Các loại hợp đồng tái bảo hiểm và phương pháp tái bảo hiểm phi hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tái bảo hiểm phi hàng hải tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC) (Trang 51)

hải tại MIC

Tái bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm phi hàng hải tại MIC bao gồm chủ yếu hợp đồng tái bảo hiểm (TBH) tạm thời và TBH cố định, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp tái bảo hiểm khác nhau.

2.4.1 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm phi hàng hải tại MIC

Hợp đồng tái bảo hiểm trong bảo hiểm phi hàng hải tại MIC bao gồm chủ yếu hai loại: tái bảo hiểm cố định và tái bảo hiểm tạm thời. Trong đó, hợp đồng tái bảo hiểm cố định phi hàng hải được MIC kí kết từ đầu năm và được tái tục qua nhiều năm, nhà tái bảo hiểm đứng đầu của hợp đồng cố định có sự khác nhau giữa các phương pháp tái bảo hiểm (sẽ được trình bày ở mục 2.4.2).

2.4.1.1 Hợp đồng tái bảo hiểm cố định

Trong trường hợp MIC là công ty khai thác gốc, các rủi ro nằm trong thỏa thuận của hợp đồng cố định và đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng này sẽ được tự động đưa vào khai báo hợp đồng cố định. Điều này có nghĩa là MIC kí kết hợp đồng cố định phi hàng hải với các nhà tái trong thời hạn hiệu lực 1 năm (chẳng hạn từ 01/01/2016 – 31/12/2016), trong hợp đồng quy định rõ phạm vi bảo hiểm (các loại

hình bảo hiểm, rủi ro và quyền lợi được bảo hiểm), các điều khoản loại trừ của hợp đồng, năng lực tái hay giới hạn trách nhiệm của hợp đồng, cơ sở bồi thường của hợp đồng, tỉ lệ xác nhận của các nhà tái, hoa hồng… Theo đó, khi MIC cấp đơn bảo hiểm cho một rủi ro nằm trong phạm vi bảo hiểm, loại hình được bảo hiểm và không có các điều khoản bị loại trừ khỏi hợp đồng cố định, MIC chủ động cấp đơn cho khách hàng mà không cần thông báo hay xin xác nhận đồng ý của các nhà nhận tái bảo hiểm cố định. Phần thông báo rủi ro, phí bảo hiểm, tỉ lệ tham gia và tình hình tổn thất sẽ được MIC cập nhật hằng quý (còn được gọi là bảng Bordereaux). Trừ trường hợp tổn thất xảy ra quá lớn (vượt mức quy định trong hợp đồng cố định: ví dụ như tổn thất tài sản trên 300.000 USD), MIC sẽ phải thông báo ngay lập tức tới nhà tái bảo hiểm đứng đầu để phối hợp giải quyết các thủ tục tiếp theo.

Hợp đồng cố định phi hàng hải của MIC chia làm ba nghiệp vụ chính: tài sản, kỹ thuật và hỗn hợp. Mỗi loại hình có quy định giới hạn trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng đối tượng và giới hạn này sẽ thấp hơn trong trường hợp MIC đồng bảo hiểm đơn gốc dưới 50% giá trị bảo hiểm hoặc nhận TBH tạm thời. Riêng đối với bảo hiểm xe cơ giới có xây dựng một hợp đồng cố định riêng biệt do đây là nghiệp vụ khai thác đang chiếm tỉ trọng rất lớn trong doanh thu phi hàng hải nói riêng và tổng doanh thu của MIC nói chung. Các quy định chung của hợp đồng tái bảo hiểm cố định như sau:

Bảng 2.6: Quy định chung trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định của MIC

Nội dung Quy định

Phạm vi địa lý

- Nghiệp vụ tài sản và kỹ thuật: Việt Nam và các quyền lợi không lường trước được liên quan đến Việt nam tại Đông Nam Á nhưng loại trừ Mi-an-ma và Thái Lan

- Nghiệp vụ hỗn hợp: Việt Nam, nhưng:

