Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại việt nam theo xu thế cách mạng 4 0 (Trang 69 - 72)

2.2. Các nhân tố tác động đến ứng dụng công nghệ tài chính trong kinh

2.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ

2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ quốc gia

Trong vòng 20 năm qua, bắt đầu từ con số không, Việt Nam đã xây dựng được một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại ngang tầm với nhiều nước trên thế giới. Việt Nam đã kết nối với nhiều tuyến cáp quang biển quốc tế: AAG, SMW3, IA,

APG và AAE-1; Hàng triệu km cáp quang, ADSL kết nối phủ 100% số xã, phường

cả nước với tốc độ kết nối Internet trung bình đạt 9,5 Mbps, xếp hạng 58 trên thế

giới; Việt Nam hiện có hơn 400.000 tên miền “.vn”, khẳng định thành tựu phát triển

mạnh mẽ của Internet...

Hạ tầng viễn thông - Internet đang được xem là bệ phóng cho sự phát triển

kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Không chỉ làm chủ một hạ tầng công

nghệ rộng khắp, tốc độ cao, hệ thống trạm BTS 3G, 4G phủ khắp cả nước, mà Việt

Nam cịn hình thành nên một thế hệ doanh nghiệp công nghệ lớn mạnh như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, VNG, VCCorp, CMC, NetNam... làm chủ công nghệ mới, tạo ra những ngành công nghiệp nội dung số lớn mạnh khơng chỉ tại Việt Nam, mà

cịn vươn tầm ra thế giới. Internet đã tạo tiền đề cho nhiều làn sóng start-up cơng

nghệ diễn ra mạnh mẽ với các thế hệ khởi nghiệp, từ máy PC, phần mềm, từ nội dung số và bây giờ là trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhất thế giới như thực tế ảo,

58

trí tuệ nhân tạo.. .Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2016, tổng doanh thu phát sinh tồn ngành Thơng tin và Truyền thơng đạt hơn 1,337 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng, tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực viễn thông ước đạt 365.500 tỷ đồng và tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực báo chí ước đạt 13.912 tỷ đồng...

Tính tới hết ngày 30/6/2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng Internet, tương ứng với 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng

người dùng Internet cao thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc

gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á (theo Internetworldstats). Hiện tại, Việt Nam là quốc gia có hạ tầng viễn thơng 2G, 3G, 4G phủ sóng trên cả nước với hệ thống hơn 150.000 trạm BTS. Tỷ lệ người dùng di động đạt hơn 128 triệu thuê bao, trong đó có hơn 36,2 triệu thuê bao băng rộng di động và gần 11 triệu thuê bao Internet. Theo một nghiên cứu, người Việt hiện trung bình sử dụng 24,7 giờ để vào mạng Internet mỗi tuần, tăng 9 giờ so với năm 2014 và chỉ đứng sau Singapore ở khu vực

Đông Nam Á. Nhóm người tiêu dùng ở độ tuổi từ 2129 dành nhiều thời gian để

online nhất (27,2 giờ mỗi tuần, tăng mạnh nhất so với các nhóm tuổi khác). Nhóm

tuổi tiếp theo dành nhiều thời gian để truy cập trực tuyến là nhóm nhóm tuổi từ 40 trở lên, trung bình khoảng 22,6 tiếng/tuần. Báo cáo “Tác động của Internet đối với các quốc gia đang phát triển” (2012) cho rằng Internet đã đóng góp khoảng 0,9% trong GDP của Việt Nam và tỷ lệ vẫn tiếp tục tăng lên.

Cùng với xu huớnggia tăng về sử dụng Internet thì kết nối Ineternet thơng qua

thiết bị di động là điểm nhấn ấn tuợngtạo nên những thay đổi mạnh mẽ, là nền tảng

cho những hình thức cung cấp và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hồn tồn mới tại

