống sắc ký HPLC, LCMSMS, GC, GCMS để phân tích các chất hữu cơ; hệ thống máy AAS, ICP-MS để phân tích kim loại nặng; UV-VIS để phân tích các chỉ tiêu đa lượng. Ngoài ra, hầu hết các phòng thí nghiệm đều được trang bị đầy đủ các thiết bị phụ trợ để thực hiện các phương

pháp xử lý và chuẩn bị mẫu trước khi phân tích trên máy.

Một số phòng thí nghiệm trong nước còn thiết trang thiết bị thí nghiệm cần được đầu tư thêm.

d) Về mức độ được công nhận và được chấp nhận

8/9 phòng thử nghiệm khảo sát đã được BoA Việt Nam chứng nhận đạt VILAS theo ISO 17025:2005. Tuy nhiên, để các kết quả phân tích được chấp nhận bởi các thị trường nhập khẩu sản phẩm da giầy, các phòng thí nghiệm còn cần phải được công nhận bởi các tổ chức chứng nhận của nước sở tại.

Các phòng thí nghiệm với vốn đầu tư nước ngoài như Intertek, SGS và BureauVeritas đã rất chú trọng đến các yêu cầu công nhận này. Các phòng thử nghiệm hàng hóa tiêu dùng của 03 công ty này đã được công nhận bởi EU.

2.2.3.2. Kết luận

Từ những đánh giá sơ bộ trên, ta có thể rút ra một vài kết luận về thực trạng đáp ứng của các phòng thí nghiệm ở Việt Nam như sau:

Về mức độ đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật của EU:

- Lượng khách hàng ít, do trong nước chưa có quy định về an toàn sinh thái nguyên phụ liệu và sản phẩm da giầy nhập khẩu, tiêu dùng trong nước.

- Một số phòng thí nghiệm thiếu trang thiết bị.

- Phương pháp thử nghiệm phần lớn chưa được công nhận ISO/IEC 17025:2005; phần lớn phòng thí nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu của hàng xuất khẩu.

- Nhận lực còn hạn chế.

- Cung ứng vật tư, hóa chất, dụng cụ cho thí nghiệm gặp khó khăn.  Về nhân lực của các phòng thí nghiệm

- Đối với các phòng thí nghiệm có vốn đầu tư nước ngoài, đội ngũ nhân lực khá tốt, có nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng được các yêu cầu thử nghiệm khắt khe của EU

- Các phòng thí nghiệm nội địa còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực bị hạn chế dẫn đến hạn chế về khả năng thử nghiệm và cạnh tranh với các phòng thí nghiệm có vốn đầu tư nước ngoài.

Kết quả khảo sát về trang thiết bị phân tích

Các phòng thí nghiệm, đặc biệt là các phòng thí nghiệm trong nước, trang thiết bị phân tích vẫn còn thiếu. Mặc dù đã được nhà nước đầu tư, nhưng trang thiết bị của phòng thí nghiệm hầu hết là nhập khẩu, cập nhật thường xuyên, nên chi phí thường rất đắt đỏ.

Chính sự thiếu hụt về ngân sách và trang thiết bị đã làm các phòng thí nghiệm trong nước mất khả năng cạnh tranh với các phòng thí nghiệm có vốn đầu tư nước ngoài và trên thế giới.

Cùng vì sự thiếu hụt này dẫn đến việc các phòng thí nghiệm không được chuẩn quốc tế, vì vậy không thể thực hiện các thử nghiệm quốc tế cho doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát về mức độ được công nhận và được chấp nhận

Các phòng thí nghiệm da giầy của Việt Nam tuy đã được công nhận VILAS nhưng lại chưa nộp hồ sơ và tham gia vào chương trình kiểm soát của các cơ quan tại nước nhập khẩu nên chưa được công nhận bởi các quốc gia này. Do đó, các phòng thí nghiệm phải thúc đẩy công tác đăng ký thành viên và tham gia vào hệ thống công nhận của các nước này để có thể thực hiện phép thử đối với hàng da giầy xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)