+ Với phạm vi toàn thế giới cho đơn mọi rủi ro (cho tài sản cá nhân), tai nạn con người và tai nạn đối với người đi du lịch

+ Với phạm vi toàn thế giới loại trừ Mỹ và Canada cho đơn trách nhiệm công cộng/trách nhiệm chung đối với bên thứ ba/trách

nhiệm sản phẩm và đơn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Loại trừ

chung

- Các hợp đồng tái bắt buộc và chuyển nhượng treaty

- Các hợp đồng vượt mức, các hợp đồng bao (umbrella policies), các hợp đồng tổn thất đầu tiên (first loss). Trong trường hợp được chấp thuận trước của nhà nhận TBH đứng đầu thì các hợp đồng tổn thất đầu tiên vẫn có thể được đưa vào hợp đồng

- TBH chuyển nhượng liên quan đến tổn thất đã biết

- Các trách nhiệm phát sinh ngoài hợp đồng, ví dụ: các khoản phạt, cảnh cáo, bồi thường hoặc đền bù

- Bảo hiểm và TBH vượt mức bồi thường - Trách nhiệm Internet

- Các hợp đồng “Trách nhiệm cho tổ chức” kết hợp/trọn gói như trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm lỗi và bỏ sót (E&O), bảo hiểm trách nhiệm cho giám đốc (D&O), trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm được gộp vào chung một hợp đồng

- Bồi thường thiện chí (bồi thường chiếu cố) trừ khi có sự chấp thuận của nhà nhận tái đứng đầu

- Rủi ro hàng hải và hàng không

- Bảo hiểm mất lợi nhuận và gián đoạn kinh doanh khai thác đơn lẻ

- Gián đoạn kinh doanh mang tính ngẫu nhiên (tài sản của nhà cung cấp/khách hàng, dịch vụ thiết yếu, cản trở lối vào… trừ khi thông báo danh sách các dịch vụ và có sự đồng ý của nhà tái đứng đầu trước khi ký đơn

- Bệnh truyền nhiễm trừ khi thông báo danh sách các dịch vụ và có sự đồng ý của nhà nhận tái đứng đầu trước khi ký đơn

- Các hợp đồng có sự khác biệt về điều khoản (DIC policies) - Rủi ro không gian và liên quan đến không gian như vệ tinh, tàu vũ trụ, thiết bị phóng và các kết cấu chính từ đó bắt đầu từ việc vận

chuyển đến điểm phóng, tại điểm phóng cũng như trong suốt và sau khi phóng

- Loại trừ chiến tranh và nội chiến - Loại trừ ô nhiễm, nhiễm bẩn - Loại trừ chất amiăng

- Loại trừ rủi ro phóng xạ (áp dụng cho phần tài sản và kỹ thuật) và các tổ hợp chất nổ hạt nhân (áp dụng cho phần hỗn hợp)

- Loại trừ đối với đường dây truyền tải (áp dụng đối với phần tài sản và với phần kỹ thuật chỉ trong giai đoạn vận hành), giới hạn trên 1,000 feet

- Loại trừ rủi ro năng lượng hạt nhân (TBH) (1994) (Toàn thế giới loại trừ Mỹ và Canada) NMA 1975(A)

- Loại trừ rủi ro khủng bố (TBH) NMA 2921

- Loại trừ rủi ro công nghệ thông tin NMA 2928 (10/12/01) - Loại trừ giới hạn và cấm vận

- Điều khoản hợp tác bồi thường

Nguồn: MIC, Tài liệu đào tạo tái bảo hiểm 2016

Các quy định và loại trừ riêng của từng nghiệp vụ quy định trong hợp đồng cố định phi hàng hải sẽ được trình bày ở phần phụ lục 6.

