Tính ưu việt của hệ thống thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống thanh toán điện tử tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả (Trang 27 - 29)

1.2. Sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử

1.2.3 Tính ưu việt của hệ thống thanh toán điện tử

a) Một số lợi ích chung

- Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử:

Xét trên nhiều phương diện, thanh toán điện tử là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử, khả năng thanh toán điện tử đã tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng khác cung cấp trên Internet. Do vậy, việc phát triển thanh toán điện tử sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử theo đúng nghĩa của nó: giao dịch hoàn toàn qua mạng. Một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triển thương mại trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng của mạng Internet.

- Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa:

Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.

- Hệ thống thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới - tiền số hóa - không chỉ thỏa mãn các tài khoản ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông

thường. Quá trình giao dịch đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể, và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn.

b) Một số lợi ích đối với ngân hàng và các doanh nghiệp

*Tăng doanh thu

- Mở rộng hệ thống khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới

- Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại

- Tăng doanh số bán hàng từ các dịch vụ tạo ra giá trị khác *Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh:

- Tiết kiệm chi phí kinh doanh.

- Tiết kiệm được chi phí bán hàng

- Tiết kiệm chi phí giao dịch

Phí giao dịch Ngân hàng điện tử được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng thu nhập cho Ngân hàng. Số liệu về phí giao dịch Ngân hàng khảo sát ở Mỹ đã minh chứng cho điều đó:

Bảng 1.1 Số liệu về phí giao dịch ngân hàng

Stt Hình thức giao dịch Phí bình quân 1 giao dịch (USD) 1 Giao dịch qua nhân viên Ngân hàng 1,07

2 Giao dịch qua điện thoại 0,54 3 Giao dịch qua ATM 0,27 4 Giao dịch qua Internet 0,015

*Giảm chi phí văn phòng: giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ.

*Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng: thông qua Internet/Web, ngân hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới(Internet banking) và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch thường xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.

*Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh: “Ngân hàng điện tử” giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và bền vững. Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng địên tử cũng là một đặc điểm để các ngân hàng tạo dựng nét riêng của mình.

c) Một số lợi ích đối với khách hàng

- Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí:Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác.

- Khách hàng tiết kiệm được thời gian:Không cần phải trực tiếp đến cửa hàng,chỉ với một thiết bị kết nối mạng và một tài khoản thanh toán trực tuyến khách hàng có thể thực hiện một giao dịch mua bán hàng hóa và thanh toán tiền hàng ở bất kỳ thời điểm nào, tại bất cứ nơi nào, và có nhiều sự chọn lựa hơn với các dòng sản phẩm đựơc các doanh nghiệp đăng tải lên

- Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất, bỏ qua khâu trung gian nên có thể mua hàng với giá rẻ hơn và nhanh hơn, đạt được hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống thanh toán điện tử tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)