Tổng quan về Kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại việt nam theo xu thế cách mạng 4 0 (Trang 29 - 33)

1.2. Kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

1.2.1. Tổng quan về Kinh doanh ngân hàng

1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng

Kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân

hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín

dụng, cung ứng các dịch vụ thanh tốn.

Các ngân hàng vẫn cịn đóng vai trị quan trọng trong hệ thống tài chính, mặc

dù tầm quan trọng của các định chế trung gian tài chính khác đang tăng lên. Trước

hết, ngân hàng có vai trị sống cịn đối với hoạt động kinh tế, bởi vì ngân hàng tái

phân bổ tiền, hay tín dụng, từ người tiết kiệm - những người có thặng dư tiền tạm

thời, tới người đi vay - những người có thể sử dụng tiền một cách tốt hơn.Thứ hai, ngân hàng nằm ở trung tâm của hệ thống thanh toán bù trừ. Bằng cách phối hợp để thanh toán, các ngân hàng giúp cá nhân và công ty thực hiện các giao dịch. Các hình thức thanh tốn có thể là lệnh trả tiền, séc hay chuyển khoản thông thường, chẳng

18

hạn như lệnh thanh toán thường trực (standing orders) và các chức năng ghi nợ trực

tiếp (direct debit). Các ngân hàng nhận tiền dưới dạng các khoản tiền gửi, và đôi khi

trả lãi suất cho các khoản tiền gửi này. Sau đó, ngân hàng cho người đi vay vay tiền.

Những người đi vay sử dụng khoản tiền này để đầu tư hoặc tiêu dùng. Các ngân

hàng cũng có thể vay tiền theo những cách khác, thường là từ các ngân hàng khác

tại nơi được gọi là thị trườngliên ngân hàng. Các ngân hàng kiếm lợi nhuận từ mức

chênh lệch, được gọi là “margin” hay “spread”, giữa lãi suất phải trả và lãi suất nhận được. Vì mức chênh lệch lãi suất bị giảm xuống do có thơng tin tốt hơn và do mức độ tinh vi ngày càng tăng của các thị trường vốn, nên các ngân hàng cố gắng đẩy lợi nhuận của mình lên bằng các hoạt động kinh doanh thu phí, như bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán. Giờ đây, những khoản thu nhập như vậy chiếm tới

40% lợi nhuận ngân hàng ở Mỹ. Các khoản tiền gửi là tài sản nợ của ngân hàng.

Các khoản tiền này có hai dạng. Thứ nhất là tài khoản vãng lai (ở Mỹ gọi là tài khoản séc). Đối với loại tài khoản này, người ta có thể ghi séc và các khoản tiền có thể được rút ra ngay lập tức theo yêu cầu. Thứ hai là tài khoản tiền gửi hay tài

khoản tiết kiệm. Một số tài khoản tiền gửi địi hỏi phải có thời gian thơng báo trước khi tiền có thể được rút ra: những tài khoản này được gọi là tài khoản tiền gửi có kỳ

hạn hay tài khoản thông báo trước. Lãi suất trả cho những tài khoản như vậy nói

chung là cao hơn so với các tài khoản vãng lai, tức là những tài khoản mà tiền có thể được rút ngay lập tức.

Tài sản có của ngân hàng bao gồm các hạng mục từ tín dụng ngắn hạn, chẳng

hạn như các khoản thấu chi hay khoản tín dụng - những khoản mà ngân hàng có thể

thu hồi lại mà hầu như không cần thông báo trước, tới các khoản cho vay dài hạn, ví

dụ như để mua nhà hay máy móc thiết bị - những thứ có thể hồn trả trong vịng

hàng chục năm. Phần lớn các tài sản nợ của ngân hàng đều có kỳ hạn ngắn hơn so

với tài sản có. Do đó, kỳ hạn giữa hai tài sản này bị lệch nhau. Điều này làm nảy

sinh rắc rối, nếu như người gửi tiền trở nên lo lắng về chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng đến nỗi họ địi rút tiền tiết kiệm của mình về. Mặc dù một số

khoản thấu chi hay khoản tín dụng có thể dễ dàng thu hồi lại, song các khoản cho

19

thể làm cho ngân hàng phá sản. Một nguy cơ phổ biến hơn là rủi ro tín dụng: khả

năng người đi vay khơng thể hồn trả nợ. Rủi ro này có xu hướng tích tụ trong những giai đoạn thịnh vượng, khi ngân hàng nới lỏng các tiêu chí cho vay, và những khó khăn chỉ lộ rõ khi suy thối xảy ra. Ví dụ như vào cuối thập niên 80, các ngân hàng Nhật Bản, bị cám dỗ bởi sức mạnh kinh tế rõ rành rành của quốc gia, đã cho

các cơng ty có rủi ro cao vay những khoản tiền lớn, sau đó nhiều cơng ty trong số

này đã bị phá sản. Một số ngân hàng cũng theo chân các công ty mà phá sản; số cịn lại thì vẫn cịn khó khăn. Mối đe dọa thứ ba đối vớicác ngân hàng là rủi ro lãi suất. Đây là khả năng ngân hàng trả lãi cho các khoản tiền gửi cao hơn là số tiền lãi mà ngân hàng có thể thu được từ các khoản cho vay. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì lãi suất trên các khoản cho vay thường được ấn định ở một mức cố định, trong khi đó lãi suất trên các khoản tiền gửi thì nói chung là khả biến. Sự bất cân bằng lãi suất

