Các loại hợp đồng và phương pháp tái bảo hiểm phi hàng hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tái bảo hiểm phi hàng hải tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC) (Trang 39)

1.2.1 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm phi hàng hải

Bảo hiểm phi hàng hải nói chung có thể bao gồm cả hợp đồng tái tạm thời, hợp đồng tái cố định và hợp đồng tái mở sẵn, tuy nhiên loại thứ ba không phổ biển. Thông thường, các công ty sẽ xây dựng hợp đồng tái bảo hiểm cố định và tái tạm thời các rủi ro vượt quá hạn mức của hợp đồng cố định và các rủi ro bị loại trừ trong hợp đồng cố định. Chẳng hạn, rủi ro có số tiền bảo hiểm 100.000.000 USD, hạn mức hợp đồng cố định cho rủi ro này là 70.000.000 USD thì công ty nhượng sẽ phải thu xếp tái tạm thời 30.000.000 USD.

1.2.2 Các phương pháp tái bảo hiểm phi hàng hải

Bảo hiểm phi hàng hải có thể bao gồm phương pháp tái tỉ lệ và phi tỉ lệ, tuy nhiên tái bảo hiểm vượt tỉ lệ bồi thường là không phổ biến.

Việc kết hợp này thường là: kết hợp tái bảo hiểm số thành và mức dôi, kết hợp tái bảo hiểm số thành và vượt mức bồi thường, kết hợp tái bảo hiểm mức dôi và vượt mức bồi thường…

 Tái bảo hiểm kết hợp số thành và mức dôi bản chất là kết hợp hai phương pháp tái bảo hiểm theo tỉ lệ nên khá đơn giản và dễ áp dụng, phù hợp với công ty bảo hiểm mới thành lập hoặc những công ty triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới so với thị trường bảo hiểm/tái bảo hiểm. Kết hợp hai phương pháp này giúp cho việc phân tán rủi ro được nhanh chóng, đảm bảo ổn định tài chính cho tất cả các bên.

 Tái bảo hiểm kết hợp số thành và vượt mức tự bồi thường

đồng số thành, sau đó, nhà tái vượt mức tự bồi thường có thể bảo vệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận tái số thành. Nó bảo vệ cho ai thì đầu năm nghiệp vụ, công ty được bảo vệ phải đặt cọc một số tiền nhất định gọi là phí đặt cọc, nếu kết quả kinh doanh tốt, thậm chí không phải bồi thường thì công ty nhượng cũng không có quyền đòi lại khoản phí đặt cọc này.

 Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi và vượt mức tự bồi thường

Bản chất của dạng kết hợp này là nhà nhận tái bảo hiểm vượt mức tự bồi thường có thể bảo vệ cho công ty nhượng hoặc nhận mức dôi hoặc cho cả hai. Phí đặt cọc cũng được áp dụng tương tự dạng kết hợp tái bảo hiểm số thành và vượt mức tự bồi thường.

Tái bảo hiểm kết hợp số thành và vượt mức tự bồi thường, mức dôi và vượt mức tự bồi thường được áp dụng khá bổ biến trên thế giới hiện nay vì một số lý do sau:

Thứ nhất là khả năng phân tán rủi ro nhanh để đảm bảo ổn định kinh doanh cho tất cả các bên tham gia

Thứ hai, các đối tượng bảo hiểm ngày nay rất đa dạng, phong phú, đặc biệt là biên độ dao động số tiền bảo hiểm ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, việc áp dụng các dạng kết hợp này có thể giúp tăng năng lực khai thác bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho quá trình chào tái bảo hiểm.

Thứ ba, kết hợp các phương pháp tái giúp các công ty tái bảo hiểm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp tiết giảm các thủ tục thực hiện, kí kết hợp đồng và đáp ứng được các nhu cầu về tái bảo hiểm trên thị trường thế giới.

1.3 Khái quát về tái bảo hiểm phi hàng hải trên thế giới

Tình trạng cạnh tranh trên thị trường tái bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm phi hàng hải nói riêng trên thế giới tiếp tục gia tăng do sự dư thừa về cung năng lực bảo hiểm/tái bảo hiểm (capacity). Kết thúc 9 tháng đầu năm 2016, năng lực tái bảo hiểm toàn cầu tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức 595 tỷ USD.

