2.3.1 Các sản phẩm bảo hiểm tại MIC
Bảng 2.2: Các sản phẩm bảo hiểm phi hàng hải tại MIC
Nghiệp vụ Sản phẩm bảo hiểm chính
Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản; Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh; Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân; Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng Bảo hiểm
kỹ thuật
Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt; Bảo hiểm công trình xây dựng dân dụng hoàn thành (CECR); Bảo hiểm đổ vỡ máy móc; Bảo hiểm thiết bị điện tử; Bảo hiểm máy móc thiết bị cho thuê; Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu; Bảo hiểm nổ nồi hơi; Bảo hiểm hàng hóa trong kho lạnh
Bảo hiểm hỗn hợp
- Bảo hiểm con người
Bảo hiểm tai nạn học viên trong các trường quân đội; Bảo hiểm tai nạn quân nhân; Bảo hiểm du khách quốc tế; Bảo hiểm sức khỏe cao cấp; Bảo hiểm chăm sóc y tế cao cấp; Bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh, sinh viên 24h; Bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên; Bảo hiểm du lịch toàn cầu; Bảo hiểm người Việt Nam đi du lịch nước ngoài; Bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện; Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam; Bảo hiểm du lịch trong nước
- Bảo hiểm trách nhiệm và hỗn hợp khác
Bảo hiểm lòng trung thành; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chung; Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm; Bảo hiểm trách nhiệm nghề tư vấn, thiết kế và giám sát; Bảo hiểm trách nhiệm công cộng; Bảo hiểm hỗn hợp nhà tư nhân; Bảo hiểm tín dụng cá nhân; Bảo hiểm tiền; Bảo hiểm trộm cướp
- Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm cháy nổ xe mô tô, xe máy; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới; Bảo hiểm vật chất xe cơ giới; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe; Bảo hiểm lái phụ xe và người ngồi trên xe
- Bảo hiểm bồi thường giải thưởng HIO, bảo hiểm tiền
2.3.2 Cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ trong bảo hiểm phi hàng hải tại MIC
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm phi hàng hải của MIC giai đoạn 2012 – 2016
Nghiệp vụ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
BH xe cơ giới 47% 52% 58% 55% 58% BH con người 15% 19% 11% 10% 9% BH trách nhiệm 1% 2% 0% 3% 3% BH hỗn hợp khác 2% 1% 2% 3% 0% BH tài sản 8% 11% 12% 13% 13% BH kỹ thuật 27% 15% 17% 16% 17%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website mic.vn
Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng nghiệp vụ xe cơ giới trong bảo hiểm phi hàng hải của MIC giai đoạn 2012 – 2016
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy bảo hiểm hỗn hợp, trong đó đặc biệt là bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỉ trọng rất lớn trong doanh thu bảo hiểm phi hàng hải nói riêng và trong doanh thu bảo hiểm (bao gồm doanh thu bảo hiểm gốc và doanh thu nhận tái bảo hiểm) của MIC nói chung. Tỉ trọng này dao động khoảng 50% doanh thu bảo hiểm phi hàng hải và có xu hướng tăng dần: năm 2015, bảo hiểm hỗn hợp (bao gồm bảo hiểm con người, xe cơ giới, trách nhiệm và các loại bảo hiểm hỗn hợp khác) chiếm 70,7% doanh thu phi hàng hải trong đó riêng bảo hiểm xe cơ giới chiếm 54,8%; năm 2016, bảo hiểm hỗn hợp chiếm 70% doanh thu phi hàng hải, tỉ lệ này ở bảo hiểm xe cơ giới là 58%... Trong khi đó, theo số liệu của
Cục quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính, kết thúc năm 2016, tại thị trường Việt Nam, bảo hiểm hỗn hợp chiếm khoảng 70,89% doanh thu bảo hiểm phi hàng hải, trong đó, bảo hiểm xe cơ giới chiếm 39,36%. Ngoài ra, tỉ trọng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc phi hàng hải có sự khác biệt giữa các công ty có yếu tố nước ngoài và nhóm còn lại, cụ thể, tỉ trọng trên ở tổng công ty cổ phần Bảo Minh là 31,14% thuộc nhóm công ty có cơ cấu hợp lý trên thị trường Việt Nam còn tỉ trọng này ở công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Việt Tokio Marine (liên doanh giữa Bảo Việt – tập đoàn Bảo hiểm - Tài chính hàng đầu Việt Nam và Tokio Marine – tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Nhật Bản) chỉ là gần 8%.