 Đối với bảo hiểm tài sản, đối tượng bảo hiểm được phân thành ba nhóm rủi ro với nguy cơ xảy ra tổn thất tăng dần, còn gọi là cat 1, 2 và 3 như sau:

Bảng 2.7: Phân loại đối tượng bảo hiểm - hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho bảo hiểm tài sản tại MIC

Nhóm Đối tượng

Nhóm 1

Dịch vụ, trường học, bệnh viện (không bao gồm bệnh viện tâm thần); Các tòa nhà văn phòng; Nhà máy xi măng; Nhà máy tinh lọc và chế biến muối; Nhà máy khử muối; Nhà máy sản xuất và đóng chai nước giải khát; Khách sạn hiện đại được trang bị đầy đủ các hệ thống PCCC; Bưu chính viễn thông; Đài phát thanh truyền hình

Nhóm 2

Khách sạn nhưng không bao gồm các khách sạn như ở nhóm 1; Bán hàng hóa (nhưng trừ các phòng trưng bày, cửa hàng tạp hóa như ở nhóm 3); Sản xuất kim loại; Nhà máy xay cán và nhà máy luyện kim; Ngành điện; Ngành thực phẩm; Nhà máy điện; Nhà máy cao su

Nhóm 3

Sản xuất nhựa bọt; Chất nổ, diêm; Giấy, da; Chế biến gỗ và sản xuất bảng clipboard; Nhà máy xay xát, sản xuất thức ăn chăn nuôi; Nhà kho, kho ngoài trời, cửa hàng tạp hóa; Kho lạnh; Nhà máy đóng bình LPG, LNP; May mặc; Buôn bán và lưu chứa các sản phẩm dầu (không phải các khu bể chứa dầu); Kho xăng dầu (chỉ áp dụng đối với xăng dầu trong ngành quân đội)

Nguồn: MIC, Tài liệu đào tạo tái bảo hiểm 2016

 Hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho nghiệp vụ kỹ thuật bao gồm các loại hình bảo hiểm sau: bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt; bảo hiểm đổ vỡ máy móc, nổ nồi hơi; bảo hiểm mất lợi nhuận theo sau đổ vỡ máy móc; bảo hiểm thiết bị điện tử; bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu; bảo hiểm hư hỏng hàng hóa trong kho lạnh; bảo hiểm công trình xây dựng dân dụng hoàn thành, bảo hiểm máy móc toàn diện.

 Hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho nghiệp vụ hỗn hợp bao gồm đơn mọi rủi ro (chỉ áp dụng cho tài sản cá nhân), bảo hiểm tiền, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm/trách nhiệm công cộng/trách nhiệm chung, đơn tai nạn du lịch cá nhân hoặc theo nhóm, đơn trộm cướp/bồi thường người lao động và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Riêng đối với nghiệp vụ xe cơ giới có hợp đồng cố định riêng

biệt được thu xếp với các nhà tái trong nước. Ngoài phần nhượng tái bảo hiểm cố định, MIC có tham gia nhận tái bảo hiểm hợp đồng cố định để trao đổi dịch vụ phi hàng hải với một số công ty trong nước như Bảo Long, Vinare… trong đó, các rủi ro này chỉ được nhận trong mức giữ lại của MIC, không đưa vào hợp đồng cố định.

 Kết quả hợp đồng cố định mức dôi năm 2016

Trong khoảng 59,1 triệu USD doanh thu của bảo hiểm phi hàng hải năm 2016 (chưa tính các khoản giảm trừ), MIC đưa vào hợp đồng cố định mức dôi khoảng 12 triệu USD, tái bảo hiểm tạm thời khoảng 8,1 triệu USD với hơn 50% là rủi ro trong ngành (chủ yếu thuộc nghiệp vụ tài sản). Hợp đồng luôn đạt lợi nhuận khoảng 50% đến 52% trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016. Trong đó, kết quả doanh thu phí bảo hiểm hợp đồng mức dôi năm 2016 như sau:

Đối với nghiệp vụ tài sản: trong các hợp đồng có số tiền bảo hiểm trên 14,4 triệu USD, phí bảo hiểm MIC đưa vào hợp đồng mức dôi khoảng 412 nghìn USD và tái tạm thời gần 600 nghìn USD.

