Biện pháp tổ chức thi công chi tiết trên 1 phân khu: b1 Nguồn vật liệu:

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ (Trang 27 - 32)

- Cứ 250m/ vị trí trên đường thẳng và 100m/ vị trí đường cong.

b.Biện pháp tổ chức thi công chi tiết trên 1 phân khu: b1 Nguồn vật liệu:

b1. Nguồn vật liệu:

- Trước khi tiến hành lấy đất san lấp sẽ tiến hành thí nghiệm mẫu các chỉ tiêu cơ lý đảm bảo chất lượng được tư vấn giám sát, chủ đầu tư chấp thuận mới đưa vào thi công.

b2. Đường vận chuyển đất.

- Từ vị trí khai thác đất vận chuyển đến công trường bằng ôtô tự đổ theo các trục đường giao thông, sử dụng phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe ô tô tự đổ có trọng tải từ 10-15T. Những vị trí đường xấu đường yếu cần phải gia cố thêm trong đó có dự kiến vị trí thích hợp tránh nhau tránh nhau cho xe trên đường vận chuyển. Tại vị trí này thường cần phải làm đường tránh tạm.( Khi thi công ồ ạt )

- Nhà thầu sẽ liên hệ với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền, có biện pháp làm sạch đường và tưới nước tránh bụi cho khu vực trên tuyến vận chuyển cát trong suốt quá trình thi công

Dự kiến thoát nước cho khu vực cần san lấp và đường vận chuyển, Nhà thầu chú trọng sao cho nếu gặp mưa bão vẫn tiêu thoát nước nhanh. Không làm ngập úng, sói lở, ảnh hướng đến tiến đô công trình.

Có biển báo khu vực thi công, đường giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng điện được hoàn chỉnh chắc chắn, đủ ánh sáng để có thể thi công đêm. Hệ thống điện, nước và lán trại cho công nhân ở, kho bãi dùng chung cho toàn bộ công trường sau này.

B3. Tiến hành thi công bóc lớp đất hữu cơ:

- Chặt bỏ toàn bộ cây cối trên phạm vi mặt bằng.

- Dùng máy ủi có công suất 140CV, kết hợp với máy xúc tự hành bánh xíc và thủ công bóc trên toàn phạm vi mặt tại các vị trí là nền đắp một lớp từ 40 - 50cm. Khối lượng đất bóc hữu cơ này sẽ được gom gọm lại thành từng đống sau đó dùng máy xúc xúc lên ôtô vận chuyển ra khỏi phạm vi thi công đổ đúng nơi quy định.

- Đối với đoạn suối hiện có, tiến hành bơm cạn nước, đào bùn vận chuyển ra khỏi phạm vi công trường trước khi tiến hành san lấp.

B4. Thi công đắp đất mặt bằng

- Sau khi bóc bỏ lớp hữu cơ gồm cỏ rác vật liệu pha trộn khác ra khỏi phạm vi san lấp mặt bằng, tiến hành thi công đường công vụ, bề rộng mặt đường B = 7m, đắp đất dày 50 cm, lu lèn đạt độ chặt K95 nhằm mục đích lấy đường vào cho ôtô vận chuyển cát san nền vào đổ ở những vị trị thuận lợi, đảm bảo phân luồng, tuyến khu vực thi công hợp lý và an toàn giao thông trong công trình, đường công vụ được thiết kế ở giữa khu đất sao cho khi đổ đất sẽ dùng máy ủi sang hai bên để đạt hiệu quả cho mỗi ca máy (Chi tiết trên bản vẽ tổng mặt bằng)

- Nhà thầu tiến hành đắp đường công vụ theo phương pháp đắp lấn, sau khi ô tô vận chuyển cát đến đổ dùng máy ủi san phẳng thành từng lớp rồi tiến hành lu lèn đến độ chặt K95. Thi công đường công vụ chia thành đắp 2 lớp với mỗi lớp dày 25cm.

- Trước khi đắp, mặt bằng cần san lấp để tạo độ bằng phẳng giúp quá trình thi công được thuận lợi.

- Đất được vận chuyển đến công trình đổ theo từng đống dưới sự hướng dẫn của Kỹ sư thi công sao cho phù hợp với khối lượng tính toán trước. Bảo đảm sau khi san đạt được chiều dày yêu cầu mỗi lớp < 30 cm phát huy được hiệu quả của máy ủi.

- Trong qúa trình san ủi tại những vị trí đắp cao có giải pháp chống sụt lở (đắp bờ bao, hoặc kè). Dùng máy san phẳng lại chú ý tạo độ dốc thoát nước nền ở mỗi lớp tránh hiện tượng đọng nước ở nền khi có mưa.

- Mỗi lớp sau khi được lu lèn đến độ chặt nhất định thì phải tiến hành đo độ chặt bằng phương pháp rót cát nếu độ chặt đạt yêu cầu thiết kế mới được tiến hành đắp lớp tiếp theo, cứ thế đến cao trình theo thiết kế.

- Trong quá trình san ủi bố trí lực lượng thủ công phục vụ san lấp để đạt yêu cầu chất lượng trong quá trình thi công.

- Chú ý điều hành cho xe chở vật liệu chạy trên khắp bề mặt mặt bằng và kết hợp với máy lu lèn sơ bộ.

