tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016-2018
Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh đã nỗ lực, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao, đánh dấu 5 năm liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khẳng định vị thế của một Chi nhánh chủ lực, chi nhánh hạng nhất của hệ thống BIDV, chi nhánh Xuất sắc đứng đầu cụm động lực miền Bắc năm 2017, được Trụ
Ban giám đốc 06 Phòng giao dịch 09 Phòng nghiệp vụ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 1 PGD Đào Tấn Phòng Khách hàng doanh nghiệp 2 Phòng Khách hàng cá nhân PGD Đội Cấn Phòng Giao dịch khách hàng PGD 105 Láng Hạ PGD Trần Quang Diệu Phòng Quản lý rủi ro PGD Núi Trúc Phòng Kế hoạch - Tài chính PGD KĐT Yên Hòa Phòng Quản trị cho vay
Phòng Tổ chức hành chính
sở chính ghi nhận và đánh giá cao với nhiều giải thưởng tiêu biểu. Đồng thời, chi nhánh Ba Đình đã từng bước thiết lập các đỉnh cao mới về quy mô và hiệu quả hoạt động, nằm trong TOP 10 chi nhánh có LNTT/người cao nhất hệ thống, chi nhánh nằm trong TOP 5 chi nhánh có dư nợ cao nhất và TOP 10 về huy động vốn trong cụm địa bàn Hà Nội. Cụ thể kết quả kinh doanh của Chi nhánh như sau”:
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Trong 03 năm gần đây, hoạt động huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Ba Đình nói riêng, các ngân hàng thương mại nói chung gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, bằng chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng, sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã khắc phục được phần nào khó khăn, tình hình huy động vốn có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trong bảng sau”:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Chi nhánh Ba Đình 2016 - 2018
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 13.529 100% 16.762 100% 18.093 100%
1.Theo đối tượng 13.529 100% 16.762 100% 18.093 100%
- Dân cư 4.900 36,22% 5.444 32,48% 6.562 36,27%
- Tổ chức 4.323 31,95% 5.107 30,47% 4.814 26,61% - Định chế tài chính 4.306 31,83% 6.212 37,05% 6.717 37,12% 2.Theo loại tiền 13.529 100% 16.762 100% 18.093 100%
- VND 12.485 92,28% 15.744 93,93% 17.206 95,1% - Ngoại tệ (quy đổi VND) 1.044 7,72% 1.018 6,07% 887 4,9% 3.Theo kỳ hạn 13.529 100% 16.762 100% 18.093 100%
- Không kỳ hạn 1.374 10,16% 1.696 10,12% 3.169 17,52% - Ngắn hạn 5.295 39,14% 8.018 47,83% 5.999 33,16% - Trung dài hạn 6.860 50,70% 7.048 42,05% 8.926 49,32%
Từ bảng 2.1 có thể thấy tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể tình hình huy động vốn tại BIDV - Chi nhánh Ba Đình như sau:
a. Về quy mô
Mức huy động nguồn vốn cuối kỳ năm 2017 là 16.762 tỷ đồng tăng 3.233 tỷ đồng tương ứng 24% so với tổng huy động vốn năm 2016. Đến năm 2018, huy động vốn tiếp tục tăng, với lượng vốn huy động được là 18.093 tỷ đồng tăng so với năm 2017 là 1.331 tỷ đồng tương ứng 8%.
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh (8%) nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của BIDV là 17,7%, của cụm Hà Nội (16,1%) và có khoảng cách khá xa so với tốc độ tăng trưởng của các TCTD trên địa bàn (20%). Tốc độ tăng trưởng huy động vốn nhỏ chủ yếu do biến động giảm tiền gửi của một số khách hàng lớn trong năm như Công ty CP giải pháp thanh toán điện lực và viễn thông ↓1.544 tỷ), Tổng công ty ĐT&KD vốn nhà nước ↓675 tỷ), Công ty quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí ↓330 tỷ)…
- Về vị trí huy động vốn của Chi nhánh: Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh duy trì vị trí đứng thứ 6 hệ thống và đứng thứ 5 trên địa bàn Hà Nội.”
