Giải pháp về công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại hải phòng (Trang 82 - 84)

Việc tăng cường hiệu quả hoạt động công tác quản lý nhà nước đối với việc sử dụng vốn FDI góp phần tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp FDI và cơ quan chính quyền các cấp đồng thời định hướng và điều chỉnh kịp thời để nguồn vốn FDI được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và đem lại hiệu quả cao là:

Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả

công tác quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Tiếp tục nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn về quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là những quy định về quản lý việc chuyển vốn vào Việt Nam, việc vay và trả nợ nước ngoài hay việc vay từ các tổ chức tín dụng trong nước của các doanh nghiệp FDI.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra đối với các dự án FDI đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm đánh giá bản chất của dự án, xem xét việc thực hiện thực tế với những đăng ký, cam kết ban đầu của nhà đầu tư, đánh giá xem các nhà đầu tư có đạt được những tiêu chí đã đề ra, thực hiện đúng các cam kết đã đề ra và có xứng đáng được hưởng những ưu đãi trong quá trình hoạt động hay không. Để thực hiện tốt và có hiệu quả công tác hậu kiểm những dự án FDI thì cần phải có những quy định và tiêu chí kiểm tra rõ ràng, tránh gây khó khăn, phiền hà cho các nhà đầu tư, đồng thời cũng cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ cùng với kiểm tra đột xuất để kiểm tra việc chấp hành của doanh nghiệp đối với các quy định của pháp luật về đầu tư, về doanh nghiệp và về các cam kết liên quan đến các vấn đề về môi trường. Cụ thể là, cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện những nội dung được quy định trong giấy chứng nhận đầu tư; tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký; tiến độ triển khai thực hiện dự án; việc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ theo như cam kết của dự án; việc thực hiện những nghĩa vụ tài chính như thuế, lệ phí, tiền thuê đất…đối với nhà nước; việc thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về lao động, về quản lý ngoại hối, về tình hình thuê đất và sử dụng đất. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động dựa trên các nội dung như: giá trị tài sản góp vốn của các bên, các giao dịch với công ty mẹ ở nước ngoài và tình hình xử lý các khoản nợ. Trên cơ sở đó có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm những dự án chậm triển khai, không triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại hải phòng (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)