Theo sau nghiệp vụ hỗn hợp là doanh thu của nghiệp vụ kỹ thuật với xu hướng giảm dần trong tỉ trọng doanh thu bảo hiểm phi hàng hải (từ 27% năm 2012 xuống còn 17% năm 2016) và cuối cùng là nghiệp vụ tài sản với tỉ trọng tăng dần qua các năm (từ 8% năm 2012 lên thành 13% năm 2016).
2.3.3 Tình hình bồi thường bảo hiểm phi hàng hải tại MIC
Bảng 2.4: Số liệu bồi thường bảo hiểm gốc phi hàng hải của MIC giai đoạn 2012 – 2016
Năm Nghiệp vụ Bồi thường BH gốc
(VNĐ)
Thu bồi thường nhượng TBH (VNĐ) 2012 BH con người 18.390.313.028 44.122.199 BH tài sản 1.144.999.872 1.589.570.516 BH xe cơ giới 87.198.616.211 1.411.567.602 BH trách nhiệm 412.127.733 229.020.192 BH kỹ thuật 10.589.146.728 16.086.685.928 BH hỗn hợp khác 9.752.000 1.275.199.331 2013 BH con người 55.512.407.491 26.381.147 BH tài sản 10.339.039.648 2.700.134.333 BH xe cơ giới 93.240.068.268 650.957.259 BH trách nhiệm 61.000.000 22.698.161 BH kỹ thuật 15.159.044.522 15.181.877.422
BH hỗn hợp khác 3.618.720.929 414.061.640 2014 BH con người 54.891.035.876 515.094 BH tài sản 6.646.061.048 1.824.911.941 BH xe cơ giới 143.023.863.002 877.591.354 BH trách nhiệm 125.999.104 112.965.499 BH kỹ thuật 41.790.664.831 21.252.039.195 BH hỗn hợp khác 1.507.653.698 - 2015 BH con người 29.365.781.874 210.000 BH tài sản 36.365.136.359 12.023.564.987 BH xe cơ giới 239.183.183.884 219.581.406 BH trách nhiệm 380.945.220 70.193.460 BH kỹ thuật 27.536.492.420 21.623.297.648 BH hỗn hợp khác 2.695.593.986 1.328.755.732 2016 BH con người 26.312.035.238 - BH tài sản 34.939.395.074 7.793.999.102 BH xe cơ giới 300.334.593.460 - BH trách nhiệm 855.715.234 1.398.574.224 BH kỹ thuật 29.276.498.804 19.909.835.823 BH hỗn hợp khác 3.569.981.292 913.733.772
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website mic.vn
Bảng 2.5: Doanh thu – bồi thường bảo hiểm gốc (phi hàng hải) tại MIC giai đoạn 2012 - 2016
Năm Bồi thường gốc (1) (VNĐ) Doanh thu gốc (2) (VNĐ) Tỉ lệ bồi thường BH gốc (1)/(2) 2012 117.744.955.572 394.103.764.846 29,88% 2013 177.930.280.858 571.162.735.260 31,15% 2014 247.985.277.559 763.210.052.450 32,49% 2015 335.527.133.743 1.078.461.294.428 31,11% 2016 395.288.219.102 1.329.831.072.074 29,72%
Tỉ lệ bồi thường phi hàng hải của bảo hiểm gốc MIC giai đoạn 2012 – 2016 dao động quanh mốc 30%. Nói riêng năm 2016, tỉ lệ của bồi thường sau thu đòi nhượng tái bảo hiểm trên doanh thu gốc (không bao gồm doanh thu nhượng tái bảo hiểm và doanh thu nhận tái bảo hiểm), tức tỉ lệ bồi thường bình quân phần phi hàng hải của MIC là khoảng 31,25%.
