Thị trường hai nước có mức độc ạnh tranh rất gay gắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quan hệ kinh tế thương mại việt nam nam phi (Trang 75)

Nam Phi và Việt Nam đều là những thị trường mở, thị trường hai nước đều có môi trường cạnh tranh rất gay gắt.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Nam Phi của Việt Nam có những nét tương đồng với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêxia (Trần Thị Lan Hương, 2006). Giá cả hàng hóa của Việt Nam luôn cao hơn những giá cả hàng hóa của những nước này, chưa kể sản phẩm của các nước này đã xuất hiện từ lâu và trở thành quen thuộc trên thị trường Nam Phi (Đỗ Đức Định, 2010). Hàng hóa của Nam Phi vào thị trường Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa của các nước khác, đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc.

Để có thể vượt qua được thách thức này, các doanh nghiệp hai nước cần phải nghiên cứu xem xét cải tiến chất lượng hàng hóa, đổi mới công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị trong sản phẩm.

2.6 Kinh nghiệm của Trung Quốc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Nam Phi

Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất thế giới của Nam Phi. Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Phi và thương mại giữa hai nước chiếm hơn 1/4 thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi.

Theo số liệu của ICT, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi sang Trung Quốc đạt 6,8 tỷ USD với các sản phẩm là quặng, sắt thép, kim loại màu, đá quý nhiên liệu khoáng, dầu …. và kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi từ Trung

Quốc đạt 13,5 tỷ USD với các sản phẩm chủ yếu gồm máy móc, thiết bị, giày dép, quần áo, nhựa và sản phẩm nhựa … (xem bảng 2.15 và 2.16)

Ngoài ra, Trung Quốc và Nam Phi có mối quan hệ về đầu tư rất phát triển. Trung Quốc đã có nhiều dự án đầu tư tại Nam Phi và Nam Phi cũng có nhiều dự án đầu tư tại Quốc.

Để có được vị thế như vậy trong phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Nam Phi là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nổi bật là do những nguyên nhân sau đây:

2.6.1 Trung Quc đã xây dng và phát trin được mi quan h ngoi giao

tm cao đó là quan hđối tác chiến lược toàn din vi Nam Phi

Trung Quốc và Nam Phi đã thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1998. Đến tháng 4 năm 2000, hai nước ký kết Tuyên bố Pretoria về việc thành lập quan hệ đối tác. Tháng 10 năm 2007, hai nước đã nâng quan hệ hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược. Đến tháng 8 năm 2010, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nam Phi Zuma, Trung Quốc và Nam Phi đã ký kết Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ở tầm quan hệ này, Nam Phi và Trung Quốc có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nam Phi và Trung Quốc cam kết xây dựng, phát triển và tăng cường quan hệ giữa hai nước dựa trên những nguyên tắc chung là thân thiện, tin tưởng lẫn nhau; bình đẳng và cùng có lợi; hợp tác, học hỏi lẫn nhau và cùng hành động để phát triển.

Mặc dù hai nước có sự khác biệt về văn hóa, chính trị và định hướng phát triển kinh tế xã hội, nhưng hai nước rất gần nhau trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng của nhân loại. Hai bên đều thấy được tầm quan trọng trong việc phát triển quan hệ hợp tác dựa trên những giá trị và lợi ích cốt lõi của nhau.

Mục tiêu lớn nhất của Nam Phi trong quan hệ với Trung Quốc là sử dụng cơ chế này để giải quyết các vấn đề bất bình đẳng, đói nghèo và thất nghiệp thông qua việc phát triển quan hệ kinh tế. Đồng thời, mối quan hệ chặt chẽ giữa Nam Phi và Trung Quốc ở các cấp độ khác nhau là yếu tố quan trọng để Nam Phi mở rộng

quan hệ với các nước khác. Trung Quốc coi Nam Phi là đối tác quan trọng hàng đầu trong quan hệ của Trung Quốc với Châu Phi.

Việc xây dựng được mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước là cơ sở để hai nước hợp tác và phát triển một cách chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, kéo theo quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đạt được kết quả cao và ngày càng phát triển hơn.

2.6.2 Trung Quc đã có được nhiu cam kết, tha thun vi Nam Phi

Trên cơ sở các kỳ họp Uỷ ban song phương giữa hai nước và việc thực hiện nhiều chuyến thăm và làm việc của các nhà lãnh đạo cấp cao, hai bên đã thực hiện đàm phán, trao đổi các vấn đề và đi đến ký kết được các thỏa thuận quan trọng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong lĩnh vực ngoại giao, hai bên đã ký kết các văn bản pháp lý như: Tuyên bố Pretoria về quan hệ đối tác (4/2000); Công hàm trao đổi về việc thành lập Uỷ ban song phương giữa hai nước (12/2001); Thư bày tỏ về hợp tác và trao đổi hữu nghị (7/2004); Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước (8/2010); Tuyên bố Bắc Kinh về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (8/2010); Bản ghi nhớ về miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao (8/2010); “Điều khoản tham vấn của Nhóm làm việc chung về hợp tác cấp Bộ trưởng giữa hai nước” (3/2013).

Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, hai bên đã ký kết nhiều văn bản pháp lý quan trọng, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và quản lý hành chính công (31/1/2002); Quy chế điểm đến được phê chuẩn (10/2002); Bản ghi nhớ về thiết lập Uỷ ban chuyên ngành về khoáng sản Trung Quốc - Nam Phi (8/2010); Bản ghi nhớ về thành lập Uỷ ban chuyên ngành về các vấn đề năng lượng Trung Quốc - Nam Phi (8/2010); Bản ghi nhớ về thành lập Uỷ ban chuyên ngành về các vấn đề liên quan đến đường sắt (8/2010); Bản ghi nhớ về thành lập Uỷ ban chuyên ngành về các vấn đề liên quan đến giao thông vận tải (8/2010); Bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng (8/2010); Bản ghi nhớ trong lĩnh vực quản lý môi trường (8/2010); Bản ghi nhớ về địa lý và hợp tác về nguồn tài nguyên khoáng sản (9/2011); Hiệp định về phát triển

hợp tác tài chính (9/2011); Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Nam Phi đã đạt được thỏa thuận về việc hỗ trợ tài chính cho hợp tác song phương về xây dựng cơ sở hạ tầng, vận tải, sử dụng nguồn nước, xây dựng nhà ở, y tế và giáo dục (9/2011); Hiệp định song phương về hợp tác trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và du lịch (10/2013).

Trong lĩnh vực pháp luật, hai bên đã đạt được những thỏa thuận quan trọng như: Hiệp định về dẫn độ (10/10/2001); Hiệp định về dẫn độ và hỗ trợ pháp lý chung (12/2001); Hiệp định về các vấn đề về tội phạm và hỗ trợ pháp lý (1/2003).

2.6.3 Trung Quc thc hin mnh m các hot động qung bá và xúc tiến ti Nam Phi ti Nam Phi

Chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc thường xuyên thực hiện quảng bá hình ảnh đất nước và hàng hóa của Trung Quốc tại thị trường Nam Phi.

Năm 2013, hai nước chọn năm 2014 là “Năm Nam Phi tại Trung Quốc” và năm 2015 là “Năm Trung Quốc tại Nam Phi” đúng vào dịp Nam Phi kỷ niệm 20 năm nền tự do và dân chủ. “Năm Nam Phi tại Trung Quốc” 2014 là sự kiện để Nam Phi giới thiệu giới thiệu những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của Chính phủ Nam Phi dân chủ đầu tiên kể từ năm 1994. Năm 2015 “Năm Trung Quốc tại Nam Phi là dịp để Trung Quốc giới thiệu về đất nước với người dân Nam Phi.

Các doanh nghiệp Trung Quốc thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm do Nam Phi tổ chức. Số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia hội chợ triển lãm tại Nam Phi luôn đông nhất, chiếm phần khu vực lớn nhất tại hội chợ, với hàng hóa sản phẩm trưng bày tại hội trợ rất đa dạng và phong phú thể hiện nổi bật được tiềm năng và vị thế của sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã có sự hiện diện thương mại tại thị trường Nam Phi, có cả văn phòng đại diện, chi nhánh và các cơ sở sản xuất hàng hóa tại Nam Phi thông qua các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Nam Phi.

Trung Quốc đã xây dựng và phát triển được cộng đồng người Trung Quốc đông đảo tại Nam Phi. Hiện nay, Trung Quốc có được một cộng đồng người Trung

Quốc đông đúc tại Nam Phi. Người Trung Quốc đã đến Nam Phi từ rất lâu. Nhờ có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước, cộng đồng người Trung Quốc được Chính phủ Nam Phi ủng hộ và tạo điều kiện sinh sống và kinh doanh tại Nam Phi. Họ sống tập trung ở các khu vực riêng và xây dựng lên các Trung tâm thương mại của Trung Quốc tại Nam Phi, chuyên kinh doanh các sản phẩm của Trung Quốc. Ngoài ra, họ còn mở nhiều nhà hàng chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống với các món ăn truyền thống của Trung Quốc, qua đó giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước và sản phẩm của Trung Quốc với người dân Nam Phi. Các cửa hàng của người Trung Quốc còn sử dụng người lao động Nam Phi, giúp tạo được công ăn việc làm cho người dân Nam Phi.

2.6.4 Hàng hóa ca Trung Quc có sc cnh tranh cao ti th trường Nam Phi Phi

Trung Quốc có nguồn hàng xuất khẩu lớn, có giá cả thấp và chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của tất cả các tầng lớp người dân Nam Phi, từ những người da trắng với những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm đến đa số người dân da đen với yêu cầu về giá rẻ. Hàng hóa của Trung Quốc đã thực sự giúp Nam Phi thực hiện các mục tiêu kinh tế như xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân da đen Nam Phi.

Từ những kinh nghiệm trên đây của Trung Quốc, Việt Nam chúng ta tuy không có các điều kiện thuận lợi như Trung Quốc, nhưng chúng ta có thể xem xét, tham khảo, học hỏi để áp dụng vào trong điều kiện hoàn cảnh của nước ta trong việc phát triển kinh tế thương mại với Nam Phi trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NAM PHI

3.1 Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nam Phi

Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi thực sự có nhiều triển vọng, thể hiện trên các mặt sau đây:

3.1.1 Hai nước có kh năng nâng cao kim ngch trao đổi thương mi

Như trên đã phân tích, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đều chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đồng thời kim ngạch theo từng nhóm hàng xuất khẩu và từng nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu theo nhóm hàng của Việt Nam, nên Việt Nam và Nam Phi hoàn toàn có khả năng nâng cao kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước cũng như kim ngạch trao đổi thương mại theo từng nhóm hàng, từ đó thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.

Hàng hóa của Nam Phi và Việt Nam có những khả năng bổ sung cho nhau. Những mặt hàng Nam Phi có nhu cầu, nhưng không thể sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu, mà cần phải nhập khẩu chính là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, giày dép, hàng dệt may, hàng điện tử ... trong khi Việt Nam cần nhập khẩu một số sản phẩm như khoáng sản, sắt, thép, máy móc, hóa chất, gỗ... thì Nam Phi đều có khả năng đáp ứng (Đỗ Đức Định, 2010).

Việt Nam và Nam Phi đều là những nước có dân số đông, với đa số người dân có mức thu nhập thấp, nên thị trường Việt Nam và Nam Phi đều là những thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn, không có đòi hỏi cao về sản phẩm hàng hóa, hàng rào bảo hộ không chặt chẽ như các nước phát triển (Trần Thị Lan Hương, 2006), đồng thời Chính phủ hai nước đều mong muốn phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của nhau khi thâm nhập thị trường. Do vậy, hàng hóa của hai nước có thể dễ dàng để thâm nhập thị trường của nhau.

Nam Phi có thế mạnh về sản phẩm khoáng sản, Việt Nam có thế mạnh như hàng thủy sản, cao su ... nên hai bên có thể phát huy hơn nữa thế mạnh của mình để nâng cao kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai bên.

3.1.2 Hai bên có nhiu kh năng hp tác trên nhiu lĩnh vc

Việt Nam và Nam Phi đều đang trong quá trình cải cách theo hướng kinh tế thị trường và mở rộng hội nhập quốc tế, mỗi nước có những lợi thế riêng, nên có nhiều cơ hội và khả năng hợp tác nhiều mặt giữa hai bên (Đỗ Đức Định, 2010).

Nam Phi có thế mạnh về kỹ thuật và công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản, nên có thể hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách có hiệu quả.

Nam Phi đánh giá cao thành công của Việt Nam trong việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp, khoán đất nông nghiệp và mong muốn được Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm để xem xét áp dụng vào Nam Phi.

Việt Nam có kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, cải tạo đất đai, công tác thủy lợi, nên có thể hợp tác và hỗ trợ Nam Phi trong việc khắc phục tình trạng thiếu nước, cải tạo đất đai để phát triển nông nghiệp.

Việt Nam có nhu cầu lớn trong việc giáo dục và đào tạo, trong khi Nam Phi có nền giáo dục phát triển. Đây là cơ hội để hai nước mở rông quan hệ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Trong lĩnh vực y tế, Nam Phi có ngành y tế phát triển, có trình độ cao và công nghệ hiện đại, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo, nhất là căn bệnh ung thư. Việt Nam hiện nay có tỷ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo ngày càng cao. Vì vậy, hai nước có cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này để người dân Việt Nam có cơ hội được điều trị tại các cơ sở chữa bệnh tại Nam Phi. Bên cạnh đó, Việt Nam và Nam Phi có thể chia sẻ với nhau những kinh nghiệm trong việc ngăn chặn dịch bệnh, đặc biệt là căn bệnh HIV/AIDS.

Việt Nam và Nam Phi là hai quốc gia được đánh giá là các quốc gia sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của vấn đề biến đổi khí hậu, nên hai nước cần hợp tác và chia sẻ với nhau trong lĩnh vực này.

3.2 Định hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nam Phi Phi

3.2.1 Tiếp tc thúc đẩy quan h thương mi hàng hóa gia hai nước

Chúng ta có thể thấy rằng quan hệ thương mại có vai trò trung tâm trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Đây cũng là mối quan hệ giữa hai nước đã giành được những thành tựu và còn có nhiều triển vọng có thể nâng cao kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.

3.2.2 Tiếp tc trin khai các quan h kinh tếđã được trin khai trên thc tế

đã đạt được tha thun

Tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ giữa hai nước về đầu tư, nông nghiệp. Đây là quan hệ giữa hai nước đã được triển khai thực hiện trên thực tế, nhưng kết quả chưa cao, cần phải tiếp nâng cao kết quả của mối quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực này.

Thúc quan hệ giữa hai nước về du lịch và tài nguyên nước. Đây là những quan hệ mà hai nước đã ký kết được Hiệp định và Bản ghi nhớ nhưng chưa được triển khai trên thực tế, cần phải triển khai quan hệ hợp tác về các lĩnh vực này trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quan hệ kinh tế thương mại việt nam nam phi (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)