Đối với nghiệp vụ kỹ thuật: trong các hợp đồng có số tiền bảo hiểm trên 30 triệu USD, phí bảo hiểm MIC đưa vào hợp đồng mức dôi khoảng 725 nghìn USD và tái tạm thời 951 nghìn USD.

Đối với nghiệp vụ hỗn hợp, số tiền bảo hiểm chủ yếu nằm trong mức giữ lại của MIC, phí bảo hiểm đưa vào hợp đồng mức dôi khoảng 270 nghìn USD, trong đó, các hợp đồng có số tiền bảo hiểm trên 3,3 triệu USD đưa vào hợp đồng mức dôi khoản phí khoảng 88 nghìn USD.

Có thể thấy hợp đồng cố định mức dôi phi hàng hải của MIC có năng lực khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được tình hình khai thác bảo hiểm phi hàng hải tại MIC, lượng phí bảo hiểm tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá năng lực của hợp đồng cố định mức dôi ở mỗi nghiệp vụ là khá lớn và phải dùng chủ yếu hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời để thu xếp dịch vụ.

2.4.1.2 Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời

Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời là phần không thể thiếu trong kinh doanh tái bảo hiểm. Nhượng tái bảo hiểm tạm thời tại MIC thường được sử dụng trong ba

trường hợp chủ yếu: thứ nhất, rủi ro có số tiền bảo hiểm vượt quá năng lực của hợp đồng cố định; thứ hai, rủi ro không được bảo vệ bởi hợp đồng cố định; và thứ ba là rủi ro nằm trong năng lực của hợp đồng cố định nhưng do đơn vị quản lý nghiệp vụ đánh giá là khá cao nên đề xuất giữ lại thấp hơn năng lực bảo hiểm/tái bảo hiểm và thực hiện thu xếp tái bảo hiểm tạm thời phần còn lại. Chẳng hạn, đối với đơn bảo hiểm cho rủi ro dầu khí, do đây là rủi ro bị loại trừ khỏi hợp đồng cố định nên nếu MIC cấp đơn thì không thể tự động đưa vào hợp đồng cố định mà phải hoặc là xin chấp nhận đặc biệt của nhà nhận tái để khai báo hợp đồng cố định, hoặc là giữ lại tối đa 10% vốn chủ sở hữu theo quy định và thu xếp tái tạm thời phần vượt quá.

Trong trường hợp MIC là công ty nhận tái bảo hiểm tạm thời, phần đánh giá rủi ro và quyết định đưa vào hợp đồng cố định và tái tạm thời (tái bảo hiểm chuyển tiếp cho công ty bảo hiểm/tái bảo hiểm/môi giới khác) hoàn toàn tương tự như phần nhượng tái bảo hiểm đã trình bày ở trên. Chỉ khác là giới hạn của hợp đồng cố định trong trường hợp này sẽ giảm so với trường hợp MIC khai thác gốc, tùy vào tỉ lệ tham gia hợp đồng của MIC.

Bảng 2.8: Số liệu doanh thu nhận – phí nhượng tái BH tạm thời của MIC giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: VNĐ

Năm Nghiệp vụ Doanh thu nhận TBH Phí nhượng TBH

2012 BH con người 1.813.847.587 670.385.545 BH tài sản 2.103.140.002 17.073.168.256 BH xe cơ giới 111.937.656 3.314.526.462 BH trách nhiệm 186.450.452 1.543.621.950 BH kỹ thuật 20.113.228.888 43.334.091.998 BH hỗn hợp khác 3.373.988.579 4.119.582.929 2013 BH con người 100.399.620 336.917.491 BH tài sản 4.631.303.111 34.797.892.572 BH xe cơ giới 170.345.516 1.352.362.366