Tỉ lệ bồi thường bình quân tất cả các nghiệp vụ của MIC kết thúc năm 2016 ở khoảng 27,60%. Theo số liệu báo cáo tổng quan thị trường bảo hiểm của Cục quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ tài chính, tỉ lệ bồi thường gốc toàn thị trường năm 2016 ở mức khoảng 12.571 tỷ VNĐ, tỷ lệ thực bồi thường của bảo hiểm gốc là 34,56%; thấp hơn tỷ lệ cùng kì thực bồi thường năm 2015 (43,31%). Như vậy tỉ lệ bồi thường (bao gồm bảo hiểm phi hàng hải) của MIC đang ở mức thấp hơn so với toàn thị trường.
2.4 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm và phương pháp tái bảo hiểm phi hànghải tại MIC hải tại MIC
Tái bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm phi hàng hải tại MIC bao gồm chủ yếu hợp đồng tái bảo hiểm (TBH) tạm thời và TBH cố định, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp tái bảo hiểm khác nhau.
2.4.1 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm phi hàng hải tại MIC
Hợp đồng tái bảo hiểm trong bảo hiểm phi hàng hải tại MIC bao gồm chủ yếu hai loại: tái bảo hiểm cố định và tái bảo hiểm tạm thời. Trong đó, hợp đồng tái bảo hiểm cố định phi hàng hải được MIC kí kết từ đầu năm và được tái tục qua nhiều năm, nhà tái bảo hiểm đứng đầu của hợp đồng cố định có sự khác nhau giữa các phương pháp tái bảo hiểm (sẽ được trình bày ở mục 2.4.2).
2.4.1.1 Hợp đồng tái bảo hiểm cố định
Trong trường hợp MIC là công ty khai thác gốc, các rủi ro nằm trong thỏa thuận của hợp đồng cố định và đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng này sẽ được tự động đưa vào khai báo hợp đồng cố định. Điều này có nghĩa là MIC kí kết hợp đồng cố định phi hàng hải với các nhà tái trong thời hạn hiệu lực 1 năm (chẳng hạn từ 01/01/2016 – 31/12/2016), trong hợp đồng quy định rõ phạm vi bảo hiểm (các loại
hình bảo hiểm, rủi ro và quyền lợi được bảo hiểm), các điều khoản loại trừ của hợp đồng, năng lực tái hay giới hạn trách nhiệm của hợp đồng, cơ sở bồi thường của hợp đồng, tỉ lệ xác nhận của các nhà tái, hoa hồng… Theo đó, khi MIC cấp đơn bảo hiểm cho một rủi ro nằm trong phạm vi bảo hiểm, loại hình được bảo hiểm và không có các điều khoản bị loại trừ khỏi hợp đồng cố định, MIC chủ động cấp đơn cho khách hàng mà không cần thông báo hay xin xác nhận đồng ý của các nhà nhận tái bảo hiểm cố định. Phần thông báo rủi ro, phí bảo hiểm, tỉ lệ tham gia và tình hình tổn thất sẽ được MIC cập nhật hằng quý (còn được gọi là bảng Bordereaux). Trừ trường hợp tổn thất xảy ra quá lớn (vượt mức quy định trong hợp đồng cố định: ví dụ như tổn thất tài sản trên 300.000 USD), MIC sẽ phải thông báo ngay lập tức tới nhà tái bảo hiểm đứng đầu để phối hợp giải quyết các thủ tục tiếp theo.