này đã phá hủy phần lớn ngành tiết kiệm - cho vay (quỹ tiết kiệm) của Mỹ. Khi lãi

suất tăng mạnh vào năm 1979, các hội tiết kiệm - cho vay nhận thấy mình đang trả

cho những người gửi tiền nhiều hơn số tiền kiếm được trên các khoản cho vay. Cuối cùng thì Chính phủ phải ra tay cứu hoặc đóng cửa phần lớn các tổ chức trong lĩnh

vực này. Một cách để tránh tình trạng này là cho vay ở mức lãi suất khả biến hay

thả nổi, để tương ứng với các khoản tiền gửi có lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, người

vay tiền thường thíchcác khoản vay có lãi suất cố định hơn, vì như vậy họ có thể dự

trù trước được tiền trả lãi. Gần đây, các ngân hàng và người vay tiền có thể “hốn đổi” các tài sản có lãi suất cố định để lấy các tài sản có lãi suất thả nổi trên thị trường hoán đổi lãi suất (interest-rate swap).

1.2.1.2. Các thách thức ngân hàng đang đối mặt trong hoạt động kinh doanh

Thứ nhất, ứng dụng và phát triển công nghệ trong hoạt động của các NHTM

đang là xu hướng tất yếu. Các NHTM cần xây dựng và phát triển công nghệ thông tin hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao qua nâng cấp các phần mềm ứng dụng quản lý, tăng khả năng vận dụng công nghệ thông tin vào các kênh phân phối của ngân hàng như internet banking, mobile banking, tablet banking,

social network/media. Thực tế cho thấy dịch vụ ngân hàng di động đang phát triển

20

hàng, từ đó có thể mở rộng được khách hàng, giảm chi phí giao dịch cho ngân hàng.

Tuy nhiên, Hiện nay, các kênh phân phối truyền thống như qua chi nhánh/phòng

giao dịch, ATM, POS, phone banking, home banking, call center… vẫn được sử

dụng rất phổ biến. Điều đó cho thấy, quản trị công nghệ đang là một thách thức lớn

trước sức ép hộinhập quốc tế của hệ thống NHTM.

Thứ hai, An ninh mạng là vấn đề khá nhức nhối đối với hoạt động ngân hàng

hiện nay. Lĩnh vực ngân hàng thường xuyên là mục tiêu bị tấn cơng nhiều nhất bởi đây là lĩnh vực có khối lượng tài sản có giá trị rất lớn cần phải được bảo vệ. Ngồi ra thơng tin dữ liệu của khách hàng tại các ngân hàng cũng là một tài sản vơ giá. Do đó, mỗi cuộc tấn cơng xâm nhập mang lại nhiều tiền bạc cho hacker và ngược lại thì khách hàng và ngân hàng thiệt hại rất lớn. Con số thiệt hại tiền của về an ninh mạng

ngày càng lớn. Con số thống kê đến 3.700 domain của các ngân hàng khác nhau đã

bị tấn công như Bank of America, Citibank… mà mỗi ngân hàng này chỉ có vài

domain. Như vậy, với 3.700 domain bị tấn cơng thì sẽ có nhiều ngân hàng trên tồn

cầu đang bị tấn cơng. Phương thức tấn công của các hacker là gửi email mang danh

của ngân hàng gửi tới nhân viên của ngân hàng đánh lừa họ mở các tài liệu từ đó xâm nhập vào hệ thống. Đó có thể là tấn cơng dịch chuyển trong hệ thống ngân

hàng hoặc có thể truy cập vào hệ thống swift lấydữ liệu chuẩn bị cho cuộc tấn công

khác. Trong lịch sử gần đây có những vụ tấn cơng lớn thơng qua truy cập hệ thống

swift như ở Bangladesh vào năm 2016 khiến cho ngân hàng nước này mất 1 tỷ

USD.

Thứ ba, thách thức trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ hoạt

động thanh toán điện tử, trong đó, khn khổ pháp lý và cơ chế chính sách liên

quan đến các dịch vụ, phương tiện thanh toán trực tuyến, điện tử mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện tử... là những vấn đề mới, phức tạp, cần được tiếp tục

nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển

nhanh của công nghệ thông tin và viễn thông.

Thứ tư, thách thức đối với các tổ chức tín dụng là việc mơ hình kinh doanh,

mơ hình quản trị, thanh tốn có thể phải được xem xét lại để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh AI, mơ hình ngân hàng di động, ngân hàng khơng giấy,

21

ngân hàng số, thanh toán điện tử; hay thách thức trong việc phải nghiên cứu, tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực thanh tốn để đáp ứng nhu cầu địi hỏi ngày càng cao của khách hàng thời đại CMCN 4.0.

Thứ năm, Lợi ích của cơng nghệ 4.0 là khơng thể phủ định, nhưng nó cũng

khơng thể phát triển nếu bỏ qua sự an toàn và lành mạnh của các định chế ngân hàng. Các ngân hàng và các cơ quan giám sát ngân hàng có thể xem xét duy trì sự

quan tâm tới việc quản lý rủi ro, kiểm soát các chuẩn mực và bảo vệ trước các kênh phân phối mới xuất hiện cùng các dịch vụ đi kèm được các định chế tài chính giới

thiệu thơng quan các fintech. Tuy nhiên, nhiều chuẩn mực và quy tắc quy định, đã

được phát triển trước khi nhiều công nghệ ra đời và đưa vào sử dụng ngày nay, có

thể tạo ra những rào cản không mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại việt nam theo xu thế cách mạng 4 0 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)