1.2.1 Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử
Năm 1989, Ngân hàng tại Mỹ (WellFargo), lần đầu tiên cung cấp dịch vụ Ngân hàng qua mạng, đến nay, có rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm, thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng hệ thống Ngân hàng điện tử hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng kết những mô hình đó, nhìn chung, hệ thống Ngân hàng điện tử được phát triển qua những giai đoạn sau:
- Website quảng cáo (Brochure-Ware): Là hình thái đơn giản nhất của Ngân
hàng điện tử. Hầu hết các NH khi mới bắt đầu xây dựng Ngân hàng điện tử là thực hiện theo mô hình này. Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa những thông tin về NH, về sản phẩm lên trên mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc,… thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống (báo chí, truyền hình, …), mọi giao dịch của NH vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, đó là các chi nhánh Ngân hàng.
- Thương mại điện tử (E-commerce): với TMĐT, Ngân hàng sử dụng Internet
như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như: xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán… Internet chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm để tạo thuận lợi thêm cho khách hàng. Hầu hết, các Ngân hàng vừa và nhỏ đang ở hình thái này.
- Quản lý điện tử (E-business): Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của Ngân
hàng cả ở phía khách hàng (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với Internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của NH với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với NH. Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẽ dữ liệu giữa hội sở NH và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng Internet, mạng không dây… giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn. Internet và khoa học công nghệ đã tăng sự liên kết, chia sẽ thông tin giữa NH, đối tác,
khách hàng, cơ quan quản lý… Một vài NH tiên tiến trên thế giới đã xây dựng được mô hình này và hướng tới xây dựng được một Ngân hàng điện tử hoàn chỉnh.
- Ngân hàng điện tử (E-bank): chính là mô hình lý tưởng của một Ngân hàng
trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những NH này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, NH có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt.
1.2.2 Sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử tại các Ngân hàng thươngmại Việt Nam mại Việt Nam
Trước đây, nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất… Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955-1975), việc tổ chức lưu thông tiền tệ chủ yếu qua vận chuyển và thanh toán tiền mặt. Căn cứ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiền lương… của từng tỉnh, tiền mặt được phân phối đi các địa phương bằng xe chuyên dụng và giao cho NHNN chi nhánh các tỉnh quản lý.
Sau chiến tranh, các khoản bội chi của Chính phủ phải dựa vào việc in tiền để duy trì, thêm vào đó vòng xoáy giá- lương- tiền đã làm nên lạm phát phi mã tới 774,7% vào năm 1986 và luôn nằm ở mức 2 đến 3 chữ số cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trước diễn biến trên cùng với các nhu cầu cấp thiết, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 06/1992. Theo quyết định này, khách hàng đã không phải tự vận chuyển những khối lượng tiền mặt lớn giữa các địa phương mà chỉ cần nộp tiền tại NHNN địa phương thì người nhận ở nơi khác có thể rút được tiền. Giải pháp này đã giúp thu về một lượng tiền lớn từ lưu thông, điều hòa cung ứng tiền giữa các tỉnh, bảo vệ an toàn là giảm chi phí trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Tiếp theo quyết định 06/1992, Thống đốc NHNN đã ra quyết định 39/1992 triển khai thí điểm chuyển tiền điện tử qua NHNN. Đây là lần đầu tiên NHNN áp dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh toán Séc cho các khách hàng ngoài phạm vi tỉnh, thành phố. Hệ thống chuyển tiền điện tử qua NHNN là tiền thân của các hệ thống thanh toán điện tử hiện đại đã được triển khai trong giai đoạn đổi mới.
Hiện nay, các NHTM đã xây dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin quản lý, đưa vào sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới an toàn, hiệu quả, hiện đại như thẻ ATM, dịch vụ thanh toán trong ngày, quản lý tín dụng và chuyển tiền…
1.2.3 Tính ưu việt của hệ thống thanh toán điện tử
a) Một số lợi ích chung
- Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử:
Xét trên nhiều phương diện, thanh toán điện tử là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử, khả năng thanh toán điện tử đã tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng khác cung cấp trên Internet. Do vậy, việc phát triển thanh toán điện tử sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử theo đúng nghĩa của nó: giao dịch hoàn toàn qua mạng. Một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triển thương mại trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng của mạng Internet.
- Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa:
Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
- Hệ thống thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới - tiền số hóa - không chỉ thỏa mãn các tài khoản ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông
thường. Quá trình giao dịch đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể, và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn.
b) Một số lợi ích đối với ngân hàng và các doanh nghiệp
*Tăng doanh thu
- Mở rộng hệ thống khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới
- Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại
- Tăng doanh số bán hàng từ các dịch vụ tạo ra giá trị khác *Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh:
- Tiết kiệm chi phí kinh doanh.
- Tiết kiệm được chi phí bán hàng
- Tiết kiệm chi phí giao dịch
Phí giao dịch Ngân hàng điện tử được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng thu nhập cho Ngân hàng. Số liệu về phí giao dịch Ngân hàng khảo sát ở Mỹ đã minh chứng cho điều đó:
Bảng 1.1 Số liệu về phí giao dịch ngân hàng
Stt Hình thức giao dịch Phí bình quân 1 giao dịch (USD) 1 Giao dịch qua nhân viên Ngân hàng 1,07
2 Giao dịch qua điện thoại 0,54 3 Giao dịch qua ATM 0,27 4 Giao dịch qua Internet 0,015
*Giảm chi phí văn phòng: giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ.
*Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng: thông qua Internet/Web, ngân hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới(Internet banking) và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch thường xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
*Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh: “Ngân hàng điện tử” giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và bền vững. Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng địên tử cũng là một đặc điểm để các ngân hàng tạo dựng nét riêng của mình.
c) Một số lợi ích đối với khách hàng
- Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí:Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác.
- Khách hàng tiết kiệm được thời gian:Không cần phải trực tiếp đến cửa hàng,chỉ với một thiết bị kết nối mạng và một tài khoản thanh toán trực tuyến khách hàng có thể thực hiện một giao dịch mua bán hàng hóa và thanh toán tiền hàng ở bất kỳ thời điểm nào, tại bất cứ nơi nào, và có nhiều sự chọn lựa hơn với các dòng sản phẩm đựơc các doanh nghiệp đăng tải lên
- Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất, bỏ qua khâu trung gian nên có thể mua hàng với giá rẻ hơn và nhanh hơn, đạt được hiệu quả cao hơn.
1.2.4 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử
a) Chỉ tiêu định lượng
- Số lượng khách hàng và thị phần
Số lượng khách hàng càng đông, thị phần càng lớn thì chứng tỏ ngân hàng đã phát triển tốt hệ thống thanh toán điện tử và ngược lại. Mức độ tăng trưởng số lượng khách hàng được tính bằng cách so sánh số lượng khách hàng qua các năm, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, cho thấy NH có chú trọng phát triển thị trường, phát triển và thu
hút khách hàng sử dụng các công cụ thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử hay không.
G = (số lượng khách hàng năm nay – số lượng khách hàng năm trước)*100%/(Số lượng khách hàng năm trước)
- Tăng trưởng của hệ thống thanh toán điện tử:
Để đánh giá được quy mô phát triển hệ thống thanh toán điện tử, các NHTM thường sử dụng một số chỉ tiêu như: tăng trưởng số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ, doanh thu từ thu phí dịch vụ... Các chỉ tiêu này gia tăng trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả của hệ thống thanh toán điện tử.
