Cơ hội và thách thức thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG THU hút FDI vào LĨNH vực DỊCH vụ bán lẻ tại VIỆT NAM và GIẢI PHÁP (Trang 82 - 95)

3.2.1. Cơ hội

3.2.1.1. Xu thế toàn cầu hóa

Trên thế giới hiện nay toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng mà bản chất của nó là sự mở rộng thị trường theo các định chế song phương, khu vực và toàn cầu. Thông qua các cam kết về mở cửa thị trường mà sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia trong lĩnh vực phân phối ngày càng lớn mạnh. Sự hình thành nên các hãng phân phối lớn xuyên quốc gia và đa quốc gia có mạng lưới phủ khắp toàn cầu đã trở thành một thế lực mạnh, áp đặt cuộc chơi cho các nhà sản xuất. Trong lĩnh vực bán lẻ, xuất hiện sự thay thế các cửa hàng quy mô nhỏ, độc lập bằng những hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm…. Quy mô trung bình của các loại hình này ( diện tích, doanh số, lao động…) tăng lên, đồng thời mật độ của chúng ngày càng giảm xuống; ngày càng xuất hiện nhiều siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô lớn, kinh doanh theo chuỗi. Đã có không ít các tập đoàn bán lẻ thực hiện hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới. Tập

đoàn Wal-Mart (Mỹ) có tới 7.343 cửa hàng trên 14 quốc gia, Carefour (Pháp) có 15.000 cửa hàng trên 30 nước. Như đã nói ở trên, cả hai tập đoàn này đã lên kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam. Điều đó sẽ mang đến những tác động không nhỏ đến lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực phân phối bán lẻ nói riêng.

3.2.1.2. Xu hướng chuyển dịch FDI sang lĩnh vực dịch vụ bán lẻ

Vai trò của FDI trong khu vực dịch vụ khác với trong lĩnh vực chế tạo, với số lượng việc làm tạo ra ít hơn và giá trị gia tăng cũng ít hơn. Sáp nhân và thôn tính (M&A) là những hình thức thâm nhập thị trường nhanh nhất và thực tiễn nhất. Đặc biệt, trong các dịch vụ kinh doanh, các hình thức đầu tư phi cổ phần khá phổ biến - ủy thác đặc quyền, hợp đồng quản lý, quan hệ đối tác, xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO)… Sự tăng trưởng FDI vào lĩnh vực dịch vụ ngày càng được tiếp sức bởi sức ép cạnh tranh ở thị trường trong nước, dẫn đến việc các công ty xuyên quốc gia phải tìm kiếm thị trường mới để phát huy lợi thế cạnh tranh của họ.

3.2.1.3. Xu hướng chuyển dịch địa bàn đầu tư

Chi tiêu thương mại ở mỗi nước tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đó. Theo như cách tính chỉ số chi tiêu thương mại (CCE) dựa trên 4 dữ liệu chính là lượng mua bán hàng hóa - dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất; doanh số bán buôn và bán lẻ các thành phẩm; một vài chi phí vốn kinh doanh và chi tiêu của Chính phủ cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thì năm 2015 thì các nước khu vực Châu á – Thái Bình Dương có bước nhảy vọt từ vị trí thứ 5 lên vị trí khu vực có mức tiêu dùng lớn thứ 3 trong tổng số 6 khu vực trên thế giới đứng sau Châu Âu và Mỹ đạt mức 16,1%. Như vậy, có thể thẩy rằng tiêu dùng ở các nước Châu Á đang ngày càng gia tăng và đây là một trong những thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn phân phối hàng hóa lớn trên thế giới. Một đặc điểm chung của các nước Châu Á là hệ thống phân phối hàng hóa còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, các cửa hàng bán lẻ kiểu gia đình, quy mô nhỏ, hình thức mua bán trên thị trường chủ yếu là các giao dịch ngẫu nhiên

theo kiểu mua đứt bán đoạn. Hệ thống phân phối hàng nông sản chủ yếu qua các chợ và các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Điều này lại càng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo quy mô lớn để thu hút lượng khách hàng phân tán trên thị trường. Tuy nhiên tại Châu Á, thời gian qua có một số nước bất ổn về tình hình chính trị do bạo loạn, khủng bố nên đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động đầu tư. Hiện nay, Việt Nam đang được coi là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư thế giới vì tình hình chính trị ổn định, môi trường pháp lý cho các hoạt động đầu tư cũng đã tương đối hoàn chỉnh, cùng với việc nền kinh tế Trung Quốc phát triển quá nóng khiến các nhà đầu tư tìm hướng đầu tư vào Việt Nam càng tăng.

