Thực trạng hoạt động của các cơ sở bán lẻ nước ngoài trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công tác quản lý nhà nước đến môi trường kinh doanh của các cơ sở bán lẻ nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 110)

2.1. Thực trạng hoạt động của các cơ sở bán lẻ nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội phố Hà Nội

Giai đoạn khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng với nhiều sự kiện như: Vấn đề nợ công của châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế âm của Nhật Bản,… đã dần qua đi với nỗ lực không ngừng của chính phủ các nước. Nền kinh tế VN đã ghi nhận sự phục hồi với dấu hiệu tích cực. Đối với ngành bán lẻ, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa trong giai đoạn (2010 – 2015) có sụt giảm về tốc độ tăng trưởng nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu vẫn tăng nhẹ từ 75.3% năm 2014 lên mức 76.16% năm 2015 (Nguyễn Thu Hương,

2016). Để đạt được điều đó là một phần đóng góp rất lớn từ các CSBLNN.

Hà Nội với lợi thế là Thủ đô của cả nước, là nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành, các cơ quan Trung ương, hiệp hội, đoàn thể, các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện,… nơi có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin truyền thông phát triển vào bậc nhất đất nước, nơi tập trung nguồn nhân lực có chất lượng cao. Do vậy, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thương mại đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ của Hà Nội có sức mạnh lan toả rộng lớn và tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Trên thực tế, hiện nay tại Thủ đô Hà Nội đã xuất hiện nhiều cơ sở bán lẻ nước ngoài như Big C, Aeon, Lotte,… đã cung cấp cho người tiêu dùng dịch vụ mua sắm chuyên nghiệp, hiện đại với các loại hàng hóa đa dạng đồng thời có chất lượng. Thị trường bán lẻ của Hà Nội sôi động hơn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước học hỏi được nhiều kinh nghiệm về kỹ năng quản lý, tính chuyên nghiệp trong việc mua hàng, hệ thống hậu cần,… tạo sức ép để các doanh nghiệp trong nước vươn lên cạnh tranh và phát triển. Tuy nhiên, họ cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp về thị phần với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước quy mô nhỏ, phương thức kinh doanh chưa tiên tiến. Để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh giữa doanh nghiệp bán lẻ trong nước và doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài; đảm bảo các doanh nghiệp này hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam thì công tác Quản lý Nhà nước đối với môi trường kinh doanh của các cơ sở bán lẻ nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển bình đẳng, từ việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bao gồm xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh đến cung cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ về tín dụng và đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho doanh nghiệp,… để các doanh nghiệp cùng phát triển thuận lợi, bình đẳng.

Năm 2018, Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 2.520 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2017; trong đó tổng mức bán lẻ đạt 306,3 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng trung bình 03 năm 2016-2018 của Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 9,63%, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng trung bình 12,43%/năm. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng mức lưu chuyển hàng bán hóa bán lẻ qua kênh bán lẻ hiện đại chiếm khối lượng trên 20% so với tổng mức lưu chuyển hàng hóa chung trên địa bàn (Sở Công Thương Hà Nội, 2018).

Tính đến 31/7/2019 trên địa bàn Thành phố có 140 siêu thị (chiếm khoảng 18% số siêu thị của cả nước); 24 Trung tâm thương mại (chiếm khoảng 16,5% số TTTM của cả nước); hơn 800 cửa hàng tiện lợi; 454 chợ (Trong đó: 15 chợ hạng 1; 55 chợ hạng 2; 342 chợ hạng 3; 20 chợ chưa phân hạng; 22 chợ không đề nghị phân hạng) (Sở Công Thương, 2019). Các Trung tâm thương mại và Siêu thị của Hà Nội chủ yếu tập trung tại các quận nội thành. Trong đó có 8 Trung tâm thương mại và 5 siêu thị có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong giai đoạn 1996-2000 các CSBLHĐ đang trong giai đoạn định hình và phát triển, chỉ có 01 Siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Hà Nội năm 1999 là Siêu thị Unimart (liên doanh với Đài Loan) tiền thân là siêu thị Seiyu chiếm tỷ trọng so với tổng số các CSBLHĐ tại Hà Nội là 8.3%. Giai đoạn 2001- 2005 đây là thời kỳ phát triển khá đều và tăng mạnh về số lượng các CSBLHĐ đặc biệt là các