- Số lượng các kênh phân phối:
Mạng lưới các kênh phân phối tạo điều kiện hướng dẫn người dân tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng dễ dàng, nhờ đó mà ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Trên thị trường hiện nay, Vietinbank là một trong những ngân hàng có hệ thống các kênh phân phối lớn nhất. Vietinbank có hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ với 148 chi nhánh, 07 Công ty thành viên, 03 Đơn vị sự nghiệp, hơn 1.000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất có mặt tại châu Âu với 02 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin - CHLB Đức. Đồng thời, VietinBank đã có mặt tại Vientiane – Lào và đang tích cực xúc tiến mở các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nhiều quốc gia khác như Myanmar, Anh, Ba Lan, Séc…
- Mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống thanh toán điện tử
Mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng dược thể hiện qua chi phí đầu tư tăng thêm qua các năm là bao nhiêu, có tăng trưởng mạnh hay không, qua đó đánh giá ngân hàng có chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng cho hệ thống thanh toán điện tử hay không. Mức độ tăng chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng tính bằng cách so sánh chi phí đầu tư qua các năm, chỉ tiêu này càng cao càng tốt:
G = (chi phí đầu tư năm nay – chí phí đầu tư năm trước)*100/(chi phí đầu tư năm trước)
- Số lượng các doanh nghiệp, đơn vị, cán bộ công nhân viên…được trả lương qua thẻ Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng có được các doanh nghiệp ưa chuộng không. Tốc độ tăng trưởng số đơn vị, cá nhân dược trả lương qua tài khoản được tính bằng cách so sánh số lượng doanh nghiệp tham gia trả lương tại ngân hàng, hay lượng cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản tại ngân hàng qua các năm, từ đó đánh giá quy mô HTTT tại ngân hàng có tăng trưởng mạnh hay không, đánh giá HTTT điện tử của ngân hàng có được khách hàng tin dùng hay không. Tỷ lệ càng cao đánh giá được chất lượng dịch vụ, sự ưa chuộng thanh toán điện tử của khách hàng càng cao. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng doanh nghiệp hoặc số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm. G = (số lượng doanh nghiệp năm nay – số lượng doanh nghiệp năn trước)*100%/(số lượng doanh nghiệp năm trước)
- Tỷ lệ doanh số thanh toán điện tử trên số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân Chỉ tiêu này dùng để phân tích hiệu quả huy động vốn của ngân hàng từ hệ thống thanh toán điện tử, chỉ tiêu này cho thấy lượng tiền gửi tiền không kỳ hạn huy động được là bao nhiêu, khách hàng có sử dụng thường xuyên số tiền này để thanh toán hay không, doanh số thanh toán gấp bao nhiêu lần số tiền huy động được. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khách hàng càng sử dụng DV thanh toán càng nhiều, khả năng thu hút huyđộng vốn càng nhiều. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh doanh số rút tiền qua các năm.
t = doanh số thanh toán *100%/số dư tiền gửi bình quân Số dư tiền gửi bình quân = (số dư đầu kỳ + số dư cuối kỳ)/2
- Tỷ lệ doanh số thanh toán điện tử trên tổng số khách hàng có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá doanh số thanh toán bình quân trên một khách hàng, từ đó đánh giá tỷ lệ thanh toán bình quân trên mỗi khách hàng qua các năm đối với từng sản phẩm thanh toán điện tử hoặc tổng số các sản phẩm là bao nhiêu, có tăng giảm như thế nào, có tăng trưởng mạnh hay không, đánh giá dịch vụ ngân hàng có được khách hàng chọn hay sử dụng nhiều hay không. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh doanh số với số lượng khách hàng. Tỷ lệ càng cao đánh giá được chất lượng dịch vụ, sự ưa chuộng dịch vụ của khách hàng càng cao.
t = doanh số thanh toán của mỗi loại sản phẩm*100%/số khách hàng của mỗi loạisản phẩm
- Doanh thu từ phí thanh toán điện tử
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống thanh toán điện tử tại ngân hàng. Thông qua đánh giá doanh thu từ phí DV thanh toán qua các năm là bao nhiêu, hàng năm có tăng lên hay không, mức độ tăng trưởng doanh thu qua các năm như thế nào, tănggiảm ra sao, có tăng trưởng mạnh hay không. Mức độ tăng trưởng càng cao đánh giá được hiệu của sản phẩm DV mà em đang nghiên cứu càng cao. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng doanh thu từ phí thanh toán điện tử qua các năm.
Số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân = (số dư tiền gửi KKH đầu năm + số dưtiền gửi KKH cuối năm)/2
hoặc: Số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân = (số dư tiền gửi KKH đầu năm/2 +số dư tiền gửi KHH cuối quý 1 + số dư tiền gửi KHH cuối quý 2 + số dư tiền gửi KHHcuối quý 3 + số dư tiền gửi KKH cuối năm/2)/4
g = (số dư TG KKH năm nay - số dư TG KKH năm trước)*100%/số dư TG KKHnăm trước
- Tỷ trọng lợi nhuận từ hệ thống thanh toán điện tử đem lại trên tổng lợi nhuận từ các hoạt động của ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn thì hoạt động thanh toán điện tử càng hiệu quả.
b) Chỉ tiêu định tính
- Tính đa dạng của dịch vụ
Để đáp ứng được đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng,