Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong các sản phẩm tín dụng ưu đãi phân khúc SME tại NHTM an bình chi nhánh hoàng cầu (Trang 39 - 41)

Hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng còn chịu tác động trực tiếp đến từ môi trường bên ngoài và khách hàng. Như đã đề cập ở những phần trên, hoạt động cấp tín dụng của NHTM có mối tương quan mật thiết giữa môi trường kinh tế, khách hàng và ngân hàng. Vừa rồi chúng ta đã xem xét các nhân tố chủ quan trên góc độ hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên hoạt động quản trị rủi ro còn chịu tác động từ môi trường kinh doanh và khách hàng. Đây cũng chính là hai yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý rủi ro của NHTM:

Cạnh tranh thiếu lành mạnh và chạy theo doanh số: Hệ luỵ của việc mở rộng hoạt động cấp tín dụng đó chính là hiện tượng chạy theo chỉ tiêu doanh số mà quên mất đi phần rủi ro đi kèm theo. Điều này dẫn đến việc thẩm định hồ sơ qua loa, đánh giá khách hàng dựa trên ý kiến chủ quan và nghiêm trọng hơn là gian lận hồ sơ, giả mạo chứng từ. Bên cạnh đó, việc khuyến khích mở rộng hoạt động cấp tín dụng còn đi kèm theo sự khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát. Rõ ràng việc kiểm soát một khối lượng lớn các khoản cấp tín dụng là điều vô cùng khó khăn đối với ngân hàng. Quá trình kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng diễn ra và đòi hỏi phải theo dõi liên tục nhằm xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên với sự tăng lên không ngừng của hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng sẽ càng quá tải trong kiểm soát dẫn đến nhiệm vụ kiểm soát bị thực hiện lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm và rủi ro kéo theo tương đối cao

Môi trường kinh doanh

Thứ nhất, hoạt động của NHTM diễn ra trong môi trường kinh tế của một quốc gia vì vậy cũng sẽ chịu tác động trực tiếp của chu kỳ kinh tế. Thực chất ngân hàng cũng đóng vai trò là một chủ thể trong nền kinh tế do đó đương nhiên sẽ phải chịu những tác động của nền kinh tế nói chung. Rõ ràng trong một nền kinh tế đang gặp

khó khăn, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngay lập tức cũng bị ảnh hưởng, kéo theo là những rủi ro tiềm ẩn trong các khoản cấp tín dụng. Khi đó, để quản trị rủi ro thật tốt, ngân hàng phải đánh giá tình hình hoạt động của từng ngành nghề cụ thể trong nền kinh tế để đưa ra những phương án phù hợp: ngành nghề nào nên khuyến khích cho vay, ngành nghề nào nên hạn chế thậm chí cấm cho vay.

Thứ hai, chính sách quản lý của nhà nước cũng những có tác động trực tiếp. thông qua nghiệp vụ thị trường mở, các chính sách tiền tệ, tài khoá. Khi ngân hàng nhà nước có sự điều chỉnh trong lãi suất huy động, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… ngay lập tức các ngân hàng sẽ phải có những sự điều chỉnh thích hợp. Ví dụ như khi ngân hàng nhà nước tăng lãi suất huy động, các ngân hàng sẽ đối mặt với áp lực trả nợ cao và buộc phải tăng lãi suất các khoản cho vay ra. Tuy vậy, khi lãi suất bị kéo lên cao sẽ gia tăng áp lực trả nợ cho các khách hàng và nguy cơ về rủi ro của ngân hàng lại càng cao.

Khách hàng

Rõ ràng một bộ máy quản trị rủi ro tốt đến đâu cũng không thể tránh khỏi các rủi ro đến từ phía khách hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập hoặc hoạt động vẫn còn thiếu kinh nghiệm, họ chưa hiểu rõ thị trường, tính cạnh tranh khốc liệt thì rõ ràng kết quả hoạt động kinh doanh của họ vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Tuy vậy, chính những doanh nghiệp này lại rất cần nguồn tài trợ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy họ sẽ càng tích cực tiếp cận ngân hàng và rủi ro dành cho ngân hàng lại càng lớn. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp đã có thâm niên hoạt động nhiều năm, họ có nhiều kinh nghiệm hoạt động và kết quả kinh doanh của họ đã được ngân hàng kiểm chứng vì vậy hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy vậy, những doanh nghiệp này do đã có những hiểu biết về hệ thống ngân hàng nên sẽ dễ xảy ra khả năng họ cố tình tìm ra những khe hở để lách luật. Bằng cách gian lận chứng từ, giả mạo giấy tờ tài sản, lập phương án vay vốn không phù hợp với thực tế và nhiều các biện pháp khác khiến ngân hàng khó kiểm soát rủi ro thông tin bất đối xứng. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho hệ thống ngân hàng phải phản ứng kịp thời đối với những mánh khoé gian lận này và đánh giá thật tốt khách hàng để chủ động phòng tránh rủi ro từ xa.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CẤP TÍN DỤNG ƯU ĐÃI SMEs TẠI ABBANK - CHI NHÁNH HOÀNG CẦU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong các sản phẩm tín dụng ưu đãi phân khúc SME tại NHTM an bình chi nhánh hoàng cầu (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)