6. Kết cấu luận văn
1.5.3 Các yếu tố khác:
1.5.3.1 Thành viên của khu vực các quốc gia Đông Nam Á:
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1961 là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. 10 thành viên của hiệp hội bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Singapore, Philippines, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia. Trải qua 58 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng hợp tác hơn, và đã hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Việc phát triển vận tải rất được chú trọng trong hợp tác phát triển kinh tế và thương mại giữa các thành viên. Và Hiệp định khung ASEAN về phát triển vận tải đa phương thức quốc tế, một phương thức vận tải tiên tiến, đã được thông qua. Điểm mấu chốt của Hiệp định là quyền tự do kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế ASEAN. Hiện vận tải đa phương thức quốc tế phát triển không đồng đều giữa các nước ASEAN. Ở các nước Singapore và Thái Lan, vận tải đa phương thức quốc tế phát triển rất mạnh. Trong khi với những nước còn lại, VTDPT lại còn khá mới mẻ hoặc chưa được trú trọng phát triển. Việt Nam được coi là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Chính vì vậy mà các nước thành viên có thái độ khác nhau trong quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định. Tuy nhiên, việc Hiệp định được ký kết thành công là một nỗ lực lớn lao của tất cả các thành viên trong khối, nó tạo nên những quy định thống nhất về mặt pháp lí điều chỉnh các quan hệ trong vận tải đa phương thức quốc tế giữa các nước ASEAN.
Hiệp định quy định rõ là người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế muốn hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải đăng ký hợp pháp với cơ quan quốc gia có thẩm quyền của nước mình (Điều 29) và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh nhất định (Điều 30). Khi luật pháp của nước thành viên chưa cho phép tự do kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế thì áp dụng hình thức có đi có lại và các quy định của Hiệp định không ảnh hưởng tới luật quốc gia giành quyền kinh doanh vận tải đơn thức cho các công dân của nước mình (Điều 32). Dựa trên các quy định chung này, các bên có liên quan trong vận tải đa phương thức quốc tế sẽ quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm trong hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế khi thuê chở và chuyên chở hàng hoá. Một điểm đáng chú ý của Hiệp định là “người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế ở một nước thành viên có thể hành nghề ở các nước thành viên khác”. Điều kiện để thực hiện hiệp định dành cho người kinh doanh VTDPT là có đăng ký kinh doanh lĩnh vực này với cơ quan có thẩm quyền của nước mình theo tiêu chuẩn đã đề ra, và xuất
trình mẫu này cho cơ quan có thẩm quyền về kinh doanh VTDPT của nước thành viên kia.
Bên cạnh đó, ngoài việc liên kết, hợp tác với các nước thành viên, Việt Nam còn hợp tác với các nước đối tác của khối ASEAN như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
1.5.3.2 Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO:
Tổ chức thương mại thế giới ( World Trade Organization-WTO ) là diễn đàn thương mại với 164 thành viên. Các quốc gia thành viên thương lượng giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại. Cơ sở pháp lý là các Hiệp định do phần lớn các cường quốc thương mại trên thế giới đàm phán và ký kết. Những văn bản này tạo thành qui định pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế.
Ngày 11 -1 -2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới. Theo phân loại của WTO thì không có dịch vụ vận tải đa phương thức. Do đó Việt Nam không có cam kết về dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế. Mặc dù vậy, cam kết gia nhập WTO của Việt Nam có nêu rõ: “khi vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa, vận tải ven biển và trong đất liền, và các dịch vụ hỗ trợ liên quan không được quy định đầy đủ trong biểu cam kết dịch vụ (trong WTO) thì người khai thác dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế có thể tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam (chỉ những chủ thể này mới cung cấp các dịch vụ này) để thuê xe tải, toa xe đường sắt, xà lan hoặc các thiết bị liên quan với mục đích giao nhận nội địa”. Cụ thể, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường đối với các loại dịch vụ vận tải sau:
Đối với dịch vụ vận tải đường bộ: Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, bao gồm cả vận tải hành khách và hàng hóa tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh chiếm không quá 49% vốn điều lệ của liên doanh. Các đối tác nước ngoài có thể góp vốn thành lập liên doanh với tỷ lệ lên đến 51% nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép trên cơ sở xem xét nhu cầu thị trường.