(Đơn vị: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu HĐV cuối kỳ theo đối tượng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Ba Đình năm 2013-2018)
4,974 5,920
8,120
13,529
16,762 18,093
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Huy động vốn cuối kỳ
b. Cơ cấu huy động vốn
Theo đối tượng
“Cơ cấu huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Ba Đình có sự dịch chuyển nhẹ giữa các nhóm khách hàng, đặc biệt có sự gia tăng của nhóm khách hàng dân cư, tuy nhiên nền vốn còn phụ thuộc nhiều vào nhóm khách hàng ĐCTC, cụ thể:
+ Huy động vốn dân cư có sự tăng trưởng qua các năm 2016-2018, đạt giá trị lần lượt là 4.900 tỷ đồng, 5.444 tỷ đồng và 6.562 tỷ đồng. Năm 2017, huy động vốn dân cư tăng 1.118 tỷ đồng (tương ứng tăng 21% so với năm 2016) chiếm tỷ trọng 36%/tổng huy động vốn. Huy động vốn dân cư của BIDV – Chi nhánh Ba Đình đứng thứ 15 hệ thống và đứng thứ 10 tại địa bàn Hà Nội.
+ Huy động vốn tổ chức lại có sự biến động qua 3 năm 2016-2018.Năm 2017, huy động vốn tổ chức đạt 5.107 tỷ đồng tăng 784 tỷ đồng tương ứng tăng 18% so với năm 2016) chiếm tỷ trọng 30.5%/tổng huy động vốn. Đến năm 2018, huy động vốn tổ chức đạt 4.814 tỷ đồng, giảm 293 tỷ đồng (tương ứng giảm 6% so với năm 2017) chiếm tỷ trọng 27%/tổng huy động vốn. Nim huy động vốn KHDN đạt 1,98%, tăng 0,57% so với năm 2017 1,41%), chủ yếu do tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn.
+ Huy động vốn ĐCTCthời điểm cuối năm 2017đạt 6.212 tỷ đồng tăng 1,906 tỷ đồng tương ứng tăng 44%) so với năm 2016 chiếm 37%/tổng huy động vốn. Đến thời điểm 31/12/2018, huy động vốn ĐCTC đạt 6.717 tỷ đồng tăng 488 tỷ đồng (tương ứng tăng 8%) so với năm 2017, chiếm 37%/tổng huy động vốn. Nim huy động vốn ĐCTC đạt 1,24%, giảm 0,22% so với năm 2017 1,46%), nguyên nhân chủ yếu do tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của ĐCTC trong chi nhánh có xu hướng giảm, trong khi khách hàng thường yêu cầu lãi suất cao, cạnh tranh, dẫn tới giảm Nim.”
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu HĐV theo đối tượng khách hàngcác năm 2016-2018
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Ba Đình năm 2016 - 2018)
Theo loại tiền:
Huy động vốn VND có sự tăng trưởng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng qua các năm 2016-2018. Tỷ trọng huy động vốn VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn trên 92%). Năm 2017, huy động vốn VND đạt 15.744 tỷ đồng tăng 3.259 tỷ đồng tương ứng tăng 26% so với năm 2016. Năm 2018, huy động vốn VND chiếm tỷ trọng 95,1%, huy động vốn USD chiếm 4,9%. Tỷ trọng huy động vốn USD giảm so với năm 2017 6%) chủ yếu do Trụ sở chính dừng triển khai sản phẩm đa năng.” 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Định chế tài chính Tổ chức Dân cư 37,05 % 31,83 % 37,12% 26,61 % 30,47 % 31,95 % 36,27 % 36,22 % 32,44 %
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu HĐV cuối kỳ các năm 2016-2018 theo loại tiền
(Nguồn: Báo cáo Huy động vốn tại BIDV Ba Đình năm 2016 - 2018)
Theo kỳ hạn:
Trong năm 2017, tỷ trọng huy động vốn KKH không có sự thay đổi đáng kể - chiếm tỷ trọng 10%/Tổng HĐV. Đến năm 2018, tiền gửi KKH đạt 3.169 tỷ đồng, tăng 1.473 tỷ đồng tương ứng tăng 87%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng nguồn vốn, tăng tỷ trọng 7,5% so với năm 2016. Trong năm 2018, chi nhánh gia tăng nguồn tiền gửi KKH đồng đều từ cả 3 nhóm khách hàng, tỷ trọng tiền gửi KKH bình quân của các khách hàng doanh nghiệp chiếm 62%, định chế tài chính chiếm 27% và cá nhân chiếm 12%.
Tiền gửi ngắn hạn có sự biến động qua 3 năm 2016-2018.Năm 2017, tiền gửi ngắn hạn đạt 8.018 tỷ đồng tăng 51% so với năm 2016. Đến năm 2018, tiền gửi ngắn hạn đạt 5.999 tỷ, giảm 2.061 tỷ tương ứng giảm 26%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 33,2% tổng nguồn vốn, giảm tỷ trọng 15% so với năm 2017. Trong đó, giảm chủ yếu ở các kỳ hạn 3 tháng ↓1.234 tỷ), kỳ hạn 6 tháng ↓401 tỷ), kỳ hạn 7 tháng ↓341 tỷ).