Bảng 1.7: Top 5 công ty tái bảo hiểm toàn cầu xếp hạng theo doanh thu năm 2015

Đơn vị: triệu USD

Tên công ty Doanh thu

Munich Reinsurance Co 33.624

Swiss Reinsurance Co 30.442

Hannover Rueck SE 16.121

Berkshire Hathaway Re 13.382

SCOR SE 13.111

Nguồn: S&P Global rating, Global Reinsurance Highlights 2016

Như vậy có thể thấy Munich Re và Swiss Re vẫn là hai doanh nghiệp đứng đầu về doanh thu tái bảo hiểm, là những chuyên gia với bề dày kinh nghiệm trên thế giới. Bên cạnh đó, tại các thị trường phát triển, tái bảo hiểm nhìn chung và cụ thể là tái bảo hiểm phi hàng hải đang có xu hướng chuyển từ tái bảo hiểm tỉ lệ sang phương pháp phi tỉ lệ, đồng thời nhà tái tăng dần mức giữ lại phù hợp với kinh nghiệm và kết quả hoạt động kinh doanh. Năm 2016 cũng chứng kiến nhiều vụ mua lại và sáp nhập (M&A) lớn như: Imtrust Financial và ANV Holdings, Sompo Holdings và Endurance, Argo Group và Ariel Re…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI BẢO HIỂM PHI HÀNG HẢI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC)

2.1 Khái quát về tái bảo hiểm phi hàng hải tại Việt Nam

Trước năm 1994, bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam là thị trường độc quyền của Công ty bảo hiểm Việt Nam (tiền thân của tập đoàn Bảo Việt – đơn vị chính thức đi vào hoạt động năm 1965). Hoạt động tái bảo hiểm trong thời gian này phần đa mang tính một chiều – nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài phần vượt quá khả năng giữ lại của Bảo Việt. Việc ban hành nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1994) đã tạo bước ngoặt về cơ sở pháp lý cho sự phát triển của ngành bảo hiểm - tái bảo hiểm, bằng chứng là sự ra đời của Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) năm 1994 và rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác như Bảo Minh (1994), PJICO (1995), PVI (1996)… Tính đến hết tháng 6/2016, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm 30 công ty bảo hiểm và 2 công ty tái bảo hiểm với thị phần top 10 doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

Bảng 2.1: Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và thị phần của top 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016

Đơn vị: tỷ VNĐ

Doanh nghiệp Phí bảo hiểm gốc Thị phần

Kỳ báo cáo Cùng kỳ năm trước Tăng trưởng

PVI 3.628 3.342 8,55% 20,54% Bảo Việt 2.985 2.793 6,91% 16,90% PTI 1.470 1.106 32,91% 8,33% Bảo Minh 1.396 1.322 5,58% 7,90% PJICO 1.194 1.091 9,39% 6,76% VASS 838 518 61,89% 4,74% MIC 809 654 23,74% 4,58% BIC 704 628 12,00% 3,98% ABIC 528 355 48,64% 2,99% Samsung Vina 438 684 -36,01% 2,48%

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam 6 tháng năm 2016, tr. 95

Biểu đồ 2.1: Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 6 tháng đầu năm năm 2016 PVI 21% Bảo Việt 17% PTI 8% Bảo Minh 8% PJICO 7% VASS 5% MIC 5% Khác 30%

Doanh thu bảo hiểm gốc của top 10 doanh nghiệp lớn chiếm hơn 79% doanh thu toàn thị trường, riêng top 3 chiếm khoảng 46% doanh thu toàn thị trường. Trong đó, kết thúc 6 tháng đầu năm 2016, Vass có tên trong top 7 doanh nghiệp lớn nhất do phát triển mạnh doanh thu bảo hiểm xe cơ giới (tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2015). Phí nhận tái bảo hiểm phi hàng hải (bao gồm nhận TBH cả trong và ngoài nước của Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm PVI - PVI Re và Vinare) là 1.349 tỷ VNĐ, phí nhượng tái bảo hiểm phi hàng hải là 945 tỷ VNĐ.

