Nam và Nam Phi
Quan điểm của Việt Nam đối với thị trường Nam Phi
Quan điểm của nhà nước Việt Nam đối với thị trường Nam Phi được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý sau đây:
Theo Quyết định số 5089/QĐ-BCT ngày 01/10/2010 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề án “Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi”, Việt Nam coi Nam Phi là thị trường có vị trí chiến lược, có vai trò là cửa ngõ vào miền Nam Châu Phi, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng thị trường này làm cầu nối thâm nhập vào thị trường các nước Châu Phi. Đây là thị trường chủ lực của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Châu Phi với yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng hóa vừa phải, phù hợp với trình độ và khả năng sản xuất của Việt Nam.
Theo quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam xác định thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, hạt tiêu, điện thoại di động, thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, xơ sợi dệt các loại sang thị trường Cộng hòa Nam Phi và các nước Châu Phi khác.
Trong buổi tiếp đón bà Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Nam Phi Maite Nkoana Mashabane ngày 7/9/2017 nhân chuyến thăm Việt Nam, Phó Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đề nghị Nam Phi xem xét tăng cường nhập khẩu các sản phẩm nông sản, hàng thực phẩm chế biến, giày dép, dệt may, đồ gỗ… của Việt Nam và tạo điều kiện để các mặt hàng này có thể được bày bán tại các hệ thống siêu thị đa quốc gia và nội địa của Nam Phi như Makro, Metro, Woolworth, Spar, Checker… Để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và thương mại khoáng sản giữa hai nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị hai bên sớm ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về khoáng sản cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu than sang Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu than của Việt Nam, đặc biệt là của các nhà máy nhiệt điện.
Chính sách thương mại của Việt Nam
Chính sách thương mại của Việt Nam được thể hiện trong các văn bản pháp luật sau đây:
Theo Quyết định 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, quan điểm và định hướng xuất nhập khẩu của Việt Nam có một số nội dung chủ yếu như sau: Về xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất, củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới, tăng trưởng xuất khẩu từ 10 - 12%/năm; Về nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tăng trưởng nhập khẩu không vượt quá 11%/năm, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân với các biện pháp phù hợp với các cam kết quốc tế và các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và Nghị định 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón kinh doanh khí, kinh
doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Theo các quy định trên Nhà nước ta đã ban hành các danh mục hàng hóa: Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành.
Trước ngày 17/8/2017, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Quyết định 818/QĐ-BYT ngày 05/03/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS. Kể từ ngày 14/10/2015, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/05/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ngoài ra, quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam số 42/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 20/2004/PL-UBTVQH11, Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 22/2004/PL-UBTVQH11. Nhưng kể từ ngày 01/01/2018, các Pháp lệnh nêu trên bị bãi bỏ và được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Quan điểm của Nam Phi đối với thị trường Việt Nam
Tại cuộc họp báo được tiến hành ngay sau cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Phạm Bình Minh và Bà Maite Nkoana Mashabane, Bộ trưởng Bộ Quan hệ và Hợp tác Quốctế của Cộng hòa Nam Phi ngày 6/8/2013 tại
Pretoria nhân chuyến thăm và làm việc tại Nam Phi của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bà Maite Nkoana Mashabane đã phát biểu rằng Nam Phi rất coi trọng mối quan hệ với Việt Nam và coi Việt Nam là người bạn, người đồng minh đáng tin cậy. Nam Phi cho rằng tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư của hai nước vẫn chưa được khai thác triệt để. Những thiếu hụt đáng kể về thương mại của Nam Phi cần phải được xem xét và cũng nên tập trung vào việc tăng cường sự tác động qua lại cân bằng giữa hai nước về mặt kinh tế.
Ngày 26/7/2017, tại buổi tiếp xã giao bà Kgomotso Ruth Magau - Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam của Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh, Bà Kgomotso Ruth Magau đề nghị phía Việt Nam tạo điều kiện để một số sản phẩm nông sản thực phẩm của nước này (rau quả, thịt bò) tiếp cận thị trường Việt Nam.
