Tình hình xuất khẩu da giầy của Việt Nam vào thị trường EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của (Trang 48 - 51)

Trong giai đoạn 2008 – 2014, EU luôn là thị trường xuất khẩu số 1 của ngành Da giầy Việt Nam. Mãi đến năm 2015, khi lần đầu tiên xuất khẩu da giầy sang thị trường Mỹ vượt EU, ngôi vị ngày mới có sự thay đổi. Dù vậy, thị trường EU vẫn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, gắn với sự phát triển bền vững của ngành Da giầy Việt Nam, nhất là sau khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đã ký kết thành công.

Theo thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD/WTO (ITC), từ năm 1996, Việt Nam đã đứng vị trí thứ 3 trong số các nước xuất khẩu da giầy nhiều nhất vào EU. Năm 2015, Việt Nam đã vươn lên vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Cũng theo thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD/WTO, trong hơn 13 tỷ USD da giầy xuất khẩu năm 2015 của Việt Nam

thì riêng xuất khẩu sang EU đạt hơn 6 tỷ USD, chiếm gần 50% kim ngach xuất khẩu da giầy của Việt Nam.

Biểu đồ 2. 7. Tình hình xuất khẩu da giầy Việt Nam vào thị trường EU

Đơn vị: Nghìn đô la Mỹ

Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả theo số liệu từ trang thông tin điện tử của Trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD/WTO (www.trademap.org)

Biểu đồ 2. 8. Tỷ trọng xuất khẩu da giầy Việt Nam vào thị trường EU

Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả theo số liệu từ trang thông tin điện tử của Trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD/WTO (www.trademap.org)

Mặc dù là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm khoảng 8-10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tuy nhiên xuất khẩu da giầy lại có dấu hiệu tăng trưởng chậm, không đúng như kỳ vọng khi Việt Nam ký kết rất nhiều các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực. Như biểu đồ dưới đây, có thể thấy trong cả giai đoạn 2008-2015, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu da giầy trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức 7%, không có sự bứt phá.

Biểu đồ 2. 9. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu da giầy trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp từ trang thông tin điện tử của Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn)

Xuất khẩu da giầy của Việt Nam vào thị trường EU cũng không tránh khỏi thực trạng này. Nhìn biểu đồ tỷ trọng xuất khẩu da giầy của Việt Nam vào thị trường EU có thể thấy, trong năm 2016, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu da giầy của EU giảm mạnh, từ 11,5% xuống còn 9,1%, chỉ cao hơn tỷ trọng năm 2011 và thấp nhất trong cả giai đoạn 2008- 2016.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là ngoài việc ngành da giầy chưa có những sản phẩm có giá trị cao thì những sản phẩm da giầy của chúng ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của EU. Vì vậy, để tận dụng cơ hội từ FTA trong đó có việc giảm thuế về mức 0% trong thời gian tới, các doanh

nghiệp da giầy Việt Nam phải phát triển được các chuỗi liên kết nội địa, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn thay cho việc chỉ gia công thuần túy. Khi ký kết FTA với EU, Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa. Bởi thị trường EU là một trong những thị trường đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, môi trường, lao động. Điều này khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khó lòng đáp ứng được các yêu cầu do năng lực kỹ thuật và tài chính hạn chế, sản phảm dẫn tới không đủ đáp ứng các tiêu chuẩn để bán ra thị trường.

Tất cả các thực trạng trên dẫn tới yêu cầu cần thiết và cấp bách phải có sự nhận thức đúng đắn về TBT nhất là tại thị trường khó tính EU để các doanh nghiệp Việt Nam có sự chuẩn bị và sẵn sàng về việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường này để ngành da giầy của Việt Nam có thể giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu tại EU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)