Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tải đaphương thức tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại việt (Trang 36 - 49)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tải đaphương thức tại Việt Nam:

2.2.1 Yếu tố cơ sở pháp lý:

2.2.1.1 Hệ thống luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ vận tải đa phương thức:

+ Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức: Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980) được thông qua tại hội nghị của LHQ ngày 24-5-1980 tại Geneva gồm 84 nước tham gia. Cho đến nay, công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa đủ số nước cần thiết để phê chuẩn, gia nhập. Tuy nhiên, nó là cơ sở pháp lý rất quan trọng cho các quốc gia trên toàn thế giới có thể tham khảo vận dụng trong việc xây dựng các Nghị định, quy định về vận tải đa phương thức cho mỗi quốc gia hoặc trong phạm vi khu vực. Và Việt Nam cũng đã dựa trên khung pháp lý này để xây dựng các bộ luật và nghị định cho việc quản lý VTĐPT của mình. Công ước này bao gồm 40 điều khoản, 8 chương đã trình bày toàn bộ các vấn đề liên quan đến mô hình vận tải đa phương thức quốc tế bao gồm: Các điều khoản chung, chứng từ trong VTDPT quốc tế, trách nhiệm của người kinh doanh và người gửi hàng trong VTĐPT quốc tế, các vấn đề về hải quan và khiếu nại/khởi kiện, các điều khoản bổ sung và các điều khoản cuối cùng.

+ Quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của UNCTAD và Phòng thương mại quốc tế (UNCTAD/ICC rules for Mutimodal Transport Document): Quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế của UNCTAD/ICC gồm có 13 điều khoản.Quy tắc này không có giá trị bắt buộc. Vì vậy, các bên tham gia cần phải ghi vào hợp đồng như sau nếu muốn áp dụng Quy tắc này: “Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của quy tắc thống nhất về chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế của UNCTAD/ICC”. Quy tắc có quy định rõ trách nhiệm của người vận tải đa phương thức quốc tế ở những mặt: Thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm.

+ Các nguồn luật khác:

Trong vận tải quốc tế, luật điều chỉnh các mối quan hệ từ hợp đồng vận chuyển và từ vận đơn thường là theo Luật quốc gia và các Công ước hay Điều ước quốc tế đã được quy định rõ. Trong vận tải đa phương thức quốc tế, Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức 1980 chưa có hiệu lực, nên luật điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa các bên liên quan phát sinh từ hợp đồng vận chuyển/ vận đơn đa

FIATA thì luật lệ điều chỉnh quan hệ phát sinh từ vận đơn FIATA tùy thuộc vào luật lệ của quốc gia mà người giao nhận có trụ sở kinh doanh (điều 19 vận đơn FIATA), đồng thời còn phụ thuộc vào phương thức vận chuyển và phương tiện vận chuyển.

a. Trong vận tải đường bộ:

Công ước quốc tế về vận chuyển đường bộ (Convention de Merchandise Par Rout) có hiệu lực từ năm 1956. Theo quy định của Công ước, người vận tải đường bộ hoặc người kinh doanh vận tải đường bộ không chỉ chịu trách nhiệm về hành vi sơ suất của chính mình, mà còn chịu trách nhiệm đối với hành vi sơ suất của người làm công, đại lý hoặc của bất kỳ người nào khác mà anh ta sử dụng để thực hiện công việc vận chuyển hàng hóa bằng bộ gây nên mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc dẫn đến hậu quả giao hàng chậm trễ. Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng do lỗi thuộc về người vận chuyển đường bộ, giới hạn trách nhiệm của anh ta được ấn định bằng số tiền không vượt quá 25 Francs vàng /kg trọng lượng hàng hóa cả bì bị thiếu. Trong trường hợp chậm giao hàng mà chủ hàng chứng minh được là lỗi do người vận tải, thì người vận tải đường bộ phải bồi thường cho người chủ hàng khoản tiền tối đa bằng tiền cước vận chuyển.

b. Trong vận tải đường sắt:

Công ước vận tải đường sắt quốc tế (Convention Concerning the Carriage of Goods by Rail), được phê chuẩn vào năm 1961 và sửa đổi bổ sung bằng Nghị định thư năm 1970. Theo Công ước này, người vận tải đường sắt chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển kể từ khi nhận hàng để vận chuyển cho đến khi giao hàng ở ga cuối cùng. Trong trường hợp phải chịu trách nhiệm bồi thường, giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển là 16,33 SDR /kg hàng hóa bị mất mát hay tổn thất. Trong trường hợp giao hàng chậm quá 48 giờ do lỗi của mình, người vận chuyển phải bồi thường số tiền bằng 1/10 tiền cước vận chuyển hoặc 16,3 3 SDR cho một lô hàng trong trường hợp chủ hàng không cần đưa bằng chứng về việc thiệt hại do việc chậm trễ giao hàng gây nên. Ngược lại, nếu

chủ hàng đưa ra bằng chứng về thiệt hại do việc chậm trễ giao hàng gây nên, số tiền bồi thường không vượt quá hai lần tiền cước.

Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế COTIF (Convention International Carriage by Rail): Được ra đời vào năm 1980 trên cơ sở sửa đổi Công ước CIM. Công ước này gồm 7 chương, 66 điều, trong đó quy định người vận tải đường sắt phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa bị mất mát toàn bộ hay một phần theo giá của sở giao dịch hoặc giá thị trường nhưng không vượt quá 17SDR /kg trọng lượng cả bì hàng hóa mất mát. Điểm nổi bật của Công ước là sự thỏa hiệp về luật pháp và thống nhất của các quốc gia thành viên cho phép hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt chạy qua mỗi nước. Công ước quy định chỉ sử dụng một chứng từ vận tải và trên cơ sở hệ thống luật lệ thống nhất. Công ước được sử dụng cho vận chuyển đường sắt quốc tế, nhưng cũng có thể mở rộng sang phương thức vận chuyển khác như vận tải đường biển hay đường nội thủy hoặc đường bộ trong trường hợp không có đường sắt đi qua.

c. Trong vận chuyển bằng đường hàng không:

Công ước thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế (Convention for the Unification of Certain Rules relating to International Carriage by Air, 1992) được ký tại Vacsava ngày 12 tháng 10 năm 1929 gọi tắt là Công ước Vacsava 1929. Công ước này được sửa đổi năm 1955 bằng Nghị định thư Hague và sau đó được bổ sung bằng Công ước Guadalazara 1961, Nghị định thư Guatemala 1971. Theo quy định của Công ước và Nghị định thư nói trên, trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với hành lý ký gửi và hàng hóa là 250.000 Francs vàng trên 1 kg hành lý hoặc hàng hóa, trừ khi người gửi hàng khai báo giá trị hàng lúc gửi hàng. Theo Nghị định thư Hague 1955 thì người chuyên chở không được miễn trách đối với những tổn thất về hàng hóa do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy và điều hành máy bay, nhưng người chuyên chở được miễn trách nhiệm khi mất mát, hư hại hàng hóa do nội tỳ, ẩn tỳ và phẩm chất của hàng hóa chuyên chở. Theo Nghị định thư Guatemala, trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hại hoặc giao chậm một phần thì trọng lượng được xem xét để xác định số tiền mà người chuyên chở

Nhưng nếu phần hàng hóa bị mất mát, hư hại hay giao chậm lại ảnh hưởng đến giá trị của các kiện khác ghi trong cùng một vận đơn hàng không thì toàn bộ trọng lượng của một kiện hay nhiều kiện khác ấy cũng được xem xét về giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở. Công ước được sửa đổi bằng Nghị định thử Montreal năm 1975 và Công ước Montreal 1999. Theo Nghị định thử Montreal năm 1975 trong trường hợp có mất mát, hư hỏng hàng, trách nhiệm của người vận tải được giới hạn bằng số tiền 17 SDR cho mỗi kg hàng bị mất hoặc tổn thất. Tuy nhiên, người vận tải hàng không được hưởng quy định về giới hạn trách nhiệm nói trên nếu mất mát và tổn thất hàng hóa do lỗi cố tình của người vận chuyển hoặc người làm công của anh ta gây ra. Còn mục 4 khoản 22 của Công ước Montreal 1999 thì quy định giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là 17 SDR /kg hàng bị mất mát, hư hỏng hay chậm trễ, trừ khi vào lúc giao hàng, người gửi hàng đã trao cho người chuyên chở bảng kê khai quyền lợi vào thời điểm giao hàng và đã trả phụ phí nếu có yêu cầu. Trong trường hợp đó, người chuyên chở phải trả một khoản tiền không vượt quá số tiền kê khai, trừ khi người chuyên chở chứng minh được rằng khoản tiền đó lớn hơn so với lợi ích thực sự của khách hàng vào lúc giao hàng tại nơi đến.

d. Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức (Asean Framework Agreement on Multimodal Transport)

Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã xây dựng Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức (ASEAN Framework Agreement on Multimodal Transport) nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng thương mại quốc tế giữa các nước thành viên . Hiệp định đã được các nước phê chuẩn và ký kết vào năm 2005, bao gồm 11 chương và 42 điều:

- Các khái niệm liên quan - Phạm vi và trách nhiệm

- Chứng từ trong vận tải đa phương thức - Trách nhiệm của nhà vận tải đa phương thức

- Thông báo, khiếu nại và khởi kiện - Luật pháp và xét xử

- Nhà vận tải đa phương thức - Các điều khoản bổ sung - Các điều khoản cuối cùng.

Trong 42 điều khoản của Hiệp định, điều 11 và điều 18 của chương 4 xác định rất rõ trách nhiệm của người vận tải đa phương thức (MTO) về vấn đề chậm giao hàng: “Sự chậm giao hàng sẽ xuất hiện khi hàng hóa không được giao cho người nhận trong khoảng thời gian đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức”; “Trong vòng 90 ngày kể từ thời hạn giao hàng cuối cùng được thỏa thuận mà MTO không giao hàng thì sẽ coi như hàng bị mất và MTO sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu không có bằng chứng chứng minh về sự chậm giao hàng này”.

