Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công tác quản lý nhà nước đến môi trường kinh doanh của các cơ sở bán lẻ nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm kinh tế lớn và năng động nhất cả nước, trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng. Theo "Đề án phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2015, tầm nhìn 2020", Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giảm dần số chợ, phát triển thêm 95 ST và 140 TTTM. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 100 TTTM, hơn 100 ST và 240 chợ truyền thống (Thiên An, 2019).

Hiện diễn biến cuộc đua giành thị phần bán lẻ cho thấy, phần lớn tập trung ở phân khúc ST, chuỗi CHTL. Đối với các cơ sở bán lẻ nước ngoài, những năm gần đây là thời điểm tăng đột biến về số lượng. Nhiều thương hiệu bán lẻ toàn cầu đầu tư hoặc tìm hiểu cơ hội đầu tư như Bs Mart, Wal-Mart, Carrefour, Tesco, Circile K, BS Mart,... Trong đó Hệ thống Bs Mart (Thái Lan) tính đến 5/7/2019 có hơn 150 cửa hàng (Theo Người Đồng Hành, 2019). Tính đến ngày 31/7/2019, Circle K (Mỹ) đã khẳng định tên tuổi với 302 cửa hàng trên cả nước (Hệ thống Circle K, 2019). Các hệ thống bán lẻ trên chủ yếu tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tại Thành phố Hồ Chí Minh một số doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ sở bán lẻ có thương hiệu như: Saigon Co.op đã phát triển được 98 siêu thị Co.op Mart, 258 cửa hàng thực phẩm Co.op Food, 3 đại siêu thị Co.opXtra..., có khả năng phục vụ hơn 300.000 lượt mua sắm mỗi ngày (Tấn Thanh, 2018); Tập đoàn Vingroup đã khai trương 10 TTTM Vincom tại Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm đến mua sắm, vui chơi và ẩm thực hàng ngày cho người dân (tính đến 31/7/2019) (Vincom, 2019).

Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm chính sách cụ thể để thu hút ĐTNN nói chung và trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng vào Thành phố nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Những chính sách này dựa trên ba yếu tố đó là: một là sẽ đặc biệt ưu đãi đối với những ngành khuyến khích khi kêu

gọi đầu tư; hai là nhất quán, trước sau như một; ba là chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động trên địa bàn. Bên cạnh đó một trong những giải pháp trọng tâm thu hút đầu tư nước ngoài của thành phố là chương trình 7 sẵn sàng. Đó là sẵn sàng về thông tin, đất đai, lao động, Internet, hỗ trợ, điện - nước - đường ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất và nhà ở cho công nhân.

- Về đất đai, Thành phố xác định không thể kiếm lời bằng khâu cho thuê đất mà phần lời chính là việc nhà đầu tư làm ăn hiệu quả. Do đó đối với những khu đất sử dụng không hiệu quả sẽ bị thu hồi và đem đấu giá công khai. Để tăng thêm giá trị của đất đai thành phố, đường-điện-nước ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất và nhà ở cho công nhân cũng được quan tâm hơn rất nhiều.

- Về lao động, thành phố xác định thế mạnh so sánh là lao động có đào tạo nhờ hệ thống trường đại học mà các địa phương không có. Nhưng đào tạo phải gắn với thị trường, đáp ứng "đơn đặt hàng" của nhà đầu tư. Để tháo gỡ khó khăn cho học nghề, thành phố sẽ lập Quỹ cho người lao động vay và trả sau khi đi làm.

Ngoài các chính sách mang tính chất tổng thể nêu trên, UBND thành phố cũng đã ban hành các quyết định mang tính định hướng cho việc phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn thành phố: Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 12/2/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015; Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 09/6/2009 về việc phê duyệt đề án phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2015, tầm nhìn 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển ngành thương mại Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 . Trong đó thành phố ưu tiên bố trí quỹ đất cho việc phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, miễn giảm các loại thuế (trên cơ sở kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, quyết định),… để thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành

phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư (Lê Thị Thu Hiền, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công tác quản lý nhà nước đến môi trường kinh doanh của các cơ sở bán lẻ nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 42)