Chính sách thương mại của Nam Phi
Chiến lược phát triển kinh tế của Nam Phi nhằm tăng tốc độ tăng trưởng và phát triển công nghiệp gắn liền với việc tạo việc làm. Chính phủ Nam Phi thông qua Bộ Công thương Nam Phi tìm kiếm sự hỗ trợ để phát triển và nâng cấp ngành công nghiệp, tạo việc làm và tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu bằng việc đàm phán các hiệp định thương mại với các nước dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo quy định của Chính phủ Nam Phi, phần lớn hàng hóa nhập khẩu vào Nam Phi không bị hạn chế. Chỉ có một số hàng hóa nhất định do Chính phủ quy định mới phải yêu cầu có giấy phép nhập khẩu. Tất cả các loại hàng đã qua sử dụng bao gồm cả phế liệu phải có giấy phép nhập khẩu do Uỷ ban quản lý thương mại Nam Phi (ITAC - Trade Administration Commission of South Africa) cấp trước khi gửi hàng. Một số hàng hóa xuất khẩu của Nam Phi phải được quản lý và cấp phép xuất khẩu như các hàng hóa chiến lược (nguồn tài nguyên cạn kiệt), phương tiện vận tải đã qua sử dụng, nông sản và phế liệu kim loại. Ngoài ra, trong quản lý xuất nhập khẩu, Chính phủ Nam Phi còn quy định người xuất khẩu và người nhập khẩu phải đăng ký với cơ quan thuế của Nam Phi (SARS - South Africa Revenue Service) để được cấp mã số hải quan thống nhất.
Các cam kết, thỏa thuận giữa Việt Nam và Nam Phi
Theo Hiệp định thương mại ký kết giữa hai nước ngày 25/4/2000, Việt Nam và Nam Phi phải dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc trong mọi vấn đề liên quan tới: các loại thuế hải quan và mọi loại phí và thuế khác áp dụng với hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu cũng như là các phương thức thu các loại thuế hải quan, phí và thuế này; các quy định pháp lý liên quan đến thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho; các loại thuế nội địa và tất cả các khoản thu khác áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hàng nhập khẩu; các phương thức thực hiện các thanh toán phát sinh từ việc thực hiện Hiệp định này và việc chuyển các khoản thanh toán đó; các quy định pháp lý liên quan tới việc bán, mua, vận tải, phân phối và sử dụng hàng hoá tại thị trường nội địa. Đối với mọi vấn đề liên quan tới giấy phép xuất nhập khẩu, Việt Nam và Nam Phi phải dành cho nhau sự đãi ngộ không kém ưu đãi hơn sự đãi ngộ ưu đãi nhất được dành cho nước thứ ba.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký thoả thuận hợp tác ký kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Johannnesburg (17/11/2003) và Phòng Thương mại và Công nghiệp CHAMSA (24/11/2004). Đây là cơ sở để Phòng Thương mại và Công nghiệp của hai nước triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch…, mở ra các cơ hội giao thương, hợp tác cho doanh nghiệp hai nước.
Trong lĩnh vực du lịch, với mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác song phương giữa hai nước và quyết tâm phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau trên nền tảng lâu dài, ngày 6 tháng 10 năm 2010, Việt Nam và Nam Phi đã ký kết Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực du lịch. Theo Hiệp định này, hai bên khuyến khích hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa hai nước thông qua: trao đổi giữa hai nước về chuyên gia và lữ hành và các tổ chức, đoàn thể liên quan đến ngành du lịch; trao đổi các thống kê và nghiên cứu du lịch; phát triển doanh nghiệp du lịch, quảng bá và tiếp thị; hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đầu tư du lịch; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; và tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho khách du lịch. Nhằm phát triển hơn nữa lượng du khách đi lại giữa hai nước, hai bên sẽ nỗ
lực đơn giản hóa các thủ tục đi lại phù hợp với luật pháp hiện hành tại mỗi nước. Chương trình trao đổi giữa hai bên gồm: hai bên khuyến khích và tạo điều kiện để công dân hai nước cùng tìm hiểu về nền văn hóa của nhau và tổ chức các chương trình trao đổi ở tất cả các lĩnh vực du lịch; hai bên hợp tác thực hiện các chương trình trao đổi dưới hình thức đào tạo du lịch và hỗ trợ kỹ thuật về du lịch, tham quan nghiên cứu và trao đổi chuyên gia du lịch. Các hoạt động này phải nằm trong khuôn khổ do hai bên xác định. Hai bên khuyến khích cùng đầu tư vào ngành du lịch ở các lĩnh vực sau: phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; du lịch sinh thái; trao đổi thông tin và các kinh nghiệm phát triển khách sạn và doanh nghiệp; giáo dục và đào tạo; và bất cứ hình thức đầu tư du lịch nào khác được hai bên thống nhất bằng văn bản. Ngoài ra, hai bên còn khuyến khích và phối hợp thực hiện các hoạt động quảng bá và xúc tiến chung tại thị trường du lịch nội địa và quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để mở ra các cơ hội kinh doanh và phát triển kinh tế du lịch giữa hai nước, góp phần phát triển thương mại dịch vụ về du lịch giữa hai nước.
