Nhóm giải pháp đối với cơ quan thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 83)

3.2.1.1. Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh cần đổi mới và kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án dân sự

Hiệu quả của công tác THADS phụ thuộc trực tiếp vào phương thức hoạt động, tổ chức và quản lý của bộ máy cơ quan THADS. Chính vì vậy, Cục THADS tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục nâng cao công tác quản lý và kiện toàn mạnh mẽ đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng trong toàn tỉnh. Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm và bố trí cán bộ, công chức phải khách quan, công khai theo quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể của ngành. Bên cạnh đó, cần chấn chỉnh kỉ cương, kỷ luật trong hoạt động THADS và giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, cán bộ, Chấp hành viên. Lên kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ trẻ để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của công tác THADS không ngừng tăng lên. Duy trì và thực hiện tốt cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chuyển trọng tâm từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Bên

cạnh đó, tãng cường củng cố bộ máy cơ quan THADS theo quy định, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các phương án đổi mới cơ cấu bộ máy thi hành án phù hợp với thực tế và sự thay đổi của công tác THADS.

Cục THADS tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, trong đội ngũ công chức làm công tác THADS đủ về số lýợng, đảm bảo về chất lượng, nhất là những huyện xa trung tâm như huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Huyện Cô Tô, huyện Hải Hà. Do vậy, tác giả kiến nghị giải pháp đối với Cục THADS tỉnh Quảng Ninh, đó là lên kế hoạch cụ thể và chi tiết về chế độ đãi ngộ, kinh nghiệm làm việc để thu hút được nguồn cán bộ, Chấp hành viên có năng lực về công tác tại các huyện này. Làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo THADS các cấp trong việc chỉ đạo phối hợp công tác liên ngành trong lĩnh vực THADS. Tiếp tục duy trì mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, nhất là các cơ quan khối nội chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS.

Cùng với sự nỗ lực, đổi mới trong cơ chế quản lý, chỉ đạo, điều hành theo hướng sâu sát, cụ thể, quyết liệt với phương châm hướng về cơ sở, tác giả đề xuất giải pháp: Cục THADS tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất và đôn đốc toàn bộ đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên đang công tác tại các Chi cục THADS trên địa bàn tỉnh. Đồng thời nêu cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị và Chấp hành viên tại các Chi cục trong thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra của năm. Bên cạnh đó, Cục THADS tỉnh tiếp tục cần liên tục triển khai và thực hiện đồng bộ các mặt công tác khác như: công tác thực hiện cơ chế một cửa, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ của công chức, người lao động trong các cơ quan THADS, công tác kiểm tra, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động chuyên môn, trong công tác báo cáo thống kê, phân loại án.

3.2.1.2. Cục thi hành án dân sự cần tăng cường công tác rà soát, phân loại các bản án dân sự

Xuất phát từ thực trạng phân loại án còn nhiều tồn tại gây trở ngại, chậm trễ trong quá trình tổ chức THADS, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến án

tồn đọng gia tăng. Vì vậy, việc tăng cường kiểm sát việc phân loại án để xử lý theo quy định của pháp luật là việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết.

Mục tiêu của kiểm sát việc loại án là thúc đẩy cơ quan THADS thi hành kịp thời đưa những việc có điều kiện thi hành án; quyết định các việc chưa có điều kiện thi hành án theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật THADS; phối hợp giải quyết các vướng mắc trong thực tế hoạt động THADS; đề xuất biện pháp đối với các cơ quan Tư pháp trung ương và địa phương xử lý, góp phần giải quyết các tồn tại, nhất là án tồn đọng của cơ quan THADS, bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của TA.

Chính vì lý do công tác rà soát, phân loại án có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm việc THADS, tác giả đề xuất giải pháp: Cục THADS và các Chi cục THADS của tỉnh Quảng Ninh phải thường xuyên rà soát công tác xác minh, phân loại án để có biện pháp thi hành đạt hiệu quả và đánh giá đúng thực trạng về công tác THADS trên địa bàn tỉnh. Khi tiến hành công tác rà soát, phân loại hồ sơ thi hành án cần xác định:

Thứ nhất, luôn sàng lọc án bằng hình thức phân loại theo mức độ và tính chất phức tạp để tính toán các biện pháp, tập trung sự chỉ đạo, tổ chức THADS cho từng loại. Từ kết quả sàng lọc, lên kế hoạch cụ thể, chi tiết để có được phương án tối ưu và kịp thời thi hành dứt điểm vụ việc khi đối tượng phát sinh điều kiện thi hành.

Thứ hai, phải sắp xếp theo thứ tự cũ - mới, khó - dễ… để chỉ đạo đôn đốc hay thiết lập hồ sơ cưỡng chế. Kết quả sắp xếp không để lọt, không quên, không sót việc; sắp xếp không được chồng chéo để luôn đáp ứng khi có yêu cầu phát sinh, kể cả phục vụ công tác phối hợp với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và TA trong việc tác nghiệp.

3.2.1.3. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và các Chi cục Thi hành án cấp huyện đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi hành án dân sự

Xuất phát từ thực trạng hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, số lượng các việc THADS cần sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan có

xu hướng tăng trong ba năm trở lại đây. Do đó, để đảm bảo các yêu cầu đối với việc quản lý công tác THADS, đồng thời tạo thuận lợi, minh bạch cho các cá nhân, tổ chức có liên quan, việc thường xuyên cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Đối với hệ thống THADS, trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành trong việc quản lý, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, trong Hệ thống THADS đã xây dựng được Trang thông tin điện tử THADS của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh. Trên đó, đảm bảo đăng tải thông tin của người phải THADS án chưa có điều kiện thi hành, công khai các thủ tục hành chính trong thi THADS; nhiều phần mềm đã được ứng dụng trong hệ thống như phần mềm Kế toán nghiệp vụ thi hành án, phần mềm quản lý công văn đi/ đến tại các Chi cục THADS; Phần mềm lưu trữ dùng cho hệ thống tổ chức các cơ quan THADS; phần mềm quản lý cán bộ và chức danh tư pháp... Bên cạnh đó, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS cần được đặc biệt quan tâm trong thời gian tới. Tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong toàn bộ hệ thống THADS được thực hiện đồng bộ, nhất là tại các cơ quan THADS; công tác xây dựng quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử vẫn còn tình trạng cắt khúc, chưa tạo lập được cơ sở dữ liệu tập trung, nhất là tích hợp cơ sở dữ liệu của từng địa phương thành cơ sở dữ liệu chung thống nhất của toàn bộ hệ thống THADS.

Không chỉ dừng lại ở việc nâng cấp hệ thống cơ sở thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ, việc đào tạo kỹ năng, trình độ chuyên môn, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một số bộ phận Chấp hành viên, cán bộ, công chức cần đặc biệt chú trọng, nhất là tại các Chi cục THADS tại huyện, thị xã xa trung tâm.

Đánh giá chung có thể thấy rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác THADS tuy có chuyển biến tích cực nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của công tác THADS hiện nay. Vì vậy, tác giả kiến nghị Cục THADS và các Chi cục THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý THADS

trong thời gian tới. Tổng cục THADS và các cơ quan THADS cần sớm triển khai Phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức THADS và báo cáo thống kê THADS theo chế độ báo cáo thống kê THADS tăng cường sử dụng văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số trong chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng; ưu tiên, bố trí kinh phí đầu tư phát triển công nghệ thông tin cho những nhiệm vụ trọng tâm có phạm vi ảnh hưởng rộng… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống THADS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 83)