CSBLNN. Với sự xuất hiện thêm 2 cơ sở bán lẻ là Metro Thăng Long 2003 và Big C Thăng Long 2005 chiếm tỷ trọng 4,2% đã tạo “cú hích” mạnh đối với thị trường bán lẻ của Thủ đô Hà Nội. Giai đoạn 2006- 2019 là giai đoạn “bùng nổ” phát triển của các CSBLHĐ ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Đây cũng là giai đoạn Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO (2007) cùng với việc mở cửa thị trường bán lẻ đã có nhiều nhà bán lẻ lớn trên thế giới tham gia vào thị trường Việt Nam như với việc mở và mở thêm cơ sở bán lẻ nước ngoài tại Hà Nội như siêu thị Metro (nay là MM Mega Market), Big C, Grand Plaza, Aeon Mall. Tỷ trọng CSBLNN trong giai đoạn này chiếm 9,3%. Dự kiến cuối năm 2019, TTTM AEON Mall Hà Đông sẽ khai trương với tổng diện tích gần 98.000 m2

(Aeon, 2019). Dự kiến trong thời gian tới Công ty TNHH AeonMall Việt Nam cùng

đối tác sẽ xây dựng 01 Trung tâm thương mại Aeonmall trên địa bàn Quận Hoàng Mai và 01 Trung tâm thương mại AeonMall trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm hoặc một quận khác phù hợp, với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD (AeonMall, 2018).

Mạng lưới TTTM, siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội phân bố chưa hợp lý để phù hợp với mật độ dân số cũng như bán kính phục vụ trên toàn địa bàn. Các CSBLHĐ này chủ yếu tập trung tại 5 quận, huyện là Cầu Giấy, Hoàng Mai, Từ Liêm và Đống Đa, Thanh Xuân trong khi các quận trung tâm của thành phố Hà Nội nơi tập trung đông dân cư và có nhu cầu tiêu dùng rất lớn lại chỉ có 01 CSBLNN (quận Ba Đình). Có thể thấy, ngoài siêu thị Unimart được thành lập từ năm 1999 có cơ sở tại quận Đống Đa còn lại các ST, TTTM khác được thành lập sau nên quỹ đất của Hà Nội dành để phát triển các cơ sở bán lẻ rất hạn chế. Do đó, các nhà bán lẻ nước ngoài phải mở cơ sở tại các quận, huyện xa trung tâm mới đáp ứng được yêu cầu về quy mô diện tích (Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương Hà Nội).

Kết quả khảo sát của người tiêu dùng về mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại (tại Đề tài Khảo sát đánh giá hệ thống bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quôc tế của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội năm 2015) cho thấy:

- Đối với tần suất đi ST, TTTM của người tiêu dùng Hà Nội, kết quả điều tra cho thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất là tấn suất đi ST, TTTM từ 1-2 lần/tháng (chiếm 40,65%); 1 lần/tháng (chiếm 30,15%; trên 4 lần/ tháng chiếm 15,65% và từ 3-4 lần/tháng (chiếm 13,55%).

- Khi mua sắm tại các ST, TTTM các mặt hàng mà người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất là nhóm hàng đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình (67,5%); nhóm hàng hóa mỹ phẩm (52,5%); lương thực, thực phẩm (50,5%); thấp nhất là các nhóm đá quý, kim loại quý (3%).

Biểu đồ 2.1 - Mặt hàng người tiêu dùng quan tâm tại ST, TTTM

(Nguồn: Trịnh Thị Kim Liên, 2015)

- Xuất xứ hàng hóa người tiêu dùng Hà Nội mua nhiều nhất ở ST, TTTM là: Việt Nam (45,12%); Trung Quốc (38,55%); Nhật Bản (35,65%); Hàn Quốc (28,35%); Thái Lan (18,55%); Nga (13,56%); Mỹ (12,25%); Pháp (8,5%); Singapore (8,46%) và Malayxia (3,45%). (Nguồn: câu 20 phiếu khảo sát người tiêu dùng).

kiến nhận định đồng tình với quan điểm cho rằng: Cách trưng bày, sắp xếp sản phẩm hàng hóa đẹp, bắt mắt (tương ứng với 3,23 điểm); An toàn VSTP luôn được đặt lên hàng đầu (tương ứng với 3,12 điểm). Tuy nhiên, một số nhận định vẫn nhận được sự đồng tình của người tiêu dùng như: Xuất xứ của hàng hóa rõ ràng, có uy tín trên thị trường (2,98 điểm); Hàng hóa được bày bán có ghi rõ hạn sử dụng (2,97 điểm); Hàng hóa phong phú, đa dạng (2,88 điểm); Sản phẩm được bảo quản đúng cách, đúng tiêu chuẩn (2.85 điểm); Giá cả hợp lý, ổn định theo từng thời điểm, được niêm yết rõ ràng (2,75 điểm); và Chất lượng hàng hóa được đảm bảo (2,64 điểm).

