Giải pháp phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Nam Phi trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quan hệ kinh tế thương mại việt nam nam phi (Trang 83 - 117)

Phi trong thời gian tới

3.3.1 Nhng gii pháp vĩ

Phát triển quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nam Phi lên tầm cao mới

Chúng ta cần xây dựng một chiến lược phát triển quan hệ giữa Việt Nam - Nam Phi với mục tiêu phát triển quan hệ với Nam Phi nên một tầm cao mới, từ quan hệ đối tác vì hợp tác và phát triển như hiện nay lên quan hệ đối tác chiến lược và tiến đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đây là giải pháp chúng ta có thể tham khảo từ Trung Quốc trong phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Nam Phi. Để có được kết quả quan hệ kinh tế thương mại phát triển như hiện nay với Nam Phi, Trung Quốc cũng phải từng bước phát triển quan hệ ngoại giao với Nam Phi từ quan hệ đối tác năm 2000 lên quan hệ đối tác chiến lược năm 2007 và lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện năm 2010.

Việc xây dựng chiến lược này nhằm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nam Phi, sâu rộng hơn, trong nhiều lĩnh vực khác nhau hơn, từ đó kéo theo quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển hơn. Nếu xây dựng được chiến lược này, thì chiến lược thể hiện được quan điểm của Việt Nam ta rất coi trọng thị trường Nam Phi và đồng thời thể hiện được mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với Nam Phi. Bên cạnh đó, chiến lược là mục tiêu chung, kế hoạch hành động chung của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong việc phát triển quan hệ với Nam Phi. Để xây dựng chiến lược này rất cần sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cấp cao của Nhà nước ta để thực hiện các chuyến thăm cấp cao nhằm bày tỏ quan điểm và mong muốn của Nhà nước ta về phát triển quan hệ với Nam Phi lên một tầm cao mới, đồng thời định hướng và chỉ đạo các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc phát triển quan hệ với Nam Phi.

Các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương cần đẩy mạnh và tăng cường các chuyến thăm và làm việc cấp cao đến Nam Phi để góp phần phát triển quan hệ ngoại giao với Nam Phi, tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực tế thị trường Nam

Phi, trên cơ sở đó đề xuất, trao đổi, đàm phán, thỏa thuận với đối tác Nam Phi về các nội dung hợp tác với Nam Phi trong các lĩnh vực do mỗi cơ quan, tổ chức phụ trách để đóng góp vào xây dựng nội dung của chiến lược này.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện các quan hệ kinh tế đã ký kết được cam kết thỏa thuận với Nam Phi

Trong lĩnh vực nông nghiệp, rất cần sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tạo điều kiện cho các hàng nông sản của Nam Phi như hàng rau quả, thịt bò… xâm nhập thị trường Việt Nam để tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi, cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước có lợi hơn với Nam Phi.

Trong lĩnh vực và tài nguyên nước, rất cần sự quan tâm của Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương chia sẻ kinh nghiệm với Nam Phi trong công tác thủy lợi, xây dựng hồ chứa nước giúp Nam Phi khắc phục tình trạng thiếu nước trầm trọng của Nam Phi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải cách đất đai, cải tạo đất đai, phát triển hợp tác xã nông nghiệp, thực hiện chính sách khoán nông nghiệp,… giúp Nam Phi phát triển nông nghiệp, giúp người dân da đen Nam Phi có được đất đai để canh tác nuôi sống bản thân, giảm tình trạng thất nghiệp và đói nghèo.

Trong lĩnh vực du lịch, rất cần sự quan tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm nghiên cứu và đề xuất các chương trình hợp tác về du lịch với Nam Phi, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch tại Nam Phi nhằm thu hút khách du lịch Nam Phi đến Việt Nam và làm việc với Chính phủ Nam Phi tạo điều kiện cho việc cấp visa cho khách du lịch Việt Nam đến Nam Phi, thúc đẩy hoạt động thương mại hai nước về du lịch phát triển. Bên cạnh đó, Các cơ quan pháp luật của Việt Nam như Bộ Tư Pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, … tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa, phòng chống tội phạm buôn bán động vật hoang dã, xử lý thật nghiêm minh các trường hợp phạm tội tại Việt Nam để xây dựng niềm tin cho người dân và Chính phủ Nam Phi, xóa bỏ định kiến e ngại trong việc cấp visa cho khách du lịch Việt Nam đến với Nam Phi.

