Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong các sản phẩm tín dụng ưu đãi phân khúc SME tại NHTM an bình chi nhánh hoàng cầu (Trang 30 - 31)

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

đến khâu tác nghiệp và quản lý rủi ro. Một chuyên viên tín dụng tại ngân hàng sẽ phải xử lý công việc từ tìm kiếm, tư vấn, thu thập hồ sơ, thông tin đến quy trình kiểm soát sau vay như theo dõi, kiểm tra hoạt động của khách hàng và xử lý các khoản nợ xấu phát sinh. Mô hình quản trị này tương đối gọn nhẹ và dễ vận hành, một chuyên viên có thể đa nhiệm làm rất nhiều công việc nên sẽ hiểu biết về khách hàng tốt hơn. Tuy vậy, quá trình vận hành mô hình này lại lộ rõ sự thiếu chuyên sâu trong từng khâu dẫn đến việc đánh giá khách hàng không được chính xác, đôi lúc sẽ đưa ra những nhận định cảm tính.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Chặt chẽ hơn mô hình phân tán, mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung có sự phân biệt rạch ròi giữa chức năng tác nghiệp và chức năng kinh doanh. Từng công việc được phân bổ thành từng phòng ban cụ thể để xử lý nên sẽ đảm bảo sự chuyên sâu trong từng khâu. Điểm mạnh của mô hình là đảm bảo sự độc lập giữa các khâu do đó quá trình ra quyết định có tính chính xác cao hơn, bên cạnh đó sự chuyên môn hóa cao giữa các công việc và kiểm soát chéo giữa các bộ phận phòng ban làm tăng hiệu quả xử lý, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Tuy vậy, nhược điểm của mô hình này là sự cồng kềnh phức tạp của bộ máy quản trị, hệ thống gồm nhiều bộ phận phòng ban nên đôi khi các quy trình, chính sách cấp tín dụng ưu đãi có sự chồng chéo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong các sản phẩm tín dụng ưu đãi phân khúc SME tại NHTM an bình chi nhánh hoàng cầu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)