Khái niệm pháp luật về thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

Học thuyết Mác Lênin về Nhà nước và pháp luật lần đầu tiên trong lịch sử đã lý giải một cách đúng đắn, khoa học về bản chất của pháp luật và những mối quan hệ của nó với các hiện tượng xã hội khác nhau trong xã hội có giai cấp. Theo đó, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước và chỉ phát sinh, tồn tại, phát triển trong xã hội có giai cấp. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước đảm bảo thực hiện, kể cả bằng biện pháp cưỡng chế, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì xã hội trong một trật tự có lợi cho giai cấp thống trị.

Hệ thống pháp luật hình thành khi hệ thống các nước được tạo lập ở thế kỉ XX. Trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và đề cao lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước, hệ thống pháp luật được xây dựng và không ngừng phát triển theo từng giai đoạn nhất định. Có thể định nghĩa pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí toàn dân, được Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục, cưỡng

chế, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định.Với vị trí là một bộ phận của hệ thống pháp luật chung, pháp luật Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam DCCH (mà nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam), mang những nét đặc trưng và chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội và truyền thống, lịch sử dân tộc.

Pháp luật về THADS là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, có vai trò đảm bảo cho việc THADS có hiệu quả và nâng cao được ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Như vậy, có thể hiểu, pháp luật THADS bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến THADS.

Trước đây, hoạt động THADS được xem là một dạng của hoạt động tố tụng ds nên tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan THADS, cá nhân, cơ quan, tổ chức phát sinh trong quá trình THADS được coi là chế định cơ bản của Pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển của khoa học pháp lý ở Việt Nam, các ngành luật ngày càng được chia nhỏ hơn, quy định cụ thể hơn và bám sát sự thay đổi, phát triển của cuộc sống, theo đó, tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong một lĩnh vực nhất định cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu này và trở thành một hệ thống quy phạm pháp luật riêng. THADS có sự độc lập tương đối và có nhiệm vụ khác với các việc giải quyết vụ việc dân sự như trong quá trình tố tụng dân sự. Trong THADS, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại vụ việc dân sự, không ra quyết định giải quyết lại nội dung vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tổ chức thực hiện các quyết định trong Bản án, quyết định dân sự của TAđược đưa ra thi hành. Các hành vi của cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào quan hệ THADS cũng chỉ nhằm thực hiện các Bản án, quyết định DS đó và không có mục đích làm sáng tỏ vụ việc như trong quá trình giải quyết các vụ việc DS, do đó, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại với đương sự, cá nhân, cơ quan và tổ chức phát sinh trong quá trình THADS có thể trở thành một ngành luật độc lập mang tên Pháp luật về thi hành án dân sự.

Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu Pháp luật về thi hành án dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại với đương sự, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự, nhằm đảm bảo việc thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)