Giai đoạn từ năm 1980-1985:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại việt (Trang 33 - 34)

6. Kết cấu luận văn

2.1.1 Giai đoạn từ năm 1980-1985:

Ở giai đoạn này, VTDPT vận còn là một điều mới mẻ và được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia vận hành hay sử dụng. Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải có bước đầu áp dụng mô hình vận tải này ta có thể kể tên như: Vietrans, Vosa, Vietfracht, Viconship....Tuy nhiên việc áp dụng vận tải đa phương thức cũng chỉ thực hiện trong một số công đoạn cơ bản như sử dụng chứng từ, thuê phương tiện vận tải.

Tổ chức tiên phong của Việt Nam thực hiện mô hình vận tải này là Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương ( VIETRANS ). Khoảng năm 1980, Công ty giao nhận Vietrans chở hàng từ Hải Phòng đi Tiệp Khắc qua các chặng: Hải Phòng đi Singapore bằng tàu biển của hãng Blasco, từ Singapore đi Trieste (Italia) bằng tàu của hãng Hapaglloyd, từ Trieste đi Chop bằng xe ôtô tải và từ Chop đi Praha bằng xe lửa. Tiếp theo đó, năm 1982, công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu (VIETFRACT) đã chở hàng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Paris (Pháp) qua các chặng đường: Sài Gòn/Biển Đen bằng tàu biển của hãng Interlighter, từ Biển Đen đi Regenburg (Đức) bằng tàu kéo sà lan, từ Regenburg đi Paris bằng xe lửa. Các công

ty vận tải khác của Việt Nam như Công ty Kho vận Giao nhận Ngoại thương (Transimex), Công Ty Cổ Phẩn Container Việt Nam (Viconship), Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam (Vosa) tuy chưa lập tuyến vận tải thường xuyên nhưng đã có tổ chức những chuyến vận tải liên hợp có kết quả tốt, đã quen những kiểu vận tải liên hợp Sea-Air (đường biển – đường hàng không), Sea-Road (đường biển – đường bộ) hay Sea-Road-Sea (đường biển – đường bộ – đường biển).

Các công ty vận tải hàng đầu của Việt Nam đã nhận thấy nhiều ưu điểm của mô hình VTDPT và đã nỗ lực áp dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, VTDPT tại Việt Nam vẫn chưa được chú ý phát triển, và bị gián đoạn. Một vài lí do cơ bản dẫn tới việc này có thể kể ra như: Giá dịch vụ thuê các phương tiện vận tải thủy bộ ở các nước Châu Âu vẫn còn rất cao, hàng hóa chưa thực sự có nhiều và phù hợp để áp dụng mô hình vận tải này, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam chưa có được sự hỗ trợ nhiều từ Nhà nước cũng như các đối tác vận tải nước ngoài để đảm bảo các khâu trung gian và liên quan được liền mạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại việt (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)