6. Kết cấu luận văn
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển vận tải đaphương thức tại Việt Nam:
Trong những năm gần đây, loại hình dịch vụ vận tải đa phương thức đã và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, ở cả những nước đang phát triển và phát triển. Cũng bắt đầu áp dụng từ những năm 1980, nhưng vận tải đa phương thức ở Việt Nam mới chỉ phát triển được ở một mức độ nhất định. Chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương thức quốc tế, nhưng điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở pháp lý cũng mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu. Từ phân tích thực trạng phát triển, chúng ta có thể thấy những thuận lợi và khó khăn, bên cạnh đó là cả cơ hội và thách thức mà loại hình vận tải này tại Việt Nam.
Về mặt thuận lợi:
Về vị trí địa lý, Việt Nam đang có những ưu thế rất lớn về mặt này. Với hơn 3.260km đường bờ biển, tiềm năng phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển trong chuỗi dịch vụ của vận tải đa phương thức là rất lớn. Hơn thế nữa, Việt Nam là một trong không nhiều nước có lợi thế nằm trên trục đường hàng hải quốc tế sôi động, là cầu nối giữa thị trường hàng hải to lớn giữa Đông và Tây bán cầu. Việt Nam là một thành viên của tổ chức ASEAN, một trong những tổ chức năng động và có tiềm năng phát triển nhất trên thế giới về kinh tế. Nước ta có đường tiếp biên giới tiếp giáp với Lào, Campuchia và đặc biệt là Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc có đường biên giới chung, nước ta có rất nhiều thuận lợi để phát triển vận tải đa phương thức với các nước trên.
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức của Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ vận tải vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã tăng cường học hỏi, hợp tác và tiếp cận những công nghệ mới nhất của vận tải đa phương thức quốc tế. Tuy về năng lực còn một số hạn chế, nhưng số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh
doanh vận tải đa phương thức là khá lớn, và đang từng bước nâng cao năng lực của mình. Mặc khác, Nhà nước và các cơ quan có liên quan đã và đang xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp cho việc lưu thông hàng hóa thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn, và cũng thúc đẩy việc phát triển vận tải đa phương thức tại nước ta với các nước trên thế giới. Hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực này cũng dần dần được hoàn chỉnh hơn, điển hình là việc nghị định số 144/2018NĐ-CP về việc sủa đổi, bổ sung giúp hoàn chỉnh hơn bộ luật về vận tải đa phương thức.
Về mặt khó khăn:
Tuy được nâng cấp cải tạo nhiều, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn còn rất yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu cho vận tải đa phương thức quốc tế. Vấn đề nổi cộm là thiếu đồng bộ, nhất là giữa cảng biển với hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển và tính kết nối đi đôi với việc phát triển không đồng bộ của 5 loại hình vận tải đã hạn chế việc phát triển của hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Kết cấu hạ tầng vẫn còn yếu kém ta có thể thấy như: Với tổng chiều dài đường bộ khoảng 290.853 km, chỉ có khoảng 20-25% là có thể cho container lưu hành; Việt Nam có 44 cảng biển, nhưng lại không có một cảng biển trung chuyển tầm cỡ khu vực, khiến hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ phải trung chuyển ở các cảng Singapore và Hongkong, làm tăng chi phí vận tải lên đến 20%; Việt Nam có tất cả 22 sân bay, trong đó có 9 sân bay quốc tế, nhưng đa phần là những sân bay hoán cải từ sân bay quân sự, năng lực vận chuyển yếu. Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động vận tải đa phương thức quốc tế còn kém và lạc hậu, chưa nối mạng được trong cả hệ thống: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không.