Hợp đồng cố định phi hàng hải của MIC chia làm ba nghiệp vụ chính: tài sản, kỹ thuật và hỗn hợp. Mỗi loại hình có quy định giới hạn trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng đối tượng và giới hạn này sẽ thấp hơn trong trường hợp MIC đồng bảo hiểm đơn gốc dưới 50% giá trị bảo hiểm hoặc nhận TBH tạm thời. Riêng đối với bảo hiểm xe cơ giới có xây dựng một hợp đồng cố định riêng biệt do đây là nghiệp vụ khai thác đang chiếm tỉ trọng rất lớn trong doanh thu phi hàng hải nói riêng và tổng doanh thu của MIC nói chung. Các quy định chung của hợp đồng tái bảo hiểm cố định như sau:
Bảng 2.6: Quy định chung trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định của MIC
Nội dung Quy định
Phạm vi địa lý
- Nghiệp vụ tài sản và kỹ thuật: Việt Nam và các quyền lợi không lường trước được liên quan đến Việt nam tại Đông Nam Á nhưng loại trừ Mi-an-ma và Thái Lan
- Nghiệp vụ hỗn hợp: Việt Nam, nhưng:
+ Với phạm vi toàn thế giới cho đơn mọi rủi ro (cho tài sản cá nhân), tai nạn con người và tai nạn đối với người đi du lịch
+ Với phạm vi toàn thế giới loại trừ Mỹ và Canada cho đơn trách nhiệm công cộng/trách nhiệm chung đối với bên thứ ba/trách
nhiệm sản phẩm và đơn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Loại trừ
chung
- Các hợp đồng tái bắt buộc và chuyển nhượng treaty
- Các hợp đồng vượt mức, các hợp đồng bao (umbrella policies), các hợp đồng tổn thất đầu tiên (first loss). Trong trường hợp được chấp thuận trước của nhà nhận TBH đứng đầu thì các hợp đồng tổn thất đầu tiên vẫn có thể được đưa vào hợp đồng
- TBH chuyển nhượng liên quan đến tổn thất đã biết
- Các trách nhiệm phát sinh ngoài hợp đồng, ví dụ: các khoản phạt, cảnh cáo, bồi thường hoặc đền bù
- Bảo hiểm và TBH vượt mức bồi thường - Trách nhiệm Internet
- Các hợp đồng “Trách nhiệm cho tổ chức” kết hợp/trọn gói như trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm lỗi và bỏ sót (E&O), bảo hiểm trách nhiệm cho giám đốc (D&O), trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm được gộp vào chung một hợp đồng
- Bồi thường thiện chí (bồi thường chiếu cố) trừ khi có sự chấp thuận của nhà nhận tái đứng đầu
- Rủi ro hàng hải và hàng không
- Bảo hiểm mất lợi nhuận và gián đoạn kinh doanh khai thác đơn lẻ
- Gián đoạn kinh doanh mang tính ngẫu nhiên (tài sản của nhà cung cấp/khách hàng, dịch vụ thiết yếu, cản trở lối vào… trừ khi thông báo danh sách các dịch vụ và có sự đồng ý của nhà tái đứng đầu trước khi ký đơn
- Bệnh truyền nhiễm trừ khi thông báo danh sách các dịch vụ và có sự đồng ý của nhà nhận tái đứng đầu trước khi ký đơn
- Các hợp đồng có sự khác biệt về điều khoản (DIC policies) - Rủi ro không gian và liên quan đến không gian như vệ tinh, tàu vũ trụ, thiết bị phóng và các kết cấu chính từ đó bắt đầu từ việc vận
chuyển đến điểm phóng, tại điểm phóng cũng như trong suốt và sau khi phóng
- Loại trừ chiến tranh và nội chiến - Loại trừ ô nhiễm, nhiễm bẩn - Loại trừ chất amiăng
- Loại trừ rủi ro phóng xạ (áp dụng cho phần tài sản và kỹ thuật) và các tổ hợp chất nổ hạt nhân (áp dụng cho phần hỗn hợp)
- Loại trừ đối với đường dây truyền tải (áp dụng đối với phần tài sản và với phần kỹ thuật chỉ trong giai đoạn vận hành), giới hạn trên 1,000 feet
- Loại trừ rủi ro năng lượng hạt nhân (TBH) (1994) (Toàn thế giới loại trừ Mỹ và Canada) NMA 1975(A)
- Loại trừ rủi ro khủng bố (TBH) NMA 2921
- Loại trừ rủi ro công nghệ thông tin NMA 2928 (10/12/01) - Loại trừ giới hạn và cấm vận
- Điều khoản hợp tác bồi thường
Nguồn: MIC, Tài liệu đào tạo tái bảo hiểm 2016
Các quy định và loại trừ riêng của từng nghiệp vụ quy định trong hợp đồng cố định phi hàng hải sẽ được trình bày ở phần phụ lục 6.
