Quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và về thương mại nói riêng là một hoạt động thường xuyên, lâu dài của quốc gia để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của mỗi quốc gia để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Quản lý Nhà nước: là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước,
được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý Nhà nước và các hình thức quản lý khác (ví dụ quản lý của các tổ chức xã hội,…) là tính quyền lực của Nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần.
Quản lý Nhà nước về kinh tế: là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền
của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ).
quản lý thương mại bằng pháp luật, chính sách chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại để thực hiện những chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước.
Nhà nước điều tiết hoạt động thương mại bằng các công cụ giá cả, tài chính, tín dụng. Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật về thương mại, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại. Hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật về thương mại, điều tiết lưu thông hàng hóa theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và dự báo thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại. Đào tạo và xây dựng đội ngũ các bộ nhân viên hoạt động thương mại. Đàm phán, ký kết các điều ước thương mại với nước ngoài, tham gia các công ước quốc tế, kiểm tra, kiểm soát thị trường.