Tái bảo hiểm phi hàng hải tại Việt Nam bao gồm chủ yếu hai loại hợp đồng là hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời và hợp đồng tái bảo hiểm cố định (mẫu hợp đồng như phụ lục 5). Trong đó, hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời có nội dung tương tự như hợp đồng bảo hiểm gốc với các thông tin về người được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, mức khấu trừ, điều khoản thanh toán, các điều kiện điều khoản bổ sung, tỉ lệ tham gia nhận tái bảo hiểm của công ty nhận, hoa hồng tái bảo hiểm… Hợp đồng tái bảo hiểm cố định bao gồm các nội dung như: thời hạn bảo hiểm, cơ sở bồi thường, phạm vi bảo hiểm, thanh toán phí, phương pháp tính phí, các điều khoản loại trừ, hoa hồng tái bảo hiểm… Ngoài ra, các phương pháp tái bảo hiểm được vận dụng khá linh hoạt tùy vào tình hình kinh doanh và kế hoạch của từng doanh nghiệp.

2.2 Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC)

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) là đơn vị bảo hiểm thuộc Bộ Quốc phòng được thành lập theo quyết định số 871/BQP ngày 22/02/2007 của Quân ủy Trung ương và giấy phép số 43GP/KDBH ngày 08/10/2007 của Bộ Tài chính. Trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp bảo hiểm thuận tiện hàng đầu và khát vọng nằm trong top 5 doanh nghiệp bảo hiểm năm 2020, top 3 doanh nghiệp bảo hiểm năm 2025, trong những năm qua, MIC đã có những bước tiến không ngừng. Cụ thể, doanh thu bảo hiểm tăng trưởng ấn tượng từ 500 tỷ VNĐ (năm 2012) lên mức 1.000 tỷ VNĐ (năm 2014), 1.500 tỷ VNĐ (năm 2015), 2.000 tỷ VNĐ (năm 2016). Bên cạnh đó, MIC đã hoàn thiện việc xây dựng mô hình tổ chức mới với 9 khối, 27 ban, kiện toàn tổ chức và xây dựng bộ tiêu chuẩn KPIs (chỉ số đánh giá năng lực thực hiện công việc).

Biểu đồ 2.2: Doanh thu MIC giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: tỷ VNĐ 2012 2013 2014 2015 2016 0 500 1000 1500 2000 2500

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ tài liệu của MIC

Với ý thức về sứ mạng của mình, MIC hiện đã xây dựng và ban hành gần 200 sản phẩm bảo hiểm khác nhau, phục vụ mọi đối tượng khách hàng và đặc biệt là nhiều sản phẩm phục vụ riêng cho khách hàng trong ngành như: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp y, bác sỹ trong quân đội, bảo hiểm tai nạn quân nhân, bảo hiểm tai nạn học viên trong các trường quân đội…

Doanh thu

Ủy ban giám định bồi thường

Ủy ban đầu tư

Ủy ban thù lao và nhân s

Ủy ban quản trị rủi ro

Ủy ban chiến lược

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Ban kim soát

Cơ quan kim toán ni b

Văn phòng hội đồng quản trị

Ban Quốc phòng an ninh Ban khách hàng doanh nghip và tổ chức

Ban quản lý mạng lưới và kênh phân phi Ban marketing và dịch vụ khách hàng Ban chiến lược và chuyển đổi Văn phòng Văn phòng miền Nam Ban vận hành CNTT Ban phát triển CNTT Ban dịch vụ hỗ trợ Ban quản trị rủi ro Ban pháp chế và tuân thủ Ban phát triển nguồn nhân lực Ban quản lý nhân sự Ban kế hoạch Ban kế toán tài chính Ban quản trị hệ thống thông tin Ban giám định bồi thường Trung tâm GĐBT khu vực HN Bộ phận GĐBT tại các đơn vị Trung tâm GĐBT khu vực HCM

Trung tâm GĐBT khu vực miền Trung – Tây Nguyên Ban BH xe cơ giới Ban BH hàng hải – năng lượng – hàng không Ban TBH Ban BH tài sản kỹ thuật Ban BH Con người Ban phát triển sản phẩm Ban đầu tư Khối khách hàng doanh nghiệp Khối khách hàng cá nhân Khối đầu

tư nghiệp vụKhối

Khối giám định bồi thường Khối tài chính kế hoạch Khối phát triển nguồn nhân lực Khối công nghệ thông tin Khối quản trị rủi ro Ban Bancassur ance Ban phát triển khách hàng cá nhân

