Sau hơn 04 năm chuyển đổi mô hình hoạt động, quy mô các hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh so trước thời điểm bắt đầu chuyển đổi 05/03/2015. Các sản phẩm đa dạng, phủ khắp các lĩnh vực (huy động vốn, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh…) đã góp phần tích cực trong việc cải thiện hình ảnh thương hiệu trong lòng Khách hàng từ đó hỗ trợ việc duy trì thanh khoản.
Với hoạt động huy động vốn, tổng số dư tiền gửi tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với thời điểm bắt đầu chuyển đổi 05/03/2015. Với hoạt động cho vay, được Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai cho vay trở lại từ ngày 24/03/2016, Tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Xây dựng song song cùng với tăng trưởng huy động
vốn và ổn định qua các thời kỳ. Ngân hàng Xây dựng hiện chủ yếu hoạt động tín dụng trong lĩnh vực bán lẻ và đã nghiên cứu phát triển đa dạng các sản phẩm phục vụ nhu cầu của đối tượng khách hàng cá nhân.
Biểu đồ 2.1. Số dư tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Xây dựng giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Ngân hàng Xây dựng, Báo cáo Hội nghị tổng kết kinh doanh 2018)
Tuy hoạt động huy động vốn và cho vay vẫn tăng trưởng qua các năm nhưng tổng số dư tính tại thời điểm cuối năm 2017 giảm so với năm 2016 là do ghi nhận các kết quả của hoạt động xử lý nợ. Tính đến hết năm 2017, Ngân hàng Xây dựng đã thu hồi được trên 5.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nhóm nợ riêng lẻ đã thu hồi được trên 500 tỷ (chiếm 50% tổng nợ xấu riêng lẻ; nợ nhóm lớn đã thu hồi hơn 4.700 tỷ đồng. Trong đó các khoản nợ liên quan đến việc cầm cố sổ tiết kiệm sau khi xử lý xong sẽ có ảnh hưởng giảm đến cả số dư tiền gửi và cho vay. Đây là dấu ấn đặc biệt quan trọng của Ngân hàng Xây dựng trong nỗ lực và quyết tâm xử lý nợ do đặc điểm các khoản nợ xấu của Ngân hàng Xây dựng rất phức tạp, liên quan đến các vụ án, tài sản bị kê biên..; kết quả xử lý nợ phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ và
27,042 30,518 26,821 30,133 18,584 19,025 16,042 16,071 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018