Đẩy mạnh đàm phán, ký kết các cam kết, thỏa thuận hợp tác với Nam Phi trên các lĩnh vực

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính cần trao đổi, làm việc và đi đến ký kết các thỏa thuận với Ngân hàng dự trữ Nam Phi về việc thiết lập quan hệ tài chính ngân hàng với Nam Phi, tạo cơ sở cho việc thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước, giúp cho việc kinh doanh trực tiếp giữa doanh nghiệp hai nước mà không phải qua các trung gian thương mại.

Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu, xem xét, đề xuất nội dung thỏa thuận với Nam Phi trong việc thiết lập quan hệ vận tải đường không và đường biển trực tiếp với Nam Phi

Bộ Công Thương cần tập trung thúc đẩy ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản với Nam Phi để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sản phẩm khoáng sản của Nam Phi sang Việt Nam, tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi, cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam với Nam Phi có lợi cho Nam Phi.

Trong lĩnh vực đầu tư, rất cần sự quan tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam làm việc trao đổi, làm việc với Bộ Công Thương Nam Phi về các lĩnh vực thu hút cần thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách ưu đãi đầu tư của hai bên để giới thiệu với các doanh nghiệp của hai bên.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm nghiên cứu và đề xuất các chương trình hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Nam Phi trong việc tạo công ăn việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, chính sách bảo vệ người lao động, xóa đói giảm nghèo …

Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm nghiên cứu và đề xuất các chương trình hợp tác, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với Nam Phi trong việc đào tạo và nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề cho người dân da đen Nam Phi…

Bộ Y tế quan tâm nghiên cứu và đề xuất các chương trình hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Nam Phi trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, giải quyết và phòng ngừa dịch bệnh, hợp tác nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm y tế …

Các Bộ ngành khác trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình cần nghiên cứu và đề xuất chương trình hợp tác trên các lĩnh vực có liên quan khác.

Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động quảng bá và xúc tiến trên các lĩnh vực.

Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi cần xây dựng các kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại thường niên với thị trường Nam Phi, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đến thăm, tìm hiểu, khảo sát, tham gia hội trợ, triển lãm tại thị trường Nam Phi, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị giữa doanh nghiệp hai nước mở ra các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp giữa hai nước…

Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi cần tăng cường các hoạt động ngoại giao kinh tế, giới thiệu và quảng bá về đất nước, con người, doanh nghiệp và sản phẩm, tổ chức các hội thảo, hội nghị xúc tiến trên các lĩnh vực thương mại đầu tư và du lịch tại thị trường Nam Phi …

Các Hiệp hội ngành hàng tổ chức các đoàn doanh nghiệp thành viên của mình tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại Nam Phi để giới thiệu các doanh nghiệp và sản phẩm của hiệp hội với thị trường Nam Phi, phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng của Nam Phi tổ chức các hội nghị, hội thảo giữa các doanh nghiệp tạo cơ hội kết nối các doanh nghiệp trong ngành của hai nước trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và ký kết hợp đồng kinh doanh…

Các tỉnh, thành phố cần tổ chức chuyến thăm và làm việc với các tỉnh, thành phố của Nam Phi để thiết lập các mối quan hệ hữu nghị giữa các tỉnh, thành phố của hai nước. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cũng tổ chức các đoàn doanh nghiệp của địa phương đến thăm và khảo sát thị trường Nam Phi, tham gia các hội trợ, triển lãm tại Nam Phi để giới thiệu, quảng bá về địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm của địa phương với thị trường Nam Phi …

Nhà nước ta cần quan tâm củng cố và xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Nam Phi để tạo ra một kênh quan trọng giới thiệu và quảng bá về Việt Nam và đưa sản phẩm hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nam Phi. Hiện nay, ở Nam Phi đã có người Việt Nam đến Nam Phi sinh sống, học tập và làm việc tại Nam Phi,

tuy số lượng chưa nhiều nhưng về lâu dài, đây thực sự là cơ sở quan trọng để xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Nam Phi trong tương lai. Nhà nước cần trao đổi với nhà nước Nam Phi và có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để họ tham gia kinh doanh trên thị trường Nam Phi để đưa hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này.