Chất lượng và số lượng phương tiện vận tải chưa đáp ứng được đủ cho nhu cầu phát triển vận tải đa phương thức quốc tế. Các phương tiện vận tải của Việt Nam hiện tại đa phần là cũ, năng lực vận chuyển hạn chế, điều này cũng hạn chế
thống pháp lý, chúng ta chưa quy định những điểm chung và riêng về những vấn đề liên quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức ở Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng. Việc chưa tách bạch được như thế sẽ rất khó khăn trong việc phân chia trách nhiệm, cũng như sự gắn kết các hoạt động này với nhau trong cả chuỗi dịch vụ vận tải đa phương thức. Nghị định số 87/2009/NĐ-CP là một văn bản dưới luật, ra đời trước một số luật chuyên ngành, nên vẫn còn một số một số điểm hạn chế và bất cập cần phải được sửa đổi để thống nhất với các luật chuyên ngành. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế còn nhiều hạn chế hiểu biết pháp luật và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này. Để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này tại Việt Nam, chúng ta dường như chưa đủ cả về trình độ và khả năng kinh tế.
Về mặt cơ hội:
Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức lớn trên thế giới, có quan hệ cả về mặt kinh tế và chính trị. Từ năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Từ năm 2006, Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được hơn 20 năm. Việc tham gia vào các diễn đàn và tổ chức kinh tế lớn này mở ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam có hợp tác kinh tế và giao thương giữa các nước thành viên và tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ ở các khu vực này. Việc này giúp cho lĩnh vực vận tải hàng hóa, trong đó có vận tải đa phương thức được phát triển của Việt Nam theo kịp được với tiêu chuẩn quốc tế.
Về vị trí địa lý, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa loại hình vận tải này. Việt Nam có đường bờ biển dài, với lợi thế về vận tải biển, nếu khai thác tốt, chúng ta sẽ trở thành một cầu nối quan trọng cho hàng hoá giao thương vào khu vực ASEAN. Nước ta có thể tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo cam kết trong khối. Việt Nam đang có biên giới chung với Trung Quốc và lịch sử giao thương lâu
trưởng cao với nhu cầu về hàng hóa để sản xuất rất lớn. Với thị trường rộng lớn như Trung Quốc, phát triển được vận tải đa phương thức mà chúng ta đang chú trọng qua đường sắt sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa của Việt Nam với các nước khác, thông qua việc giảm chi phí vận tải.
Việc đi sau, tiếp cận được công nghệ của vận tải đa phương thức quốc tế cũng là một thuận lợi cho Việt Nam. Chúng ta có thể hợp tác với các đơn vị kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế từ các nước phát triển, có kinh nghiệm kinh doanh loại hình vận tải này để học hỏi và phát triển. Với Luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã tạo dựng được hệ thống hệ thống pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hợp tác, liên doanh với các đối tác Việt Nam. Xu hướng sử dụng vận tải đa phương thức quốc tế trong chuyên chở hàng hoá đang phát triển và thịnh hành trên thế giới. Với sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào kinh tế thế giới đặt ra yêu cầu cao đối với vận tải đa phương thức của Việt Nam sao cho quá trình hoạt động diễn ra đơn giản và hiệu quả nhất.
Về mặt thách thức:
Song song với cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại, đây cũng chính là một thách thức đối với vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam. Quá trình hội nhập đòi hỏi chúng ta có những cam kết nhất định, trong đó có cam kết về dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế hoặc những dịch vụ liên quan. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải tạo điều kiện cho các MTO nước ngoài hoạt động trên thị trường Việt Nam, làm giảm các lợi thế của các MTO trong nước. Nếu các MTO của Việt Nam không nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, thì nguy cơ thua ngay trên sân nhà là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mặt khác, so sánh cả về tiềm lực kinh tế cũng như kinh nghiệm vận hành, cơ sở vật chất và công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cũng là nguy cơ và thách thức rất lớn của của các doanh nghiệp vận tải trong nước ta. Bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị phần của Việt Nam cả trên thị trường quốc tế lẫn trong nội địa. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế buộc chúng ta phải tuân theo các luật lệ quốc tế. Điều nay buộc các doanh nghiệp của Việt Nam phải
gặp rất nhiều rủi ro trong kinh doanh quốc tế. Việc hội nhập kinh tế cũng sẽ dẫn tới Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào các nước khác trong tất cả các lĩnh vực.
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM