Thứ nhất, xây dựng lộ trình, chiến lượccho việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ từ việc định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI.
Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI thì việc xây dựng một lộ trình, chiến lược để tiếp thu tối đa được công nghệ, kỹ thuật hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài là vô cùng quan trọng. Trước hết, thành phố cần có những chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư bộ phận nghiên cứu và phát triển hoặc dành ra một phần vốn nhất định cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; có những chính sách động viên, khuyến khích việc thu hút nhân tài, các chuyên gia tham gia vào những hoạt động nghiên cứu, sáng chế và xây dựng mạng lưới kết nối giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu với các trung tâm nghiên cứu và phát triển của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, Hải Phòng cần xây dựng những chính sách ưu đãi hơn nữa cho những dự án công nghệ cao, các dự án năng lượng tái tạo, dịch vụ hiện đại hay các dự án về công nghệ sinh học và xử lý môi trường. Ngoài ra, thành phố cũng cần xây dựng những rào cản về kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm hạn chế các dự án có công nghệ thấp, lạc hậu hay những dự án gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Cuối cùng, cần xây dựng một lộ trình thích hợp để nâng cao dần tỷ lệ thiết bị thay thế, bảo dưỡng, duy tu được sản xuất tại Việt Nam. Khuyến khích các trung tâm, các viện nghiên cứu kết hợp với các doanh nghiệp trong nước sản xuất thiết bị, phụ tùng thay thế.
Thứ hai, xây dựng và củng cố mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, phát triển công nghiệp hỗ trợ và tích cực thúc đẩy việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Việc tạo ra được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI thông qua việc các doanh nghiệp trong nước sẽ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, gia công các chi tiết, bao bì cho các doanh nghiệp FDI hoặc liên kết với các doanh nghiệp FDI trong việc thực hiện đổi mới công nghệ thay vì nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước gián tiếp xuất khẩu các sản phẩm của mình cũng như góp phần giảm chi phí, tăng tỷ lệ nội địa hóa, từ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của thành phố.
Bên cạnh đó, cần xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trước hết, thành phố cần xây dựng thêm những khu công nghiệp hỗ trợ, ban hành các chính sách có liên quan và có định hướng hợp lý cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Căn cứ vào tình hình thực tế và xu hướng phát triển trong tương lai, thành phố cũng cần xác định loại nguyên vật liệu nào cần nhập từ nước ngoài và loại nguyên vật liệu nào có thể tự mình sản xuất được ở trong nước. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng và thực hiện chính sách nội địa hoá một cách hợp lý, đồng thời cần phải ban hành những chính sách hạn chế nhập khẩu những sản phẩm hoàn chỉnh hay các phụ tùng, trang thiết bị nằm trong diện nội địahoá. Ngoài ra, cần có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ như: ưu đãi về thuế, về vốn vay, về mặt bằng xây dựng, hỗ trợ về đào tạo, hỗ
trợ khoa học và công nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài gặp nhau theo hướng hai bên cùng có lợi và hợp tác lâudài.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc để tránh tình trạng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI.
Hành vi chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới nhiều hình thức tinh vi. Nếu không có biện pháp để xử lý, ngăn chặn kịp thời sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI của thành phố nói chung và có những tác động xấu tới nền kinh tế như gây thất thu ngân sách nhà nước và tạo môi trường cạnh tranh bất bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế bởi trong cùng một môi trường đầu tư nhưng các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện thành công hành vi chuyển giá lại thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với những nhà đầu tư không thực hiện hành vi gian lận này.
