1.4.1. Quy mơ vốn đăng ký
Tiêu chí đầu tiên đánh giá hiệu quả thu hút FDI là quy mô vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ.
Quy mô vốn đăng ký là tổng số vốn góp bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp, lợi nhuận để lại và các hình thức vốn khác do nhà đầu tư nước ngoài cam kết đưa vào nước nhận đầu tư để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp (World Bank, 2016). Vốn đăng ký bao gồm vốn cam kết của nhà đầu tư nước ngoài theo giấy phép cấp mới (đối với các dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án độc lập với các dự án đang hoạt động mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ); và cấp bổ sung (đối với các dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm mơi trường của dự án đầu tư hiện có đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong các năm trước).
Quy mô vốn đăng ký cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư cũng như mức độ tin cậy của nhà đầu tư nước ngồi đối với mơi trường đầu tư trong nước. Quy mô vốn FDI càng lớn càng thể hiện quốc gia đó thành cơng trong cơng cuộc thu hút vốn FDI.
Ngồi ra, cịn có chỉ tiêu quy mơ vốn trên một dự án được sử dụng để đánh giá độ lớn của các dự án FDI tại nước tiếp nhận vốn. Quy mô vốn dự án FDI đăng ký và thực hiện được tính theo cơng thức:
Bình qn vốn dự án FDI
đăng ký =
Quy mô vốn đăng ký
x 100%
Số dự án Bình quân vốn dự án FDI
thực hiện =
Quy mô vốn thực hiện
x 100%
Số dự án
Qua số liệu hàng năm, có thể đánh giá hiệu quả thu hút FDI bằng việc phân tích các số liệu FDI vào lĩnh vực bán lẻ. Số lượng vốn, số lượng dự án tăng hay giảm. Có thể số lượng dự án giảm nhưng số vốn của từng dự án lại tăng hoặc ngược lại, số dự án tăng nhưng số vốn lại giảm.
Quy mô vốn dự án FDI cho biết phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài (tăng cường đầu tư, bổ sung vốn, hoặc thoái vốn) trước những thay đổi về chính sách, mơi trường đầu tư của nước nhận đầu tư. Từ đó, có thể rút ra những bài học, kinh nghiệm để đưa ra những giải pháp và chính sách để thúc đẩy hơn nữa việc thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ.
1.4.2. Cơ cấu FDI
Đây là chỉ tiêu thể hiện sự cân bằng hay mất cân bằng trong xu thế phát triển của dịng vốn FDI. Cơ cấu FDI có thể được phân theo các tiêu chí khác nhau: hình thức đầu tư, ngành kinh tế, vùng kinh tế. Nhóm chỉ tiêu này cho phép đánh giá sự thay đổi về mẫu hình (pattern) của dịng vốn tại quốc gia tiếp nhận vốn. Nhìn chung trên thế giới, xét theo hình thức đầu tư, FDI thơng qua các thương vụ M&A xuyên quốc gia chiếm ưu thế và có xu hướng tăng lên, trong khi các dự án đầu tư mới giảm xuống.
Với việc phân tích cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực bán lẻ, có thể nhận thấy vốn FDI đang được đầu tư nhiều vào tiểu ngành nào, tiểu ngành nào ít nhận được FDI. Với những tiểu ngành nhận được nhiều FDI, cần phát huy thế mạnh để thu hút được nhiều hơn. Với những tiểu ngành khó thu hút FDI, cần tìm ra nguyên nhân, hạn chế để từ đó có giải pháp khắc phục. Mục tiêu cần đa dạng hóa các tiểu ngành trong lĩnh vực bán lẻ thu hút FDI. Như vậy mới mở rộng được việc thu hút và tăng
hiệu quả của vốn FDI. Tuy nhiên, vẫn cần phải xác định một vài tiểu ngành trọng điểm để tập trung đẩy mạnh việc xúc tiến thu hút, kêu gọi đầu tư.
1.4.3. Đối tác đầu tư
Hiện nay, số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bán lẻ đã tăng đáng kể về số lượng và chất lượng. Việc thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngồi là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, hiệu quả từ việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào lĩnh vực bán lẻ cần phải được xem xét cẩn thận, chú trọng đến những nước có kinh tế phát triển. Nếu thu hút được những nước có nền kinh tế phát triển, sẽ tận dụng được công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và sản xuất của họ. Để từ đó, có những thay đổi và phát triển phù hợp với lĩnh vực bán lẻ hiện
nay trong nước.