Hiệp định khung Asean cũng quy định rõ MTO phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi tiếp nhận trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng được giao (Điều 7); MTO phải chịu trách nhiệm về các hành động và sai sót của những người phục vụ và đại lý của họ (Điều 8); và MTO phải chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hư hỏng của hàng hóa cũng như tổn thất do việc chậm trễ trong giao hàng nếu nó xảy ra khi hàng hóa đang do họ chịu trách nhiệm. Trách nhiệm của MTO về sự tổn thất, hư hỏng của hàng hóa được giới hạn ở mức tối đa tương đương với 666,67 SDR/kiện hoặc 2 SDR/kg trọng lượng hàng bị mất hay hư hỏng, lấy giá trị nào cao hơn (Điều 14). Toàn bộ trách nhiệm pháp lý của nhà điều hành vận tải đa phương thức quốc tế sẽ không được vượt quá giới hạn trách nhiệm tổng số hàng hóa bị mất (Điều 19).

2.2.1.2 Hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức:

Hiện tại, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh vận tải đa phương thức đang tăng nhanh, bao gồm nhiều loại hình như Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh....Chính

phủ và các cơ quan quản lý đã ban hành nhiều văn bản và luật quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên khi tham gia kinh doanh vận tải đa phương thức như:

a. Bộ luật hàng hải Việt Nam:

Bộ luật Hàng hải Việt Nam gồm 18 chương, 224 điều được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1991. Bộ luật này đã được sửa đổi lần gần nhất năm 2015 thành 341 điều. Bộ luật Hàng hải Việt Nam sửa đổi gần nhất đã có quy định rõ về hợp đồng vận tải đa phương thức ( khoản 1, điều 196 ); trách nhiệm và giới hạn của người kinh doanh VTDPT (điều 197, điều 198). Tuy chưa có đầy đủ quy định riêng, nhưng bộ Luật Hàng hải Việt Nam cũng điều chỉnh người kinh doanh vận tải đa phương thức khi họ tham gia vận tải biển.

b. Luật thương mại Việt Nam:

Luật thương mại Việt Nam được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 ngày 10 tháng 5 năm 1997 gồm 6 chương và 264 điều. Mục 10 Luật Thương mại từ điều 163 đến 167 có quy định khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hoá về người làm giao nhận hàng hóa và trách nhiệm của người giao nhận. Khi người làm dịch vụ giao nhận đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hóa thì phải tuân theo pháp luật chuyên ngành về vận tải. Luật Thương mại được sửa đổi năm 2005 thàng 9 chương, 324 điều trong đó có mục 4 quy định về dịch vụ Logistics

c. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam:

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được ban hành năm 1991 sửa đổi gần nhất năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2015. Luật đã quy định người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa và hành lý trong quá trình vận chuyển bằng máy bay được tính từ thời điểm người gửi hàng giao hàng hóa, hành lý cho người vận chuyển tới thời điểm người vận chuyển trả hàng, hành lý cho người có quyền nhận. Luật cũng quy định người chuyên chở chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, chậm trễ với mức bồi thường thiệt hại của người chuyên chở trong các trường hợp nói trên theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng không vượt qúa giá trị thiệt hại thực tế

d. Luật đường sắt Việt Nam năm 2017:

Luật Đường sắt năm 2017 gồm 10 chương, 87 điều, tăng 2 chương, giảm 27 điều so với Luật Đường sắt năm 2005, với đầy đủ các quy định điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, có vai trò quan trọng và tác động rất lớn tới sự phát triển của ngành đường sắt nói riêng và kinh tế- xã hội của Việt Nam nói chung, bổ sung quy định đối với niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt. Luật cũng quy định doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với mất mát, hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

e. Luật giao thông đường thủy nội địa:

Luật giao thông đường thủy nội địa mới nhất được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua khóa XIII, kỳ họp thứ 7 năm 2014. Luật bao gồm 9 chương, 103 điều. Luật có quy định về hợp đồng vận tải hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, trong đó xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên.

f. Luật giao thông đường bộ:

Luật giao thông đường bộ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2001, sửa đổi bổ sung năm và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2009, bao gồm 8 chương, 89 điều. Trong đó điều 81 quy định rõ về VTĐPT. Mặc dù không có quy định riêng, nhưng Luật giao thông đường bộ điều chỉnh người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế như một đối tượng tham gia giao thông đường bộ. Vận tải đa phương thức quy định trong Luật này là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó có phương thức vận tải bằng đường bộ trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức.

g. Các văn bản dưới luật:

Nghị định 10/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải: quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải đối với những loại hình dịch vụ hàng hải sau :

- Dịch vụ đại lý tàu biển

- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển - Dịch vụ môi giới hàng hải

- Dịch vụ cung ứng tàu biển - Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại việt (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)