Để ngăn chặn tình trạng chuyển giá diễn ra trong khối doanh nghiệp FDI, trước hết Hải Phòng cần hệ thống lại và xây dựng hệ thống thông tin về giá giao dịch của các loại máy móc, trang thiết bị mà những nhà đầu tư nước ngoài đưa vào, dữ liệu thông tin về người nộp thuế, từ đó tổ chức thực hiện rà soát định kỳ và so sánh, đối chiếu các loại giá thành của những sản phẩm, máy móc, thiết bị tương tự giữa các doanh nghiệp với nhau để tìm ra điểm chênh lệchgiá. Bên cạnh đó, dựa trên báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu về các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như tình hình nộp thuế của doanh nghiệp qua các năm, mức độ lãi lỗ, những chính sách ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng, quy mô vốn…đặc biệt, cần chú trọng rà soát kỹ lưỡng đối với các doanh nghiệp liên tục báo lỗ qua nhiều năm và có những phân tích, đánh giá trên cơ sở so sánh với các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tương tự. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của thành phố cần làm rõ các loại chi phí đầu vào của các doanh nghiệp FDI thông qua việc tham khảo giá giao dịch những loại thiết bị, máy móc, nguyên liệu đó trên thị trường quốc tế để so sánh và cần phải tiến hành điều tra, kiểm soát thậtkỹ lưỡng giá bán của các doanh nghiệp FDI đối với các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệtlà với nhữngđối tác có mối quan hệ thân thiết về lợi ích với các doanh nghiệp FDI đó.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong những năm qua, nhờ có những lợi thế so sánh của mình cùng với những chủ chương, chính sách đúng đắn của thành phố, Hải Phòng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn FDI và việc sử dụng nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế- xã hội của Hải Phòng. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng thông qua việc tính toán một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khu vực FDI, so sánh với khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước, người viết rút ra được kết luận là: việc sử dụng nguồn vốn FDI tại Hải Phòng đã đạt được những thành công bước đầu như góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của thành phố, tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Người viết cũng đã chỉ ra những hạn chế nổi bật trong việc sử dụng vốn FDI như có sự mất cân đối trong đầu tư, việc chuyển giao và tiếp thu công nghệ còn kém, chưa đạt được hiệu ứng lan tỏa tốt sang các khu vực kinh tế khác trong nước, vẫn tồn tại những bất cập về xã hội và góp phần gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Những hạn chế này đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI của Hải Phòng.Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế- xã hội cũng như định hướng về thu hút và sử dụng vốn FDI của Hải Phòng giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030, người viết đã đưa ra 5 nhóm giải pháp chính và một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI của thành phố trong thời gian tới.
Tuy nhiên, luận văn vẫn còn những ha ̣n chế nhất đi ̣nh. Thứ nhất, người viết chưa nghiên cứu được một số chỉ tiêu khác để có thể đánh giá tổng quan hơn hiệu quả sử dụng vốn FDI của Hải Phòng như chỉ tiêu về năng suất nhân tố tổng hợp, chỉ tiêu về phúc lợi xã hội của người lao động, phân tích lợi ích/chi phí… Thứ hai, người viết chưa đánh giá được hiệu quả về môi trường trong việc sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng. Thứ ba, việc tham khảo hiệu quả sử dụng vốn FDI của các thành phố khác để rút ra bài học cho hải Phòng cũng chưa được thực hiện. Đây có thể là những hướng phát triển cho các đề tài nghiên cứu về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
2. Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đầu tư, 2005. 4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đầu tư, 2014.
5. Mai Vân Anh và Lê Thị Nhu, Dấu hiệu nhận biết chuyển giá trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số Đặc biệt tháng 12/ 2013, tr. 20-24.
6. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016.
7. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015.
8. Đặng Thành Cương, Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2012.
9. Đinh Thị Hảo, Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2011.
10. Đan Đức Hiệp, 25 năm thu hút vốn FDI tại Hải Phòng: Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015.
11. Nguyễn Thị Liên Hoa và Lê Nguyễn Quỳnh Phương, Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế, Tạp chí Tài chính, số tháng 4/2014, tr.43-45
12. Nguyễn Thị Thu Hoài, Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 12/2015, tr. 11- 15.
13. Phạm Văn Hùng và Lê Trọng Nghĩa, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 228 (II), tháng 06/ 2016, tr. 2-8.
14. Trần Thị Thu Huyền, Một số giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Tạp chí tài chính kỳ 2 số tháng 12/2015, trang 11-15. 15. Nguyễn Thường Lạng, Nâng cao chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 9 tháng 6/2011, tr.41- 47. 16. Vũ Chí Lộc, giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2012. 17. Nguyễn Huyền Minh, Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố
Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2009.
18. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2017.
19. Hoàng Đức Thân và cộng sự, Tác động tràn của FDI tới đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 224 (II)/ 2016, tr.2-9.
20. Ngô Doãn Vịnh và các cộng sự, Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, Đề án cấp bộ, Học viện chính sách và phát triển, năm 2012.
21. Tổng cục thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, Nhà xuất bản thống kê, 2016.
22. Tổng cục thống kê Việt Nam, Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2005- 2014, NXB Thống kê, Hà Nội, 2016.