Tiền gửi trung dài hạn có sự tăng trưởng đều đặn. Năm 2017, tiền gửi trung
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Ngoại tệ quy đổi) VND 95,1 93,93 % 92,28 % 7,72 6,07 4,9
dài hạn đạt 7.048 tỷ đồng tăng 188 ỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, tiền gửi trung dài hạn đạt 8.926 tỷ, tăng 1.878 tỷ tương ứng tăng 27%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 49,3% tổng nguồn vốn, tăng tỷ trọng 7,3% so với năm trước.”
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu HĐV cuối kỳ các năm 2016-2018 theo kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo Huy động vốn tại BIDV Ba Đình năm 2016 - 2018)
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tại BIDV – Chi nhánh Ba Đình, hoạt động này được phản ánh qua tổng dư nợ và chất lượng cho vay, thể hiện qua bảng sau:
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trung dài hạn Ngắn hạn KKH 42,05 % 50,70 % 49,32 % 33,16 % 47,83 % 39,14 % 17,52 % 10,16 % 10,12 %
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của BIDV – Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016-2018
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ 11.218 100% 12.855 100% 13.592 100%
1.Theo đối tượng 11.218 100% 12.855 100% 13.592 100%
Cá nhân 1.125 10,03% 925 7,2% 1.400 10,3%
Doanh nghiệp 9.609 85,66% 11.501 89,47% 11.576 85,17%
ĐCTC 484 4,31% 429 3,33% 615 4,53%
2.Theo loại tiền 11.218 100% 12.855 100% 13.592 100% VND 8.935 52,91% 10.678 83,06% 11.583 85,22%
Ngoại tệ (quy đổi
ra VND) 2.283 47,09% 2.177 16,94% 2.009 14,78%
3.Theo thời gian 11.218 100% 12.855 100% 13.592 100% Thấu chi 2.064 18,4% 2.002 15,57% 1.322 9,73%
Ngắn hạn 4.471 39,9% 5.220 40,61% 6.253 46%
Trung và dài hạn 4.683 41,7% 5.633 43,82% 6.017 44,27%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV – Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016-2018)
Từ bảng 2.2 ta thấy không chỉ huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Ba Đình có sự tăng trưởng qua các năm, mà hoạt động cho vay cũng có sự tăng trưởng tương ứng. Cụ thể:
a. Quy mô:
Năm 2017, dư nợ cho vay cuối kỳ của BIDV – Chi nhánh Ba Đình đạt 12.855 tỷ đồng, nằm trong giới hạn cho vay được Hội sở chính giao và tăng 1,637 tỷ đồng ↑15%) so với năm 2016. Đến năm 2018, dư nợ cuối kỳ của chi nhánh đạt 13.592 tỷ đồng, nằm trong giới hạn cho vay được Hội sở chính giao, tăng 736 tỷ đồng ↑6%) so
với năm 2017. Dư nợ bình quân đạt 13.274 tỷ, tăng 1.172 tỷ ↑10%) so với năm 2017.
- So với hệ thống: tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng thấp hơn nhiều so với toàn hệ thống 17%) và các TCTD trên địa bàn 18,5%). Quy mô dư nợ hiện tại của chi nhánh đứng thứ 7 hệ thống – tăng 01 bậc so với năm trước.
b. Cơ cấu dư nợ
Theo đối tượng khách hàng
“Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ trên 85%). Năm 2017, dư nợ doanh nghiệp cuối kỳ đạt 11,501 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 89,47%/TDN, tăng 1.892 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018, dư nợ khách hàng doanh nghiệp đạt 11.576 tỷ, tăng 75 tỷ ↑1%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 85,17% lớn nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh, tỷ trọng giảm 4% so với đầu năm.
Năm 2017, dư nợ khách hàng ĐCTC cuối kỳ đạt 429 tỷ đồng, giảm 11,36% so với dư nợ năm 2016. Đến 31/12/2018, dư nợ khách hàng ĐCTC đạt 615 tỷ đồng, tăng 186 tỷ ↑43%) so với thời điểm đầu năm, chiếm tỷ trọng 5%/TDN;
Dư nợ bán lẻ cuối kỳ năm 2017 đạt 925 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7.2%/TDN. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ sụt giảm từ mức 10%/TDN năm 2016 xuống còn 7.2%/TDN năm 2017 tuy nhiên dư nợ bán lẻ đã đi vào thực chất hơn với tỷ trọng dư nợ từ các sản phẩm cho vay bán lẻ thông thường (không gồm CCGTCG) chiếm 83%/TDN bán lẻ cao hơn so với tỷ lệ năm 2016 là 42%/TDN bán lẻ. Năm 2018, dư nợ bán lẻ cuối kỳ đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 475 tỷ ↑51%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 10%/TDN, tăng tỷ trọng 3% so với đầu năm. Dư nợ bán lẻ không gồm thấu chi, cầm cố giấy tờ có giá là 930 tỷ, tăng 246 tỷ ↑36%) so với đầu năm, chiếm 66%/TDN bán lẻ thấp hơn so với tỷ lệ năm 2017.”