Đối với bảo hiểm tài sản, đối tượng bảo hiểm được phân thành ba nhóm rủi ro với nguy cơ xảy ra tổn thất tăng dần, còn gọi là cat 1, 2 và 3 như sau:
Bảng 2.7: Phân loại đối tượng bảo hiểm - hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho bảo hiểm tài sản tại MIC
Nhóm Đối tượng
Nhóm 1
Dịch vụ, trường học, bệnh viện (không bao gồm bệnh viện tâm thần); Các tòa nhà văn phòng; Nhà máy xi măng; Nhà máy tinh lọc và chế biến muối; Nhà máy khử muối; Nhà máy sản xuất và đóng chai nước giải khát; Khách sạn hiện đại được trang bị đầy đủ các hệ thống PCCC; Bưu chính viễn thông; Đài phát thanh truyền hình
Nhóm 2
Khách sạn nhưng không bao gồm các khách sạn như ở nhóm 1; Bán hàng hóa (nhưng trừ các phòng trưng bày, cửa hàng tạp hóa như ở nhóm 3); Sản xuất kim loại; Nhà máy xay cán và nhà máy luyện kim; Ngành điện; Ngành thực phẩm; Nhà máy điện; Nhà máy cao su
Nhóm 3
Sản xuất nhựa bọt; Chất nổ, diêm; Giấy, da; Chế biến gỗ và sản xuất bảng clipboard; Nhà máy xay xát, sản xuất thức ăn chăn nuôi; Nhà kho, kho ngoài trời, cửa hàng tạp hóa; Kho lạnh; Nhà máy đóng bình LPG, LNP; May mặc; Buôn bán và lưu chứa các sản phẩm dầu (không phải các khu bể chứa dầu); Kho xăng dầu (chỉ áp dụng đối với xăng dầu trong ngành quân đội)
Nguồn: MIC, Tài liệu đào tạo tái bảo hiểm 2016
Hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho nghiệp vụ kỹ thuật bao gồm các loại hình bảo hiểm sau: bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt; bảo hiểm đổ vỡ máy móc, nổ nồi hơi; bảo hiểm mất lợi nhuận theo sau đổ vỡ máy móc; bảo hiểm thiết bị điện tử; bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu; bảo hiểm hư hỏng hàng hóa trong kho lạnh; bảo hiểm công trình xây dựng dân dụng hoàn thành, bảo hiểm máy móc toàn diện.
Hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho nghiệp vụ hỗn hợp bao gồm đơn mọi rủi ro (chỉ áp dụng cho tài sản cá nhân), bảo hiểm tiền, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm/trách nhiệm công cộng/trách nhiệm chung, đơn tai nạn du lịch cá nhân hoặc theo nhóm, đơn trộm cướp/bồi thường người lao động và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Riêng đối với nghiệp vụ xe cơ giới có hợp đồng cố định riêng