Các cơ quan, tổ chức nhà nước cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện thương mại tại thị trường Nam Phi. Các cơ quan, tổ chức nhà nước Việt Nam như Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi …cần làm việc và trao đổi với các cơ quan, tổ chức nhà nước Nam Phi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh … tại Nam Phi. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện thương mại tại Nam Phi như cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi cho các dự án thiết lập sự hiện diện thương mại tại Nam Phi của các doanh nghiệp, tài trợ kinh phí đi lại, lưu trú …

Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, Thương vụ Việt Nam, Cơ quan thông tấn xã Việt Nam tại Nam Phi… cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đến Nam Phi tìm hiểu, khảo sát thị trường, tham dự hội trợ triển lãm, giúp đỡ doanh nghiệp như gửi thư mời để làm visa nhập cảnh vào Nam Phi, tìm kiếm và kết nối với các đối tác Nam Phi, phối hợp với Phòng thương mại và công nghiệp địa phương tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp, làm việc với cơ quan tổ chức hội trợ triển lãm để hỗ trợ thuê gian hàng cho doanh nghiệp tham gia hội chợ…

Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, các hiệp hội ngành hàng … cần tiếp xúc, trao đổi, làm việc với các tập đoàn siêu thị bán lẻ của Nam Phi, giới thiệu các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam với các tập đoàn này, kiến nghị với các tập đoàn quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đưa được sản phẩm, hàng hóa Việt Nam vào bán tại chuỗi cửa hàng của các tập đoàn này.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và cung cấp thông tin về thị trường Nam Phi.

Điều đó, rất cần các cơ quan Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, các Hiệp hội ngành hàng, các cơ quan truyền thông, các cơ quan nghiên cứu … quan tâm hơn nữa tăng cường nghiên cứu tìm hiểu, cập nhật các thông tin về thị trường Nam Phi, từ các thông tin khái quát, cơ bản đến các thông tin chi tiết trong các ngành, các ngành lĩnh vực khác nhau để cung cấp, hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, chiến lược hành động đối với thị trường Nam Phi.

Việt Nam cần quan tâm hỗ trợ Nam Phi trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.

Nam Phi tuy là nước có nền kinh tế phát triển nhưng vẫn gặp phải những vấn đề nan giải như thất nghiệp, bất bình đẳng, đói nghèo, bệnh tật và tội phạm gia tăng. Chúng ta cần chung tay giúp đỡ Nam Phi trong việc giải quyết các vấn đề đó, từ đó tạo được ấn tượng và hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam trong lòng người dân và Chính phủ Nam Phi, mở ra các cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước.

Chúng ta có thể giành một khoản chi cho viện trợ nhân đạo các mặt hàng như gạo, quần áo, giày dép - những mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh - giúp Nam Phi thực hiện xóa đói, giảm nghèo, qua đó để người dân Nam Phi biết đến đất nước Việt Nam, sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, từ đó tạo ra nhu cầu tiêu dùng, thói quen tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam.

Chúng ta cũng có thể hỗ trợ Nam Phi, chia sẻ kinh nghiệm tư vấn cho Nam Phi trong công tác xử lý, đấu tranh phòng và chống tội phạm - một lĩnh vực mà Việt Nam có thể nói là rất thành công - như hỗ trợ và phối hợp với Nam Phi xử lý nghiêm minh nạn buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác, , nhằm xóa bỏ những định kiến và tâm lý e ngại của Chính phủ Nam Phi trong việc cấp visa nhập cảnh cho khách du lịch của Việt Nam, cho doanh nhân Việt Nam sang Nam Phi tìm hiểu các đối tác, khảo sát thị trường.

3.3.2 Nhng gii pháp vi mô

Các doanh nghiệp cần chú trọng và chủđộng tìm hiểu nghiên cứu thị trường Nam Phi.

Doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu tiềm năng, nhu cầu thực sự, quy mô và dung lượng của thị trường Nam Phi đối với các sản phẩm của mình.

Doanh nghiệp cần thu thập được thông tin về khách hàng như thu nhập, khả năng chi trả, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, đặc điểm của hành vi mua, khẩu vị đặc biệt của người tiêu dùng tại thị trường Nam Phi đối với sản phẩm của mình.

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường này, họ gồm những ai, họ có điểm mạnh gì, điểm yếu của họ là gì, những hành vi và xu hướng của họ, họ đã từng làm gì, họ thành công gì, thất bại gì.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu sự khác biệt của thị trường Nam Phi trên các mặt văn hóa (màu sắc, kiểu dáng, kích thước, mẫu mã, ngôn ngữ sử dụng trên bao bì, nhãn mác …), luật pháp và hành chính (quy định pháp luật có điều gì ngăn cấm, cản trở, hạn chế hay khuyến khích đối với việc tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường …), vị trí địa lý (thị trường xa hay gần với cơ sở kinh doanh, việc vận chuyển, phân phối sản phẩm hàng hóa thuận lợi hay khó khăn …) môi trường kinh tế (môi trường kinh tế phát triển hay không phát triển, ổn định hay không …).

Doanh nghiệp cần phải xác định được sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường Nam Phi có áp lực cắt giảm chi phí cao hay thấp, có áp lực về thích nghi với thị trường cao hay thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quan hệ kinh tế thương mại việt nam nam phi (Trang 83 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)