- Nhằm thay đổi cán cân trong cơ cấu thương mại dịch vụ theo hướng tăng tỷ trọng của thương mại bán lẻ, giúp tăng thu ngân sách địa phương trong bối cảnh Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
với cơ sở bán lẻ nước ngoài còn giúp Việt Nam ngày càng phát triển so với khu vực, tận dụng các hiệp định thương mại, cam kết đã ký với các nước trên thế giới làm tiền đề phát triển khu vực dịch vụ bán lẻ, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, góp phần nâng cao mức sống, thu nhập của người dân. Giúp người tiêu dùng ngày càng có cơ hội tiếp cận với các hàng hoá và các dịch vụ mua sắm văn minh, hiện đại tại các cơ sở bán lẻ nước ngoài.
- Tăng cơ hội việc làm
Thay đổi cơ cấu lao động trong tổng lao động xã hội, từng bước tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Mạng lưới các cơ sở bán lẻ nước ngoài phát triển, mở rộng giúp tăng sử dụng lao động phổ thông, lao động có trình độ học vấn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ, giúp người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm thu nhập cao và ổn định.
- Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng cho các ngành sách xuất trong nước phát triển. Khi mở cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị nước ngoài chiếm từ 65% đến 95% (Thúy Hiền, 2019). Việc liên kết, thâm nhập được vào các cơ sở bán lẻ nước ngoài, giúp cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng tiêu thụ hàng hoá của mình đồng thời là cơ hội để doanh nghiệp trong nước đầu tư cải tiến chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm,...
- Việc mở cửa cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phân phối bán lẻ tại thị trường Việt Nam thông qua các cơ sở bán lẻ nước ngoài giúp tạo sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Với lợi thế về vốn, kinh nghiệm quản lý, phương thức kinh doanh chuyên nghiệp, khi tham gia vào thị trường Việt Nam các nhà bán lẻ nước ngoài có lợi thế so với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Do vậy, công tác quản lý Nhà nước đối với loại hình này là rất cần thiết, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giúp ngành bán lẻ của Việt Nam phát triển mạnh, bền vững.
- Tạo cầu nối kinh tế giúp kinh tế Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế thế giới: Nhà nước tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao, tham gia WTO và các cam kết quốc tế giúp mở rộng hoạt động của các cơ sở bán lẻ nước ngoài. Nhà nước sẽ điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đang tham gia, qua đó giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Để đạt được những mục tiêu trên Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý vĩ mô thông qua việc hoạch định, triển khai thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện các chính sách đối với các cơ sở bán lẻ nước ngoài.