Bổ sung, sửa đổi cách diễn đạt một số điều luật theo hướng cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 79)

tiết hơn

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung câu 1 Khoản 1 Điều 17 Luật THADS năm

2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) theo hướng mở. Cụ thể, thay vì quy định: “Chấp

hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này”, nên được sửa đổi lại như sau: “Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành tất cả các bản án, quyết định của TA; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại được quy định tại Luật Thi hành án dân sự, các văn bản pháp luật khác có liên quan và các bản án, quyết định khác do pháp luật quy định”.

Thứ hai, các Điều 27, Điều 28 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, ví dụ, Điều 27 về cấp bản án, quyết định quy định: “Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại đã ra bản án, quyết định được quy định tại Điều 2 của Luật này phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành”” nên được sửa

mại đã ra bản án, quyết định được quy định tại Luật Thi hành án dân sự và các luật khác có liên quan phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành””

Thực tế, Luật THADS không thể luôn được sửa đổi, bổ sung cùng với việc sửa đổi hoặc ban hành mới của các luật khác, do đó, những quy định về phạm vi bản án, quyết định được thi hành trong Luật THADS phải là quy định mở và có tính ổn định cao để bảo đảm luôn có sự thống nhất giữa Luật THADS với các luật mới được ban hành và luôn bảo đảm mọi bản án, quyết định được ban hành đều có căn cứ pháp lý chặt chẽ để cơ quan THADS tổ chức thi hành. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng về cải cách tư pháp đã được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư

pháp đến năm 2020, đó là “xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của TA có hiệu

lực pháp luật phải được thi hành”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 79)