Dịch vụ vận tải biển: Việt Nam cam kết mở cửa đối với các dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (vận tải ven bờ). Các dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt, Việt Nam không cam kết khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành (Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển), các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể tham gia cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của liên doanh.
Đối với dịch vụ vận tải đường sắt: Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách bằng đường sắt tại Việt Nam dưới hình thức duy nhất là thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% tổng vốn pháp định.
Đối với dịch vụ vận tải hàng không: WTO không điều chỉnh dịch vụ hàng không thuần tuý (tức là dịch vụ chuyên chở khách và hàng hóa). Điều này có nghĩa Việt Nam không bị ràng buộc gì khi gia nhập WTO liên quan đến các dịch vụ này. Các hãng hàng không nước ngoài hoạt động, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không tại Việt Nam theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, WTO điều chỉnh một số dịch vụ liên quan tới vận tải hàng không (thuộc phạm vi của Hiệp định Chung về Thương mại dịch vụ - GATS) và Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa trong những lĩnh vực này với điều kiện như sau:
Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không: Các hãng hàng không nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thông qua văn phòng bán vé của mình hoặc các đại lý tại Việt.
Dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ bằng máy tính: Để cung cấp dịch vụ này, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước về viễn thông Việt Nam.
Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay: Kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam cho phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ của liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập (tức là
từ ngày 11 tháng 1 năm 2012), cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ này.
Đối với dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa: Việt Nam cam kết chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ vận tải đường thủy nội địa để chuyên chở hành khách và vận tải hàng hóa dưới hình thức thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn của liên doanh.
Đối với dịch vụ hỗ trợ vận tải biển: Việt Nam mới chỉ cam kết mở cửa thị trường trong các loại dịch vụ và với các điều kiện cụ thể sau:
Dịch vụ xếp dỡ container: Cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức hiện diện thương mại nào (chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh). Đối với liên doanh, Việt Nam quy định tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không chiếm quá 50% vốn điều lệ và Việt Nam có thể không cho phép các liên doanh này cung cấp dịch vụ xếp dỡ container tại các sân bay.
Dịch vụ thông quan: Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động dưới bất kỳ hình thức hiện diện thương mại nào (chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh. Đối với liên doanh, phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không chiếm quá 51% vốn điều lệ. Kể từ ngày 11/1/2012, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh.
Dịch vụ kho bãi container: Dịch vụ khu bãi container bao gồm dịch vụ lưu kho container, nhằm chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc gửi hàng. Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới bất kỳ hình thức hiện diện thương mại nào (chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh). Đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không chiếm quá 51% vốn điều lệ. Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa: Đại lý vận tải hàng hoá bao gồm giao nhận hàng hoá; chuẩn bị chứng từ; cung cấp thông tin kinh doanh. Theo cam kết trong WTO, nhà đầu tư nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa ở Việt Nam phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam. Trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%. Sau ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng: kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải
Như vậy, chúng ta có thể thấy việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam. Việt Nam có nhiều cam kết riêng trong từng ngành cụ thể liên quan đến vận tải đa phương thức, mặc dù chưa có cam kết về vận tải đa phương thức. Những cam kết này đều có tác động tới sự phát triển của vận tải đa phương thức tại Việt Nam.
1.5.3.3 Hợp tác tiểu vùng sông Mêkông mở rộng:
Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) là vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm 6 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (gồm 02 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây) và Việt Nam, với diện tích 2,3 triệu km2, dân số khoảng 350 triệu người. Từ năm 1992, với sự trợ giúp của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sáu nước trên bắt đầu thực hiện một chương trình hợp tác tiểu vùng (GMS) nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với nhau. Hợp tác Tiểu vùng GMS tập trung vào 9 lĩnh vực ưu tiên chính: Giao thông vận tải, Năng lượng, Môi trường, Du lịch, Viễn thông, Thương mại, Đầu tư, Phát triển nguồn nhân lực, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong đó lĩnh vực giao thông vận tải là một lĩnh vực quan trọng nhất vì để liên kết tiểu vùng với nhau và được cả 6 nước đồng thuận chú trọng hợp tác phát triển.