- Chuỗi siêu thị bán lẻ BigC được người tiêu dùng Hà Nội lựa chọn đến mua sắm nhiều nhất (chiếm 28,5%), ít nhất là chuỗi TTTM Parkson chỉ chiếm 3,5% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm (Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2016 Parkson liên tiếp đóng cửa 3 trung tâm thương mại tại Hà Nội, hiện nay tập đoàn đến từ Malaysia sở hữu chuỗi TTTM Parkson chính thức không còn hoạt động ở Hà Nội). Lý do phá sản chủ yếu của tập đoàn này tại Hà Nội là do các mặt hàng bán tại TTTM này (thời trang nam nữ, đồng hồ, nước hoa, mĩ phẩm,…) là các mặt hàng thời trang xa xỉ của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Dior, Yves Rocher, Calvin Klein, Buberry,…Trong khi đó chi tiêu tiêu dùng suy yếu ở Hà Nội trong thời gian qua đã tác động rất lớn tới nhu cầu mua sắm các mặt hàng này của người tiêu dùng, dẫn đến việc các TTTM này đóng cửa là xu thế khó tránh khỏi).

Bảng 2.1 - Tỷ lệ lựa chọn mua sắm đối với hệ thống ST, TTTM qua điều tra người tiêu dùng thường xuyên đến mua sắm

Hệ thống siêu thị Tỷ lệ (%)

Chuỗi siêu thị HaproMart 14.5 Chuỗi siêu thị Fivimart 12.5 Chuỗi siêu thị Vinmart 16.0 Chuỗi siêu thị bán lẻ BigC 28.5 Chuỗi TTBB Metro 22.5

Chuỗi TTTM Parkson 3.5

Khác 2.5

(Nguồn: Trịnh Thị Kim Liên, 2015)

Từ Bảng trên cho thấy các cơ sở bán lẻ nước ngoài (ST, TTTM) cũng đứng trước nguy cơ cạnh tranh cao đến từ các cơ sở bán lẻ trong nước đang ngày càng phát triển mạnh mẽ như Chuỗi siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích Vinmart+, Chuỗi siêu thị HaproMart), Chuỗi siêu thị Fivimart,… Theo kế hoạch của Tập đoàn Vingroup, trong năm 2017 hệ thống bán lẻ của Tập đoàn này phấn đấu đạt 100 siêu thị (Vinmart) và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích (Vinmart+) trên khắp cả nước từ đầu tư xây dựng mới hoặc mua lại thông qua các giao dịch mua bán, sáp nhập. Trong đó hệ thống VinMart sẽ là các siêu thị có diện tích từ 3.000m2 đến 15.000m2 và chuỗi Vinmart+ là các cửa hàng tiện ích có diện tích từ 150 đến 300m2. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam là tiêu dùng các thực phẩm sạch, các mặt hàng được bày bán tại chuỗi siêu thị Vinmart là các mặt hàng thiết yếu hàng ngày, thực phẩm sạch như rau xanh, trái cây mà Vinmart độc quyền sở hữu,… cùng với chính sách giảm giá hàng ngày cũng như những chính sách khuyến mại khác vô cùng hấp dẫn đang thu hút được rất nhiều lượt khách hàng tới mua sắm (Trịnh

Quang Anh, 2017) . Việc nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Việt giúp

các cơ sở bán lẻ trong nước chiếm ưu thế trong phân khúc hàng tiêu dùng hàng ngày, dẫn đến việc các cơ sở bán lẻ nước ngoài đang bị các cơ sở bán lẻ trong nước cạnh tranh gay gắt.

2.1.1. Quy mô cơ sở hạ tầng các cơ sở bán lẻ nước ngoài

Trên địa bàn Hà Nội các Trung tâm thương mại và siêu thị chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ:

Diện tích đất bình quân của mỗi TTTM là 34.265,5m2, chỉ bằng quy mô hạng 2 (Theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định 1371/QĐ-BCT ngày 24/9/2004 của Bộ Công Thương: TTTM hạng I phải có diện tích từ 50.000m2 trở lên; hạng 2 là 30.000m2 và hạng 3 là 10.000m2).

