Về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của (Trang 65 - 67)

Ngành sản xuất da giầy xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và sản xuất hàng gia công. Những doanh nghiệp xuất khẩu này sử dụng đa phần nguyên liệu nhập khẩu hay nguyên vật liệu chỉ định từ phía đối tác. Vì vậy họ chưa quan tâm hoặc chưa có kiến thức đúng đắn và đầy đủ về rào cản kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu, trong đó có EU, bởi mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật đã được đối tác đặt gia công xử lý.

Còn lại là các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nội địa, họ đã quan tâm đến TBT cũng như tìm hiểu về yêu cầu kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên họ vẫn chưa được cung cấp thông tin một cách nhanh nhất và chính thống từ phía chính phủ. Trong đó có thể kể đến tiêu chuẩn về thử nghiệm hóa học (các tiêu chuẩn liên quan đến hóa chất sử dụng trong sản phẩm da giầy như chỉ thị an toàn sản phẩm chung GPSD, REACH hay quy định về sản phẩm diệt sinh vật BPR trong rào cản kỹ thuật của EU). Thử nghiệm hóa học sản phẩm da giầy là vấn đề khá mới mẻ và khó với hầu hết doanh nghiệp da giầy Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sản phẩm xuất khẩu, các hộ sản xuất sản phẩm da giầy tiêu thụ nội địa. Các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Việt Nam trước đây hầu hết chỉ quan tâm đến thử nghiệm cơ học như độ bền, độ mòn…Một khía cạnh mới mẻ nữa của của những thử nghiệm hóa học đó là những thử nghiệm hóa học này sẽ quyết định tính an toàn sinh thái của sản phẩm da giầy dựa trên các chỉ tiêu an toàn sinh thái nguyên phụ liệu được sử dụng để sản xuất sản phẩm cũng như các vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất nguyên phụ liệu. Một số chỉ tiêu an toàn sinh thái liên quan chủ yêu đến quá trình sản xuất nguyên phụ liệu như Dung môi hữu cơ, các chất gây hiệu ứng nhà kính v.v. Từ kết quả điều tra, tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn sinh thái sản phẩm của EU là rất thấp, phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này. Công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức doanh nghiệp về vấn đề này là rất quan trọng.

Ngoài ra, trong thời gian tới nước ta cũng sẽ ban hành và áp dụng các quy định an toàn sinh thái sản phẩm da giầy tiêu thụ nội địa, nên việc cập nhật và hiểu rõ về vấn đề an toàn sinh thái sản phẩm da giầy là rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Cùng với đó phần lớn nguyên vật liệu mua tại Việt Nam chưa đáp ứng được quy định an toàn sinh thái sản phẩm;

Về việc thử nghiệm nguyên vật liệu và sản phẩm da giầy, trong nước vẫn chưa có các phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn đảm bảo cho kết quả đánh giá được EU chấp nhận nên doanh nghiệp phải gửi mẫu ra nước ngoài đánh giá, chi phí cao. Điều này gây khó khăn và tốn kém rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Việt Nam cũng như cản trở sự phát triển của ngành da giầy xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Việc EVFTA đã được ký kết sẽ không chỉ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp

xuất khẩu da giầy Việt Nam mà còn là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nếu như các vấn đề về TBT không được quan tâm và giải quyết một cách đúng đắn và nhanh chóng từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)