Khuôn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại việt nam theo xu thế cách mạng 4 0 (Trang 65 - 69)

2.2. Các nhân tố tác động đến ứng dụng công nghệ tài chính trong kinh

2.2.1. Khuôn khổ pháp lý

2.2.1.1. Khuôn khổ pháp lý chung

Khuôn khổ pháp lý chung chi phối sự phát triển về cơng nghệ nói chung và theo đó tác động đến sự phát triển của những ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng gồm có Luật Giao dịch Điện tử, Cơng nghệ thông tin.

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã thừa nhận tính chất pháp lý của giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Luật này cũng đồng thời thừa nhận sự hợp pháp của thông điệp điện tử, chữ ký điện tử..., tạo cơ sở để thực hiện các giao dịch qua mạng, dưới hình thức số hóa và khơng u cầu có có chứng từ vật chất đi kèm.

Luật công nghệ thông tin năm 2006 đề cập tới các trụ cột, khái niệm về CNTT như ứng dụng CNTT, hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghiệp CNTT... theo như

thông lệ của thế giới. Đặc biệt, liên quan tới những ứng dụng CNTT trong lĩnh vực

ngân hàng, có thể tham khảo những quy định, ví dụ như: Điều 18. (Cho thuê chỗ

lưu trữ thông tin số) “ Cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số là dịch vụ cho thuê dung

lượng thiết bịlưu trữ để lưu trữ thông tin trên môi trường mạng.” là tiền đề cho việc phát triển và ứng dụng cơng nghệ điện tốn đám mây và th ngồi các dịch vụ trên

điện tốn đám mây. Điều 33 (Thanh tốn trên mơi trường mạng) “Nhà nước khuyến

khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh tốn trên mơi trường mạng theo quy định của pháp luật” và “Điều kiện, quy trình, thủ tục thanh tốn trên mơi trường mạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định” cho phép phát triển các dịch vụ thanh

toán kỹ thuật số. Với Điều 67 (Trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

người sử dụng sản pham, dịch vụ công nghệ thông tin) “Nhà nước và xã hội thực

hiện các biện pháp phòng, chống các hành vi xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ cơng nghệ thơng tin.”, thì quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng đã được đề cập tại

Điều 72 (Bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin) “ Thơng tin riêng hợp pháp của tổ

54 mật theo quy định của pháp luật”.

Ngồi ra cịn có Luật An tồn thơng tin mang số 86/2015/QH13 ngày

19/11/2015 đề cập tới những vấn đề về an toàn, bảo mật trong các giao dịch qua mạng, cùng hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới Luật khác.

2.2.1.2. Khuôn khổ pháp luật chuyên ngành

Hệ thống Luật chuyên ngành bao gồm những quy định chi phối hoạt động của các chủ thể quản lý là NHNN trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như Luật NHNN; Hoặc chi phối hành vi của những chủ thể kinh doanh, chủ yếu là các NHTM trên thị trường dịch vụ ngân hàng, thông qua Luật các TCTD.

Theo Luật NHNN năm 2010, NHNN là cơ quan có thẩm quyền “ Cấp, sửa đổi,

bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngồi, giấy phép thành lập văn phịng đại diện

của tổ chức tín dụng nướcngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng;

cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức khơng phải là ngân hàng”, trong đó bao gồm việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Đồng thời, chịu trách nhiệm “Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật”.

Với các chủ thể kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, theo Luật TCTD năm 2010 và bản sửa đổi năm 2017, ngoài các quy định về phạm vi được phép thực hiện các hoạt động ngân hàng, trong đó có việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ

ngân hàng, tại Điều 97 (Hoạt động ngân hàng điện tử), thì TCTD được thực hiện

các hoạt động kinh doanh qua việc sử dụng các phương tiện điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Về khuôn khổ pháp lý cụ thể tác động tới cùng những lĩnh vực chịu sự chi phối của công nghệ trong hoạt động ngân hàng, đó là các mơ hình hoạt động kinh

doanh, các kênh giao dịch mới, các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng mới và những chủ

