Cơ cấu FDI xét theo hình thức kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG THU hút FDI vào LĨNH vực DỊCH vụ bán lẻ tại VIỆT NAM và GIẢI PHÁP (Trang 61 - 63)

2.2. Thực trạng FDI vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam qua các năm

2.2.4. Cơ cấu FDI xét theo hình thức kinh doanh

Cách đây đúng 10 năm (năm 2007), Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Đây cũng chính là mốc thời gian đánh dấu sự có mặt của các nhà phân phối nước ngoài.

Giai đoạn đầu, nhà phân phối nước ngồi được thực hiện hoạt động phân phối dưới hình thức bắt buộc là liên doanh (góp 49% vốn) với đối tác Việt Nam.

Tuy nhiên, sau đó 1 năm (1/1/2008), các doanh nghiệp ngoại khơng bị hạn chế về tỉ lệ vốn góp (có thể lên tới 99,99%). Và cũng chỉ 1 năm sau, (1/1/2009), thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở hồn tồn khi nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ. Với sự mở cửa này, vài năm trở lại đây, các nhà bán lẻ nước ngồi đã tích cực đổ bộ vào Việt Nam. Trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng khi có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ người dân đến các trung tâm thương mại ngày càng nhiều.

Đáng chú ý, với quy mô 130 tỷ USD (2017) và chiếm 14% doanh thu của cả nền kinh tế, Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Theo đó, DN ngoại vào Việt Nam bằng nhiều con đường như mua bán, sáp nhập, liên kết với DN nội để hình thành chuỗi bán lẻ cho mình. Khơng chỉ vậy, hàng hóa Thái, Nhật, Hàn Quốc… cũng đổ bộ vào Việt Nam theo con đường “bán lẻ” nhờ giảm thuế theo cam kết của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia. Những thương hiệu đình đám về bán lẻ từ Thái Lan (Central Group), Hàn Quốc (Lotte), Nhật Bản (AEON)… đến thời điểm này khơng cịn xa lạ đối với người dân Việt Nam ở các đô thị lớn.

Theo báo cáo về tình hình thương mại trong nước của Bộ Công Thương, năm 2017, các doanh nghiệp FDI chiếm 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi; khoảng 17% thị phần qua trung tâm thương mại, siêu thị; 15% thị phần qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần qua các hình thức bán hàng trực tuyến, truyền hình, điện thoại…

Biểu đồ 5. Thị phần FDI qua các hình thức bản lẻ năm 2017

Đơn vị: %

Nguồn: Trích dẫn từ Bài báo “Doanh nghiệp FDI chiếm 70% thị phần bán lẻ cửa hàng tiện lợi” Đăng ngày 28/01/2017 lúc 08:23 của Tác giả Kiều Linh trên trang web của Zing.vn (https://news.zing.vn/doanh-nghiep-fdi-chiem-70-thi-phan-ban-le- cua-hang-tien-loi-post711935.html)

Trung tâm WTO và hội nhập cho biết, trong số 12 mơ hình bán lẻ thơng dụng hiện nay, doanh nghiệp đặt kỳ vọng nhiều nhất vào các mơ hình bán lẻ hiện đại (gần 94% doanh nghiệp cho rằng bán lẻ online có triển vọng, 91% với mơ hình siêu thị tổng hợp, 88% cho trung tâm mua sắm, 83% cho các siêu thị chuyên doanh, 79% cho các cửa hàng tiện ích).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG THU hút FDI vào LĨNH vực DỊCH vụ bán lẻ tại VIỆT NAM và GIẢI PHÁP (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)