3.2.2. Thách thức

3.2.2.1. Cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc gia

Thực tế, làn sóng FDI vào khu vực ASEAN đã tăng mạnh từ mấy năm trở lại đây. Từ năm 2013, thu hút vốn FDI vào khu vực ASEAN bắt đầu tăng qua mặt Trung Quốc và từ đó đến nay, liên tục trở thành khu vực thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, tiến trình hội nhập mạnh mẽ tiến tới việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN là hấp lực đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng vì thế, cuộc cạnh tranh thu hút vốn FDI trong khối ASEAN càng trở nên gay gắt hơn. Nếu như cách đây 20 năm, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài vào khai thác vì nguồn lao động giá rẻ, ưu đãi lớn, tài nguyên phong phú thì nay các lợi thế này dần dần không còn nữa.

Trong khi đó, Indonesia được xem là còn kém Việt Nam về trình độ lao động cũng như độ ổn định môi trường, nhưng các yếu tố này có thể sẽ được khắc phục nhanh. Quốc gia này đông dân, lại vừa có cuộc cải tổ mạnh mẽ về môi trường đầu tư, minh bạch thông tin, cải cách hành chính quyết liệt, độ tuổi trung bình dân số trẻ... đang có sức hấp dẫn cực lớn cho nhiều nhà đầu tư đến từ châu Á lẫn các nước phương Tây. Dự báo thu hút FDI của Indonesia sẽ tiếp tục tăng trong năm tới.

Thái Lan cũng là đối thủ nặng ký bởi sức mua ở thị trường này rất lớn. Trong khi các trung tâm thương mại của Việt Nam vắng hoe vào những ngày trong tuần thì tại Thái Lan luôn tấp nập kẻ bán người mua. Bên cạnh đó, xuất khẩu của họ

cũng rất lớn. Đã có thời điểm Thái Lan bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị, song chủ yếu là ngành du lịch, còn các hoạt động thương mại dịch vụ của họ vẫn tấp nập.

Philippines cũng được nhận diện là quốc gia có khả năng cạnh tranh mạnh do có lực lượng lao động chất lượng cao, khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Đó là chưa kể chi phí trả cho lương công nhân, nhà ở và thực phẩm tại đây cũng khá thấp. Còn Myanmar, với chính sách cải cách mới, nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh theo hướng thị trường sẽ hứa hẹn một thị trường lớn với dân số gần 65 triệu dân.

3.2.2.2. Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ

Trong kỷ nguyên 4.0, quyền lực đổi ngôi từ nhà bán lẻ sang khách hàng. Từ đó nhiều thách thức cũng được tạo ra cho ngành bán lẻ trên toàn thế giới.

Cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 là ở sự tự tiến hóa của máy móc, tức là công nghệ đã cho phép chuyển từ những cỗ máy con người điều khiển sang cỗ máy tự hoạt động theo trí tuệ riêng của nó. Giờ máy gần như người, nhưng khác biệt là khi đủ mức trưởng thành, nó vừa có trí tuệ thông minh như con người, lại vẫn là một cỗ máy, xử lý công việc hầu như không sai sót mà năng suất, hiệu suất thì cực cao. Việt Nam lâu nay trông chờ vào dòng vốn FDI với sự dịch chuyển công nghệ, vốn, và quản trị hiện đại. Tuy nhiên, ngành bán lẻ Việt Nam thu hút FDI bởi lượng nhân công dồi dào, chi phí thấp và ưu đãi thuế, đất đai. Bước lên 4.0, xu hướng các dòng vốn FDI sẽ quay đầu chảy về chính quốc để tận dụng sức mạnh của cách mạng 4.0 tại đó tốt hơn. Thế mạnh “nguồn nhân lực giá rẻ” rất có thể trở thành gánh nặng xã hội khi người lao động không có đủ sức cạnh tranh với những cỗ máy ngày càng thông minh và chi phí cực rẻ (nhiều dự báo có tới 86% lao động dệt may có thể mất việc vì cách mạng công nghiệp 4.0). Hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng trở nên trầm trọng khi lực lượng lao động được phân định lạnh lùng lao động tri thức và lao động cơ bắp.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu đối với thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ

3.3.1. Giải pháp về phía nhà nước

Thứ nhất, thực hiện mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa theo các cam kết quốc tế. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam đồng thời tạo dần sức ép cạnh tranh để buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh quá trình đổi mới hoạt động thương mại, đẩy mạnh quá trình liên kết, đẩy mạnh quá trình tích tự và tập trung các nguồn lực để để mạnh quá trình tăng trưởng. Mặt khác, thông qua các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, giúp doanh nghiệp trong nước tranh thủ thời gian và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và của xã hội để vươn lên, đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực phân phối.