2.3 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi hàng hải tại MIC

2.3.1 Các sản phẩm bảo hiểm tại MIC

Bảng 2.2: Các sản phẩm bảo hiểm phi hàng hải tại MIC

Nghiệp vụ Sản phẩm bảo hiểm chính

Bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản; Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh; Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân; Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng Bảo hiểm

kỹ thuật

Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt; Bảo hiểm công trình xây dựng dân dụng hoàn thành (CECR); Bảo hiểm đổ vỡ máy móc; Bảo hiểm thiết bị điện tử; Bảo hiểm máy móc thiết bị cho thuê; Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu; Bảo hiểm nổ nồi hơi; Bảo hiểm hàng hóa trong kho lạnh

Bảo hiểm hỗn hợp

- Bảo hiểm con người

Bảo hiểm tai nạn học viên trong các trường quân đội; Bảo hiểm tai nạn quân nhân; Bảo hiểm du khách quốc tế; Bảo hiểm sức khỏe cao cấp; Bảo hiểm chăm sóc y tế cao cấp; Bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh, sinh viên 24h; Bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên; Bảo hiểm du lịch toàn cầu; Bảo hiểm người Việt Nam đi du lịch nước ngoài; Bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện; Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam; Bảo hiểm du lịch trong nước

- Bảo hiểm trách nhiệm và hỗn hợp khác

Bảo hiểm lòng trung thành; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chung; Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm; Bảo hiểm trách nhiệm nghề tư vấn, thiết kế và giám sát; Bảo hiểm trách nhiệm công cộng; Bảo hiểm hỗn hợp nhà tư nhân; Bảo hiểm tín dụng cá nhân; Bảo hiểm tiền; Bảo hiểm trộm cướp

- Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm cháy nổ xe mô tô, xe máy; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới; Bảo hiểm vật chất xe cơ giới; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe; Bảo hiểm lái phụ xe và người ngồi trên xe

- Bảo hiểm bồi thường giải thưởng HIO, bảo hiểm tiền

2.3.2 Cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ trong bảo hiểm phi hàng hải tại MIC

Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm phi hàng hải của MIC giai đoạn 2012 – 2016

Nghiệp vụ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

BH xe cơ giới 47% 52% 58% 55% 58% BH con người 15% 19% 11% 10% 9% BH trách nhiệm 1% 2% 0% 3% 3% BH hỗn hợp khác 2% 1% 2% 3% 0% BH tài sản 8% 11% 12% 13% 13% BH kỹ thuật 27% 15% 17% 16% 17%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website mic.vn

Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng nghiệp vụ xe cơ giới trong bảo hiểm phi hàng hải của MIC giai đoạn 2012 – 2016

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy bảo hiểm hỗn hợp, trong đó đặc biệt là bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỉ trọng rất lớn trong doanh thu bảo hiểm phi hàng hải nói riêng và trong doanh thu bảo hiểm (bao gồm doanh thu bảo hiểm gốc và doanh thu nhận tái bảo hiểm) của MIC nói chung. Tỉ trọng này dao động khoảng 50% doanh thu bảo hiểm phi hàng hải và có xu hướng tăng dần: năm 2015, bảo hiểm hỗn hợp (bao gồm bảo hiểm con người, xe cơ giới, trách nhiệm và các loại bảo hiểm hỗn hợp khác) chiếm 70,7% doanh thu phi hàng hải trong đó riêng bảo hiểm xe cơ giới chiếm 54,8%; năm 2016, bảo hiểm hỗn hợp chiếm 70% doanh thu phi hàng hải, tỉ lệ này ở bảo hiểm xe cơ giới là 58%... Trong khi đó, theo số liệu của

Cục quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính, kết thúc năm 2016, tại thị trường Việt Nam, bảo hiểm hỗn hợp chiếm khoảng 70,89% doanh thu bảo hiểm phi hàng hải, trong đó, bảo hiểm xe cơ giới chiếm 39,36%. Ngoài ra, tỉ trọng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc phi hàng hải có sự khác biệt giữa các công ty có yếu tố nước ngoài và nhóm còn lại, cụ thể, tỉ trọng trên ở tổng công ty cổ phần Bảo Minh là 31,14% thuộc nhóm công ty có cơ cấu hợp lý trên thị trường Việt Nam còn tỉ trọng này ở công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Việt Tokio Marine (liên doanh giữa Bảo Việt – tập đoàn Bảo hiểm - Tài chính hàng đầu Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tái bảo hiểm phi hàng hải tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC) (Trang 39)