23. UBND thành phố Hải Phòng, Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường và kết quả quan trắc môi trường năm 2015; nhiệm vụ, giải pháp năm 2016, Hải Phòng 2015.
24. UBND thành phố Hải Phòng, Đề án “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế thành phố Hải Phòng đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, NXB Thống kê, 2014.
25. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng, Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2016; nhiệm vụ, giải pháp năm 2017, Hải Phòng 2016.
Tài liệu tiếng Anh
26. Aitken and Harrison, Do domestic firms benefit from direct foreign investment? Evidence from Venezuela, American Economic Review Vol.89, No.3/1999, tr. 605- 618.
27. Alfaro, Chanda, Kalemli-Ozcan, & Sayeknomics, FDI and economic growth: The role of local financial markets, Journal of International Economics, No. 64/2004, tr. 89– tr. 112.
28. Blomstrom, Lipsey & Zejan, What explains developing country growth?,
Oxford: Oxford University Press, 1994, tr. 246– tr.262.
29. Borensztein, De Gregorio & Lee, How does foreign direct investment affect economic growth?, Journal of International Economics, No. 45/1998, tr.115– tr.135.
30. Carkovic and Levine, Does Foreign Direct Investment Accelerate Economic Growth?, University of Minnesota, 2002.
31. Haskel, Pereira and Slaughter, Does Inward Foreign Direct Investment Boost the Productivity of Domestic Firms?, NBER Working Paper 8724, 2002.
32. Liang, Does Foreign Direct Investment Harm the Host Country’s Environment? Evidence from China. Haas School of Business, UC Berkeley, 2006.
33. Lipsey, Robert E & Sjoholm, Foreign Direct Investment, Education and Wage in Indonesian Manufacturing, Journal of Development Economics,Vol.73, no.1/2004, tr. 415-tr.422.
34. Merican, Yusop, Noor and Hook, Foreign direct investment and the pollution in five ASEAN nations, International Journal of Economics and Management1(2)/2007, tr.245-tr.261
35. Nair-Reichert and Weinhold, Causality tests for cross-country panels: New look at FDI and economic growth in developing countries, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, No. 63/ 2001, tr. 153– tr. 171.
Tài liệu website
36. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự, 2006, Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Dự án Sida, http://www.ciem.org.vn/Portals/0/CIEM/BaoCaoKhoaHoc/2005/RRFDITang_ truong_KTvietnamese_233.pdf, ngày truy cập: 22/12/2016
37. Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, 2016, Bản tin xúc tiến đầu tư các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng quý IV năm 2015,
http://www.heza.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=TTHTXTDT&Men uID=4415&ContentID=6084, ngày truy cập: 12/1/2017.
38. CTCP KCN Đình Vũ, 2016, Giới thiệu chung,
http://www.dinhvu.com/vi/company-profile/, ngày truy cập: 10/11/2016.
39. Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư , 2017, Hiệu quả thu hút FDI vào Hải Phòng năm 2016, http://ipc.mpi.gov.vn/tin-tuc/hieu-qua-thu-hut-fdi- vao-hai-phong-nam-2016.html, ngày truy cập: 12/1/2017.
40. Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư , 2017,Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 12 tháng năm 2016, http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/5178/Tinh-hinh- thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-12-thang-nam-2016, ngày truy cập: 12/1/2017. 41. KCN Tràng Duệ, 2016, Giới thiệu về KCN Tràng Duệ, http://trangdue-
ip.com.vn/Site/About/3?name=khu-cong-nghiep-trang-due,ngày truy cập:
10/11/2016.
42. Nguyễn Hòa, 2014, Lợi thế đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo, Báo công thương, http://baocongthuong.com.vn/loi-the-dau-tu-vao-cong-nghiep- che-bien-che-tao.html, ngày truy cập: 22/12/2016
43. Duy Lân, 2015, Doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố “khát” lao động chất lượng cao,http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4932/201511/doanh- nghiep-fdi-tren-dia-ban-thanh-pho-khat-lao-dong-chat-luong-cao-2452801/, ngày truy cập: 16/1/2017.
44. Sở Ngoại vụ thành phố Hải Phòng, 2015, Danh sách các khu công nghiệp theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hải Phòng,
http://haiphongdofa.gov.vn/danh-sach-cac-khu-cong-nghiep-theo-quy-hoach- tren-dia-ban-thanh-pho-hai-phong-79.html, ngày truy cập: 22/12/2016