Giải pháp liên quan dến phương pháp và hợp đồng tái bảo hiểm ph

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tái bảo hiểm phi hàng hải tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC) (Trang 74 - 77)

Năng lực hợp đồng tái bảo hiểm cố định ảnh hưởng rất lớn đến chính sách cũng như hiệu quả khai thác của bảo hiểm gốc và kinh doanh nhận tái bảo hiểm. Đối với trường hợp của MIC, việc mua hợp đồng mức dôi hai (2nd Surplus) – tái bảo hiểm cố định theo tỉ lệ cho nghiệp vụ tài sản và kỹ thuật là rất cần thiết. Điều này giúp tăng năng lực tái bảo hiểm tự động của MIC để đơn vị chủ động khai thác dịch vụ. Hợp đồng này không cần mở rộng cho nghiệp vụ hỗn hợp vì chủ yếu phí bảo hiểm của phần hỗn hợp thuộc các đơn có số tiền bảo hiểm thuộc mức giữ lại của MIC. Vậy giả sử, nghiệp vụ tài sản tăng thêm 4 lines, nghiệp vụ kỹ thuật tăng thêm 6 lines ở hợp đồng cố định mức dôi hai. Mức phí tái tạm thời đối với các đơn có số tiền bảo hiểm từ 14,4 triệu USD đến 20,8 triệu USD theo kết quả kinh doanh năm 2016 là khoảng 500 nghìn USD, mức phí tái tạm thời đối với các đơn có số tiền bảo hiểm từ 30 triệu USD đến 45 triệu USD là khoảng 650 nghìn USD. Hoa hồng tái bảo hiểm tạm thời nghiệp vụ tài sản khoảng 25%, nghiệp vụ kỹ thuật khoảng 27%. Trong khi đó, hoa hồng hợp đồng cố định mức dôi hai ở khoảng 30% với nghiệp vụ tài sản và 32% với nghiệp vụ kỹ thuật. Vậy nếu mua hợp đồng cố định mức dôi hai, nghiệp vụ tài sản có thêm 25 nghìn USD chênh lệch hoa hồng tái tạm thời và tái cố định mức dôi, con số này là 32,5 nghìn USD đối với nghiệp vụ kỹ thuật. Tổng cộng, MIC thu về thêm 57,5 nghìn USD chênh lệch hoa hồng nếu mua hợp đồng cố định mức dôi hai. Chưa kể đến nếu dựa theo kế hoạch tăng trưởng của MIC thì con số này sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Thứ hai, mua hợp đồng tái bảo hiểm tỉ lệ bảo vệ cho nghiệp vụ bồi thường giải thưởng và xe cơ giới. Mức giữ lại trên một rủi ro HIO của MIC đang thực hiện ở mức 50 nghìn USD, xe cơ giới ở mức 200 nghìn USD. Do chưa có hợp đồng bảo vệ tất cả các đơn có số tiền bảo hiểm vượt mức này đều phải thu xếp tái tạm thời với hoa hồng thường khoảng 23% - 25% hoặc đưa vào hợp đồng cố định tỉ lệ với các công ty trong nước với hoa hồng 26%. Trong trường hợp này, MIC có thể mua hợp đồng tái bảo hiểm cố định mức dôi cho 2 nghiệp vụ trên với hoa hồng khoảng 30% - 33%. Tại sao không nên sử dụng hợp đồng tái bảo hiểm cố định số thành? Vì hiện tại MIC đã xác định được mức giữ lại trên một rủi ro, thực tế như đã phân tích ở mục 2.4.1.1 (trang 46), phần lớn lượng phí bảo hiểm của 2 nghiệp vụ này thuộc mức giữ lại của MIC, do đó, nếu MIC mua hợp đồng cố định số thành đồng nghĩa với việc phải chia sẻ phí bảo hiểm theo tỉ lệ bắt buộc với nhà tái, dẫn đến nhiều đơn thuộc khả năng giữ lại của MIC vẫn phải chia sẻ với nhà tái, làm giảm lượng phí bảo hiểm mà MIC thu được. Trong khi đó, nếu áp dụng phương pháp tái bảo hiểm mức dôi, với mức giữ lại tương đương 1 line như trên, MIC hoàn toàn thu được phí bảo hiểm tương tự như cách giữ lại thông thường, ngoài ra sẽ thu được khoản chênh hoa hồng giữa tái bảo hiểm cố định mức dôi và tái bảo hiểm tạm thời hoặc đưa vào hợp đồng cố định tỉ lệ với các công ty trong nước. Điều này có thể giúp MIC tăng năng lực khai thác tự động và có được sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía nhà tái trong tư vấn khách hàng, quản lý bồi thường. Hợp đồng cố định này sẽ quy định tỉ lệ giữ lại trên một đơn vị rủi ro của MIC (không quá mức giữ lại hiện hành), phần còn lại sẽ chia sẻ với nhà tái, đồng thời, có quy định rõ về các rủi ro được đưa vào hợp đồng. Chẳng hạn, đơn bảo hiểm HIO thường phải có khoảng cách tiêu chuẩn theo yard, số lượng người chơi, tỉ lệ phí tối thiểu, vị trí hố… Đơn bảo hiểm xe cơ giới phải có tỉ lệ phí tối thiểu, mức miễn thường, lịch sử tổn thất, tỉ lệ phí bổ sung cho các điều khoản bổ sung…

Thứ ba, đàm phán mở rộng điều kiện điều khoản hợp đồng tái bảo hiểm cố định theo thông lệ thị trường. Đối với nghiệp vụ tài sản, mở rộng đổ vỡ máy móc đi kèm đơn mọi rủi ro tăng giới hạn phụ từ 3 triệu USD lên 5 triệu USD, chấp nhận mở rộng gián đoạn kinh doanh lên đến 24 tháng… Đối với nghiệp vụ kỹ thuật, thời hạn bảo hiểm lên đến 78 tháng trong đó, thời hạn bảo hành không quá 48 tháng, đây

là điều kiện cần để MIC đấu thầu các đơn xây dựng, cải tạo đường bộ theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải. Ngoài ra, hợp đồng cố định không nên giới hạn số tiền bảo hiểm của đơn rủi ro ướt được đưa vào, chỉ giới hạn năng lực hợp đồng cố định cho loại rủi ro này. Đối với nghiệp vụ hỗn hợp, cần đám phán mở rộng phạm vi bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm là quân nhân trong trường hợp không tham gia chiến đấu hoặc huấn luyện chiến đấu. Đặc biệt, MIC cần chú trọng đến việc đàm phán đưa vào hợp đồng một số rủi ro dầu khí có lịch sử tổn thất tốt, phí bảo hiểm lớn và có trình độ quản lý tốt của người được bảo hiểm như đã trình bày ở mục 2.5.2.2 (trang 57) để nâng cao kết quả hợp đồng cố định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tái bảo hiểm phi hàng hải tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC) (Trang 74 - 77)