Diện tích kinh doanh bình quân của mỗi TTTM là 28.825,6 m2. Diện tích kinh doanh siêu thị bình quân đầu người đạt 0,046 m2/người, nếu so sánh tổng diện tích kinh doanh so với tổng diện tích đất của TTTM trên địa bàn thành phố Hà Nội thì tỷ lệ này đạt 80% - đây là tỷ lệ rất cao so với chỉ tiêu chung của cả nước và so với một số tỉnh, thành phố khác trên địa bàn cả nước hiện nay.

Bình quân mỗi siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 1.421m2 diện tích đất. Trong đó, mỗi siêu thị có khoảng 1.371m2 diện tích kinh doanh, bằng quy mô của siêu thị tổng hợp hạng 3 và siêu thị chuyên doanh hạng 1 theo quy định hiện hành. Tỷ lệ diện tích kinh doanh/diện tích đất khoảng 73%- đây là tỷ lệ tương đối cao so với chỉ tiêu chung của cả nước và địa bàn các tỉnh khác. Diện tích kinh doanh siêu thị bình quân đầu người chỉ đạt 0,019 m2/người, đây là mức thấp so với yêu cầu phát triển bán lẻ hiện đại của thành phố Hà Nội (Trần Thị Ngoan, 2016).

Nhìn chung, các CSBLNN đều có quy mô, cơ sở hạ tầng lớn và hầu hết đã được phân hạng.

Dự kiến cuối năm 2019, TTTM AEON Mall Hà Đông sẽ khai trương với tổng diện tích gần 98.000 m2, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ các cơ sở bán lẻ nước ngoài tại Hà Nội.

2.1.2. Các hình thức doanh nghiệp lập cơ sở bán lẻ nước ngoài tại Hà Nội

Hình thức kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại hiện nay có thể là kinh doanh bán buôn, bán lẻ hoặc kết hợp cả bán buôn, bán lẻ.Tuy nhiên, hình thức siêu thị bán buôn thuần túy hầu như không tồn tại mà phổ biến là hình thức kinh doanh bán lẻ. Một ví dụ của Siêu thị Metro Cash & Carry (nay được Tập đoàn TCC của Thái Lan mua lại và đổi tên là Siêu thị “MM Mega Market”) xin cấp phép dịch vụ bán buôn nhưng trên thực tế vẫn được coi là siêu thị kinh doanh cả bán buôn, bán lẻ.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ nước ngoài

Chủng loại hàng tại các ST, TTTM có yếu tố nước ngoài thường nhỉnh hơn ST, TTTM trong nước ở cả ngành hàng lẫn nhãn hàng. Trong cơ cấu hàng hóa của siêu thị nói chung ngành hàng thực phẩm chiếm khoảng 32-38%, hàng gia dụng chiếm khoảng 23-29%, ngành hàng thực phẩm tươi sống (rau, quả, cá, thịt,…) chiếm tỷ trọng thấp từ 7-10%, hàng điện tử, điện lạnh chiếm 15-20%. Chất lượng của hàng hóa, theo đánh giá ban đầu là tương đối có uy tín, đảm bảo. Tỷ trọng hàng nội trong trong các siêu thị đa phần chiếm tới 80-90%.

b. Về chuẩn bị nguồn hàng: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã xây dựng

được chiến lược đầu tư dài hạn cho sản xuất để tạo nguồn hàng ổn định với chất lượng, mẫu mã và giá cả mang tính cạnh tranh cao. Đã và đang hình thành sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất /nhập khẩu/bán buôn… với DN bán lẻ trong việc bảo đảm nguồn cung ứng cũng như khi muốn tung ra thị trường những sản phẩm mới. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài có hàng trăm, thậm trí hàng nghìn nhà cung cấp là DN, cơ sở sản xuất trong nước. Đồng thời ngày càng có nhiều mặt hàng có nhãn hiệu riêng (hay thương hiệu) của nhà bán lẻ bên cạnh nhãn hiệu sản phẩm của nhà sản xuất như một sự bảo đảm về chất lượng.

- Về bảo đảm chất lượng hàng hóa kinh doanh: Hầu hết các CSBLNN đều

đặt yêu cầu về việc bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng VSATTP lên hàng đầu và đã tạo được niềm tin của khách hàng. Nhiều DN bán lẻ đã quan tâm và đầu tư kinh phí để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công tác quản lý nhà nước đến môi trường kinh doanh của các cơ sở bán lẻ nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 110)