Ngày 6 tháng10 năm 2010, Việt Nam và Nam Phi đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên nước. Theo Bản ghi nhớ này, Việt Nam và Nam Phi sẽ hợp tác về các lĩnh vực phù hợp với pháp luật của mình: quản lý tài nguyên nước, tập trung vào luật pháp, các chính sách và quy chế liên quan; nghiên cứu và phát triển; cơ hội phát triển thương mại liên quan đến nước; tăng cường năng lực thể chế và đào tạo cán bộ, cụ thể như sau: Xây dựng và thực thi các luật, chiến lược và chính sách về tài nguyên nước; Hợp tác về quy hoạch và quản lý lưu vực sông quốc tế; Cải cách phân bổ tài nguyên nước hợp lý và công bằng, bao gồm cấp phép, hệ thống điều hành và chính sách giá cả; Bảo vệ các lợi ích cộng đồng và lợi ích môi trường thông qua xây dựng hệ thống quản lý bảo vệ tài nguyên nước; Quy định về dịch vụ tài nguyên nước bao gồm cơ cấu thể chế và công cụ pháp lý nhằm đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên nước; Phát triển cơ sở hạ tầng tài nguyên nước; Trao đổi kỹ thuật công nghệ về bảo vệ tài nguyên nước và quản lý nhu cầu; Các biện pháp xóa nghèo liên quan đến nước; Các mối quan hệ quốc tế, bao gồm những thỏa thuận song phương và đa phương; Khai thác nước dưới đất và quản lý các tầng chứa nước bị khai thác quá mức; Quản lý lũ và vùng lũ và các biện pháp giảm nhẹ hạn hán; Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý và các nhà khoa học
về lĩnh vực tài nguyên nước, bao gồm đào tạo, chia sẻ thông tin, giáo dục và nghiên cứu; Tăng cường năng lực và sự tham gia cộng đồng ở mọi cấp; và Các vấn đề khác các Bên cùng quan tâm. Các hình thức hợp tác giữa hai bên bao gồm: Trao đổi thông tin và tài liệu trong các lĩnh vực được nêu trên; Trao đổi các đoàn công tác của Chính phủ và khối tư nhân về đối thoại chính sách và các đàm phán về dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước; Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn/đào tạo kỹ thuật hay các chuyến nghiên cứu trao đổi tại mỗi nước về các vấn đề các Bên cùng quan tâm; Thực hiện hợp tác giữa các tổ chức có chung các hoạt động như các tổ chức lưu vực sông; chia sẻ thông tin và những trao đổi khác; Khuyến khích liên doanh giữa các công ty của Nam Phi và Việt Nam về phát triển cơ sở hạ tầng tài nguyên nước. Bản ghi nhớ là cơ sở pháp lý quan trọng để mở ra các cơ hội kinh doanh, phát triển thương mại liên quan đến nước giữa hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển.
Tháng 12 năm 2012, hai nước đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý đa dạng sinh học. Đây là cơ sở cho việc hai nước triển khai hợp tác trên lĩnh vực bảo về nguồn tài nguyên và môi trường.
Nam Phi và Việt Nam đều là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, vì vậy Việt Nam và Nam Phi đều phải thực hiện các cam kết của mình phù hợp với