BH trách nhiệm 1.567.650.000 1.777.630.811 BH kỹ thuật 6.983.966.728 71.012.425.298 BH hỗn hợp khác 3.418.512.554 4.977.205.152 2014 BH con người 13.940.624 111.573.995 BH tài sản 12.075.655.584 43.415.865.702 BH xe cơ giới - 357.492.671 BH trách nhiệm 78.158.238 1.824.806.859 BH kỹ thuật 11.091.970.678 57.607.628.407 BH hỗn hợp khác 4.020.435.783 1.777.652.760 2015 BH con người 127.499.811 - BH tài sản 25.581.437.226 56.613.662.094 BH xe cơ giới - 365.703.862 BH trách nhiệm 9.744.104 119.191.814 BH kỹ thuật 12.279.122.896 95.005.260.345 BH hỗn hợp khác 11.959.744.828 8.838.746.255 2016 BH con người - 45.925.886 BH tài sản 12.735.052.949 72.335.802.501 BH xe cơ giới - 2.248.509.495 BH trách nhiệm - 4.418.941.117 BH kỹ thuật 6.022.815.024 103.079.680.642 BH hỗn hợp khác 3.287.207.982 851.718.125

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ tài liệu của MIC

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tái bảo hiểm kỹ thuật có phí nhượng tái bảo hiểm tạm thời lớn nhất (chiếm khoảng 56% tổng phí nhượng tạm thời tạm thời của MIC năm 2016) và tăng dần qua các năm, điều này chủ yếu do giá trị công trình ngày càng lớn, phạm vi khai thác mở rộng và hạn mức trách nhiệm của hợp đồng cố định ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên đối với phần nhận tái bảo hiểm tạm thời thì MIC chủ yếu nhận tái bảo hiểm tài sản (khoảng 58% tổng doanh thu nhận tái năm 2016).

2.4.2 Các phương pháp tái bảo hiểm phi hàng hải tại MIC

Tái bảo hiểm của MIC có sự kết hợp giữa phương pháp tái bảo hiểm tỉ lệ và phi tỉ lệ bao gồm: hợp đồng cố định vượt mức tự bồi thường bảo vệ cho mức giữ lại nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật (TBH phi tỉ lệ), hợp đồng cố định mức dôi cho 03 nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật và hỗn hợp (TBH tỉ lệ). Riêng nghiệp vụ xe cơ giới có hợp đồng tái bảo hiểm tỉ lệ số thành.

 Tái bảo hiểm phi tỉ lệ - Hợp đồng cố định vượt mức tự bồi thường (XOL) bảo vệ cho mức giữ lại nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật bao gồm 2 lớp: lớp đầu tiên là 1.300.000 USD vượt quá 300.000 USD áp dụng cho nghiệp vụ tài sản tính trên từng rủi ro riêng lẻ; lớp 2 có giới hạn 4.000.000 USD vượt quá 2.000.000 USD áp dụng cho nghiệp vụ tài sản và kỹ thuật trong trường hợp xảy ra thiên tai - chỉ có hiệu lực trong trường hợp có tổn thất sự kiện (event). Điều kiện và điều khoản (đặc biệt là các điều khoản loại trừ) của hợp đồng này sẽ được áp dụng theo hợp đồng cố định mức dôi phi hàng hải. Leader của hợp đồng này là ACR (Asia Capital Reinsurance Group Pte Limited, Singapore) với 45% mức trách nhiệm của hợp đồng. Hợp đồng này không có hoa hồng, phí bảo hiểm được đặt cọc, chia thành bốn kì thanh toán đều nhau (khoảng 35 nghìn USD/kì). Phí này ước tính dựa trên GNPI của MIC.

Bảng 2.9: Danh sách nhà nhận tái hợp đồng TBH cố định XOL của MIC

Công ty nhận TBH Tỉ lệ nhận Rating Tổ chức xếp hạng Asia Capital Reinsurance Group Pte Limited 45% A- S&P(1) Munchener Ruckversicherungs Gesellschaft 40% AA- S&P Transatlantic Reinsurance Company 15% A+ A.M.Best

Nguồn: MIC, Tài liệu đào tạo tái bảo hiểm 2016

 Tái bảo hiểm tỉ lệ - Hợp đồng TBH cố định mức dôi phi hàng hải của MIC

Bảng 2.10: Cơ cấu hợp đồng TBH cố định mức dôi phi hàng hải của MIC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tái bảo hiểm phi hàng hải tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC) (Trang 51)