Thứ hai, Nhà nước cần có biện pháp xây dựng và quy hoạch tổng thể về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ. Quy hoạch này cần cố gắng đảm bảo chuẩn xác cao với tình hình mất cân đối trong việc thu hút vốn đầu tư giữa các vùng, mất cân đối giữa các hình thức đầu tư. Trong thức tế, thu hút vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ một cách cân bằng giữa các vùng là mong muốn của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện được thì lại rất khó. Các dự án lơn của các tập đoàn bán lẻ đều chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn do họ đều đặt các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu lên hàng đầu. Do đó, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi tương xứng để thu hút nguồn vốn FDI về vùng nông thôn nhằm phát triển cân bằng giữa các vùng và góp phần đô thị hóa nông thôn.

Thứ ba, Nhà nước cần có các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư. Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư và quyết định tiến độ thực hiện dự án. Thủ tục rườm rà, sách nhiễu sẽ làm giảm độ hấp dẫn đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, gây trở ngại đến việc thu hút đầu tư. Chính phủ cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những quy định , nguyên tắc về đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét các đề nghị từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng các cam kết trong các Hiệp định quốc tế bảo đảm được lợi ích chung của xã hội.

Chính phủ cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng...bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp. Đối với hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài thì chủ đầu tư luôn muốn đầu tư vào những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi mà trước hết là những nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Lĩnh vực phân phối bán lẻ phụ thuộc khá lớn vào những cơ sở hạ tầng vì nó liên quan đến sản xuất, vận chuyển, khó chứa, bến bãi... Do vậy, nhà nước cần chú trọng phát triển hệ thống đường bộ, đường biển, đường hàng không, hệ thống thông tin liên lạc... Thị trường bán lẻ là lĩnh vực quan trọng , nhạy cảm, hấp dẫn. Nhạy cảm vì dễ bị tổn thương và hấp dẫn vì có lãi lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay vẫn mong muốn được Nhà nước bảo hộ, hạn chế sự mở rộng, đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời có những chính sách đãi ngộ ưu tiên hơn những doanh nghiệp FDI. Do đó chính phủ cần hạn chế bảo hộ để tạo sức ép cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp lành mạnh, chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả bằng cách phá sản, bán lại, cổ phần hóa. Việc bảo hộ lĩnh vực phân phối bán lẻ một mặt là cần thiết nhưng mặt khác lại làm cho nhiều ngành khác thậm chí cả nền kinh tế bị ảnh hưởng. Môi trường chính sách cho dịch vụ ở Việt Nam là một hệ thống khá phức tạp với nhiều loại luật, quy định và các văn bản dưới luật do các Bộ, cơ quan và các chính quyền địa phương ban hành. Kết quả là thiếu minh bạch là điều khác phổ biến là các văn bản này thường mâu thuẫn với nhau. Ngay cả người Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các văn bản này do đó việc tiếp cận và hiểu được các văn bản đó đối với các công ty nước ngoài còn khó khăn hơn nhiều.

Thứ tư, chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với nguồn vốn. Một trong những khó khăn lớn nhất của các nhà sản xuất là việc tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp nước ta thường là thiếu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư vào máy móc tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ của các công nhân sản xuất vì thế nên không ít các cơ sở kinh doanh không thể đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Hỗ trợ các doanh nghiệp này được tiếp xúc với nguồn vốn sẽ giúp nâng cao sản xuất tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra mà nguyên nhân là thiếu vốn đầu tư sản xuất.

Thứ năm, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bán lẻ. Để tạo sự chủ động để tận dụng những cơ hội và đặc biệt là để vượt qua những thách thức cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ phân phối của Việt Nam trong tiến trình mở cửa thị trường theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định quốc tế, Chính phủ Việt Nam cần đóng vai trò chủ đạo và tích cực trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của các đối tượng có liên quan trong lĩnh vực phân phối, trong đó tập trung đặc biệt vào khu vực các doanh nghiệp phân phối và các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ trong nước. Các chính sách định hướng, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ sẽ một phần nào nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhà nước nên bố trí ngân sách tập trung theo chương trình để nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật, đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình về lĩnh vực phân phối cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề để đào tạo các cán bộ quản lý, các nhân viên có kỹ năng hiện đại cho các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng. Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp vào theo kịp xu hướng phát triển của thế giới trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ.

3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động huy động vốn từ mọi hình thức. Vốn luôn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động vốn luôn là một yếu tố quan trọng, nguồn vốn càng đa dạng bao nhiêu thì càng san sẻ bớt rủi ro trong quá trình sử dụng vốn. Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực phân phối hàng hóa phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn có vốn lớn gấp hàng chục, thậm chí là hàng trăm, hàng nghìn lần so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ của ta. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển trong một môi trường kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG THU hút FDI vào LĨNH vực DỊCH vụ bán lẻ tại VIỆT NAM và GIẢI PHÁP (Trang 82 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)