Việt Nam. Theo báo cáo của Nielsen (2015), có đến 91% nguời Việt sở hữu điện

thoại thông minh (tăng so với mức 82% trong năm 2014), và cao hơn hẳn so với các thiết bị có kết nối internet khác nhu thiết bị truyền hình cáp (79%), máy tính xách

tay (78%) và máy tính để bàn (75%), smart TV/TV kết nối và máy tính bảng (hơn

43%). Kết quả nghiên cứu tác động của internet di động đến nền kinh tế do Oxford

Economics công bố mới đây cũng nhận định, kể từ năm 2010 tới nay, mật độ di

59

tuơngđuơngvới Việt Nam. Sự tăng truởng về mật độ Internet di động từ năm 2010

đã đóng góp tới 3,7 tỷ USD vào GPD và tạo ra gần 140.000 việc làm mới cho Việt

Nam, tuơng đuơng với 6,4% tốc độ tăng truờng GDP ghi nhận được. Các nhà

nghiên cứu của Oxford Economics cho rằng, trong tuơng lai, tốc độ tăng truởngcủa

internet di động tại Việt Nam sẽ ngang bằng với tốc độ tăng truởng của khu vực,

mật độ thuê bao sẽ tăng gần gấp đôi từ nay tới 2020 (khoảng 80%). Sự bùng nổ

cơng nghệ này góp phần nâng cao GDP thêm 5,1 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Con

số này tuơngđuơngvới 6,2% của tốc độ tăng truởngtheo dự báo.

Cùng với xu huớngtăng truởngấn tuợngvề kết nối Internet và sử dụng thiết bị

di động kết nối trong các hoạt động giao dịch thuơng mại, thì hạ tầng viễn thông vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Việt Nam được xem là có lợi thế rất lớn về phuơng thức kết nối, giá cuớc Internet (cả Wi-Fi lẫn 3G) thuộc hàng rẻ nhất thế giới, với tỷ lệ phủ sóng Wi-Fi rộng lớn. Tuy nhiên, tốc độ kết nối Internet của Việt

Nam thì mới chỉ tiệm cận mức trung bình, trong đó kết nối di động lại duới chuẩn

khá nhiều. Theo báo cáo của Akamai, tốc độ kết nối Internet trung bình trên thế giới

hiện đạt 6,1 mbps trong đó tốc độ kết nối di động trung bình là 11,8 mbps. Các con

số này ở Việt Nam hiện nay là 5,1 mbps và 2,8 mbps. Theo Akamai, chỉ khoảng 1%

nguời dùng Internet tại Việt Nam đang sử dụng đường truyền tốc độ cao 10 Mbps.

Tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 81%, Mỹ là 43%, Singapore là 59%.

2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành ngân hàng

Cấu phần quan trọng nhất về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành ngân hàng là Hệ

thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia - IBPS do NHNN vận hành. Trong hơn 10

năm qua, NHNN đã tiến hành cải cách mạnh mẽ và sâu rộng Hệ thống này. Quá trình nâng cấp và hiện đại hóa Hệ thống đã hồn tất vào năm 2008 với phạm vi hoạt động toàn quốc. Đến nay, hệ thống IBPS đã kết nối với 429 đơn vị thành viên, trong

đó có 66 đơn vị trực thuộc NHNN, số lượng và giá trị thanh toán qua hệ thống tăng

nhanh trong 10 năm qua, từ chỗ khoảng5.000 tỷ VNĐ trong năm 2006 lên tới gần

50 triệu tỷ VNĐ trong năm 2015, với hơn 61,7 triệu giao dịch. Lưu lượng thanh

toán hàng năm 2017 gấp 12 lần GDP. Hệ thống bảo đảm nhanh chóng, chính xác,

60

kinh tế,đáp ứng nhu cầu thanh toán của hệ thống các TCTD, tạo điều kiện để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán giá

trị gia tăng cho khách hàng, mở rộngthanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Hệ thống chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán thẻ liên ngân hàng là

hệ thống thanh tốn bán lẻ do Cơng ty cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt

Nam (BanknetVN) vận hành được thành lập từ năm 2004. Hệ thống kết nối liên

thơng tồn quốc vào năm 2014, với 45 thành viên nội địa, hầu hết là các ngân hàng và kết nối với trên 90% số ATM hoạt động trên tồn quốc. Năm 2016, Cơng ty với

cổ đơng chính gồm NHNN và 15 NHTM lớn tại Việt Nam, chuyển thành Cơng ty

cổ phần thanh tốn Quốc gia Việt Nam (NAPAS).

Ngoài các hệ thống hạ tầng chung, các NHTM những năm qua cũng rất chú trọng đầu tư cho hệ thống cơng nghệ của mình, một mặt để phục vụ cho hoạt động nội bộ, nâng cao năng lực quản trị ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ, mặt khác để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích cho khách hàng.

Hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ của các NHTM vì vậy được cải thiện nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại việt nam theo xu thế cách mạng 4 0 (Trang 69 - 72)