Các hành lang giao thông chính hình thành cơ sở cho ba hành lang kinh tế chính của Tiểu vùng Mê- kông Mở rộng, đó là: Hành lang Kinh tế Bắc–Nam, hành lang Kinh tế Đông–Tây, hành lang Kinh tế Phía Nam.
Hành lang kinh tế Bắc Nam: Gồm ba tuyến: Côn Minh tới Băng Kốc qua Lào hoặc Myanmar; Côn Minh tới Hà Nội và tiếp tục tới Hải Phòng; Côn Minh, Nam Ninh tới Hà Nội.
Hành lang kinh tế Đông - Tây là tuyến đường thẳng và liên tục duy nhất giữa Ấn Độ Dương (biển Andaman) và biển Nam Hải (Trung Quốc).
Hành lang kinh tế phía Nam, bao gồm dự án đường cao tốc Phnôm Pênh - Hồ Chí Minh.
Các dự án giao thông khác của tiểu vùng là nâng cấp cảng biển, hệ thống giao thông thủy nội địa và mạng lưới đường sắt. Trải qua 29 năm hình thành và phát triển, sáng kiến GMS được đánh giá là một trong những chương trình thành công nhất về hợp tác và hội nhập khu vực ở châu Á.
Mục tiêu của việc phát triển hành lang kinh tế là phát triển một hệ thống giao thông vận tải cho phép giao thương hàng hoá và đi lại của người dân trong tiểu vùng thuận tiện, giảm chi phí và thời gian. Việc nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế của cả tiểu vùng sông Mêkông.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải và thúc đẩy thương mại trong GMS, các nước GMS đã ban hành Hiệp định vận tải qua biên giới (CBTA). Hiện nay, Hiệp định này đang được thực hiện và thử nghiệm tại một số khu vực biên giới như: Giữa Myanmar và Thái Lan. CBTA giúp các nước tham gia đơn giản hóa các thủ tục thanh tra và cấp thị thực, giúp miễn thanh tra hàng hóa quá cảnh, được lưu thông trên bất kỳ tuyến đường hoặc ngã tư biên giới nào được liệt kê trong CBTA với tối đa 500 giấy phép vận chuyển đường bộ mỗi nước thành viên được cấp phép.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn hợp tác với các nước là đối tác của khối ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...cũng giúp ích rất nhiều cho Việt Nam trong việc học hỏi kinh nghiệm phát triển vận tải đa phương thức và nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.5.3.4 Yếu tố hiệp hội, tổ chức:
Hiện tại số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia lĩnh vực vận tải trong đó có vận tải đa phương thức là khá nhiều. Bên cạnh đó các hiệp hội, tổ chức doanh
nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này cũng khá nhiều. Một số hiệp hội tổ chức tiêu biểu ta có thể kể tên như: Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội vận tải thành phố Hà Nội (HTA), hiệp hội chủ tàu Việt Nam (VSA)…
Các hiệp hội, tổ chức này có vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển của vận tải Việt Nam nói chung cũng như vận tải đa phương thức ở nước ta. Hiệp hội, tổ chức này vừa là nơi để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác mở rộng kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Bên cạnh đó, các tổ chức này cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính phủ. Giúp các doanh nghiệp đề xuất được các giải pháp thực tế thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể thông qua hiệp hội, tổ chức này để liên kết hợp tác được với các doanh nghiệp vận tải nước ngoài giàu kinh nghiệm và nguồn vốn để học hỏi, phát triển. Các hiệp hội, tổ chức nếu như hoạt động một cách hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển vận tải đa phương