55

truyền thống (các NHTM, cịn có các văn bản dưới Luật gồm có Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh tốn

khơng dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP (Nghị định 101 về

TTKDTM)...

i) Về cơ sở pháp lý liên quan đến tiền điện tử:

Hiện nay tại các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy định riêng về tiền điện tử mà bản chất tiền điện tử với vai trò là một phương tiện thanh toán mới chỉ được đề cập gián tiếp tại Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010

“Ngân hàng Nhà nướcthực hiện việc quản lý các phương tiện thanh toán trong nền

kinh tế” ( Khoản 2 Điều 28 quy định); Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH ngày 16/6/2010, quy định NHTM được “Cung ứng các phương tiện thanh toán” và

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 quy định về phương tiện thanh

toán “Phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiên thanh toan), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” (Khoản 6, Điều 4);

Về ví điện tử, Khoản 8, Điều 4 của Nghị định 101 nói trên quy định: "Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do

các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện

thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tai khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1”.

Dưới hình thức thẻ trả trước, thì tại Khoản 3 Điều 4 Thơng tư số 19/2016/TT-

NHNN ngày 30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (được sửa đổi bởi

Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017) quy định: “Thẻ trả trước là thẻ

56

tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ”.

Như vậy, mặc dù hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng để quy

dịnh về tiền điện tử tại Việt Nam, tuy nhiên xét về bản chất tiền điện tử cũng đã

được quy định dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hình thức biểu hiện của tiền điện tử như thẻ trả trước và Ví điện tử.

ii) Về hoạt động của các cơng ty Fintech

Với vai trò là những tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hoạt

động của các công ty Fintech được đề cập tại Nghị định số 101/2012/NĐ- CP ngày

22/11/2012 về thanh toán khơng dùng tiền mặt, trong đó có quy đinh về dịch vụ trung gian thanh tốn, được định nghĩa là “các tổ chức khơng phải ngân hàng được NHNN cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán”. Các dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Điều 15 của Nghị định, bao gồm “Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử; Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán; Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của NHNN” Các dịch vụ trung gian thanh

toán được cung ứng khi các Cơng ty Fintech đáp ứng điều kiện: Có Giấy phép thành

lập hoặc đăng ký kinh doanh; Có phương án kinh doanh được phê duyệt; Có vốn

điều lệ tối thiểu là 50 tỷ Đồng VN; đáp ứng các điều kiện về nhân sự và điều kiện về kỹ thuật, nghiệp vụ.

Căn cứ trên các nội dung quy định nói trên, NHNN ban hành Thông tư

39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của NHNN Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ

trung gian thanh tốn; Thơng tư số 20/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 và Thông

tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số thông tư quy

định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán. Những lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực dịch vụ trung gian thanh toán của các cơng ty Fintech gần như chưa có quy định pháp lý điều chỉnh.

iii) Các quy định về an tồn, bảo mật hệ thống cơng nghệ ngành ngân hàng:

Thông tư 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN Việt Nam quy định các

yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh tốn thẻ

57

quy định về đảm bảo an tồn, bảo mật hệ thốngCNTT trong hoạt động ngân hàng;

Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN quy định về hoạt động

thẻ ngân hàng; Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung

một số điều của Thông tư số19/2016/TT-NHNN; Thông tư số 35/2016/TT-NHNN

ngày 29/12/2016 của NHNN Việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet; Ban hành Kế hoạch áp dụng các giải pháp về an tồn bảo mật trong thanh tốn trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (Quyết

định số 630/QĐ- NHNN ngày 31/03/2017); Ban hành Kiến trúc hạ tầng an ninh bảo

mật hệ thống công nghệ thông tin NHNN (theo Quyết định số 847/QĐ-NHNN ngày

28/04/2017); Dự thảo Quy chế quản lý sử dụng dịch vụ điện toán đám mây áp dụng

thí điểm trong ngành Ngân hàng.v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại việt nam theo xu thế cách mạng 4 0 (Trang 65 - 69)