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu Dư nợ cuối kỳ các năm 2016-2018 theo đối tượng khách hàng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay tại BIDV Ba Đình năm 2016 - 2018)
Theo loại tiền
Năm 2017, dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 2.177 tỷ đồng giảm 106 tỷ đồng tương ứng tăng 5%), so với năm 2016 chiếm 17%/ tổng dư nợ của Chi nhánh. Năm 2018, dư nợ VND đạt 11.583 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85,22%, dư nợ USD quy đổi VND) đạt 2.009 tỷ đồngchiếm tỷ trọng 14,78%, giảm so với mức 17% của năm 2016. Tỷ trọng dư nợ USD của chi nhánh cao hơn địa bàn (8,7%) và hệ thống (10,3%).
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu Dư nợ cuối kỳ các năm 2016-2018 theoloại tiền
(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay tại BIDV Ba Đình năm 2016 - 2018)
10.03% 7.20% 10.30% 85.66% 89.47% 85.17% 4.31% 3.33% 4.53% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Cá nhân Doanh nghiệp ĐCTC
- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
USD VND 11.583 10.678 8.935 2.009 2.177 2.283
Theo kỳ hạn
“Qua 3 năm 2016-2018, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung hạn có xu hướng tăng dần, tỷ trọng dư nợ thấu chi giảm dần. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng nợ ngắn hạn lớn hơn nợ trung dài hạn, đúng theo định hướng mà Trụ sở chính đặt ra từ đầu năm 2018.
+ Năm 2017, Cho vay thấu chi vẫn chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ của Chi nhánh với 15,57%, trong đó chủ yếu là cho vay thấu chi tổ chức với đặc thù là các khách hàng có số dư tiền gửi lớn nên NIM cho vay thấp do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung dài hạn ở mức 40,61% và 43,82% tăng nhẹ so với năm 2016.
+ Năm 2018, dư nợ ngắn hạn đạt 7.575 tỷ, tăng 353 tỷ ↑5%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 56% tổng dư nợ; trong đó cho vay thấu chi đạt 1.322 tỷ, chiếm 10% tổng dư nợ giảm 6% so với đầu năm, chi nhánh chủ yếu cho vay thấu chi tổ chức 40%) và định chế tài chính (47%) với đặc thù là các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, NIM cho vay thấp (1,21%-1,25%). Việc giảm dần tỷ trọng dư nợ thấu chi góp phần cải thiện Nim cho vay của chi nhánh trong năm 2018. Cho vay trung dài hạn đạt 6.017 tỷ, tăng 386,5 tỷ ↑1%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 44% tổng dư nợ.”
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu Dư nợ cuối kỳ các năm 2016-2018 theo thời hạn
(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay tại BIDV Ba Đình năm 2016 - 2018)
2,064 2,002 1,322 4,471 5,220 6,253 4,683 5,633 6,017 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
d. Chất lượng cho vay
“Năm 2017, Tỷ lệ nợ nhóm II chiếm 0.16%/TDN tương đương 20.3 tỷ đồng, giảm 120 tỷ so với cuối năm 2016 chủ yếu là do khoản vay 119 tỷ của Công ty Sông Đà Thăng Long chuyển từ nhóm 2 sang nợ xấu. Đến năm 2018, tỷ lệ nợ nhóm II là 0,15% tương ứng với dư nợ nhóm 2 là 19,7 tỷ, giảm tuyệt đối 540 triệu so với đầu năm.
Năm 2017, Tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát với tỷ lệ 1.12%/TDN tương đương 144 tỷ tăng 120 tỷ so với năm 2016. Đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu là 1,23% tương ứng với dư nợ xấu là 167 tỷ, tăng tuyệt đối 23 tỷ so với đầu năm.
Dư nợ ngoại bảng năm 2017 là 35 tỷ đồng tăng 1.3 tỷ so với năm 2016, thu nợ ngoại bảng đạt 4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12%/TDN hạch toán ngoại bảng. Dư nợ ngoại bảng năm 2018 là 144 tỷ, tăng 109 tỷ đồng so với năm 2017.