- Trong khi đắp nền bề rộng của lớp đắp được tính dư 10-15 cm để đảm bảo chất lượng lu lèn.

- Về độ ẩm của cát phải có độ ẩm thích hợp đảm bảo khi lu lèn đạt được độ chặt K>=0.85.

Khi đất đã đổ lên nền đắp gặp thời tiết hanh khô, mất nhiều hơi nước thì được tưới nước bổ sung, lượng nước bổ sung được tính bằng tấn cho 1 m2 nền đắp được xác định như sau :

g = Vk.h ( Wy – Wt ) Trong đó :

Vk : Khối lượng thể tích khô của đất đầm ( T/m3 ). H : Chiều cao lớp cát đã đổ ( m ).

Wy: Độ ẩm tố nhất của đất ( % ).

Wt : Độ ẩm thiên nhiên của đất đổ lên nền đắp ( % ).

- Nếu thời tiết khô thì phải có biện pháp phun nước dưới dạng sương mù để đảm độ ẩm của đất.

- Trong quá trình thi công cao độ của các lớp cát đất đắp liên tục được kiểm tra theo dõi bằng máy thủy bình để đảm bảo chiều dày của các lớp đắp không quá 30cm.

* Công tác đầm lèn:

Dùng lu tiến hành đầm sơ bộ 3-4 lần/1điểm ,đầm đều trên mặt lượt từ ngoài vào trong.

- Những vị trí nhỏ máy không thể vào được thì dùng đầm Mikasa hoặc đầm thủ công. Nhưng phải đảm bảo yêu cầu độ chặt K >=0,85.

- Những vị trí sử dụng được bằng máy thì dùng thiết bị lu rung lốp trọng tải 25 Tấn đầm chặt theo yêu cầu thiết kế.

Quá trình lu đầm lèn tuân theo đúng qui trình quy phạm lu lèn và theo sơ đồ thiết kế cụ thể.

Trước khi lu phải tổ chức lu thử để xác định số lần lu qua một điểm, đạt yêu cầu về độ chặt mới đưa vào thi công đại trà.

Trên các đoạn thẳng lu, vệt lu lần sau trùng lên vệt lu lần trước tối thiểu 20cm. Theo độ dốc nền tiến hành đầm từ nơi có độ dốc thấp về nơi có độ dốc cao. Khống chế tốc độ lu theo từng giai đoạn để đạt hiệu quả cao nhất.

5.2.1 Thi công hệ thống thoát nước, vỉa hè, hố trồng cây: a. Yêu cầu về vật liệu thi công hạng mục này:

a1. Xi măng:

Xi măng dùng để xây dựng công trình phải là loại xi măng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hiện hành. Các lô xi măng đưa vào sử dụng điều phải có giấy chứng nhận chất lượng xi măng của nhà máy sản xuất để tiện việc kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công.

+ Thỏa mãn quy định trong tiêu chuẩn 14-TCB-F1-76.

+ Thỏa mãn quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2682-1999, TCVN 6260-1997 và 14TCN114-2001.

Xi măng dùng trong chế tạo vữa bê tông cũng như sử dụng đúc các cấu kiện BTCT là loại xi măng pooc lăng hỗn hợp PCB. Phù hợp với TCVN 6260-1997 với những chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:

TT Các chỉ tiêu PCB40

1 Cường độ nén (N/mm2) không nhỏ hơn - 72 giờ  45phút

- 28 ngày  120 phút

14 20 2 Thời gian đông kết

- Bắt đầu (phút) không nhỏ hơn - Kết thúc (giờ) không nhỏ hơn

45 10 3 Độ nghiền mịn

- Phần còn lại trên sàng 0.08mm(%) không lớn hơn - Bề mặt riêng xác định theo Blaine (cm2/kg) không nhỏ hơn

12 2700 4 Độ ổn định thể tích xác định theo phương pháp

Lo Satolie (mm) không lớn hơn 10

5 Hàm lượng (SO3)% không lớn hơn 3.5

+ Các bao xi măng phải kín, không rách, thủng.

+ Ngày, tháng, năm sản xuất, số hiệu xi măng phải được ghi rỏ ràng trên các bao hoặc có giấy chứng nhận của nhà máy. Nhà thầu phải căng cứ vào số hiệu xi măng để sử dụng cho phù hợp với thời gian bảo quản xi măng tại kho.

- Nhà thầu phải có kế hoạch sử dụng xi măng theo lô, khi cần thiết có thể dự trữ nhưng thời gian dự trữ các lô xi măng không được quá 3 tháng kể từ ngày sản xuất. - Nhà thầu phải tiến hành kiểm tra cường độ xi măng đối với các trường hợp sau: dự trữ quá thời gian quy định ở trên hoặc xi măng bị vón cục trong thời gian dự trữ; Do một nguyên nhân nào đó gây ra sự nghi ngờ về cường độ xi măng không đáp ứng với chứng nhận của nhà máy.

A2. Cốt thép:

- Thép nhóm A1, A2 hoặc tương đương có tính năng kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn cốt thép.

- Thép phải được làm sạch bùn đất, dầu mỡ, sơn, gĩ sắt. Mặt cắt ngang không giảm quá 5% diện tích, thép được sử dụng theo bản vẽ thiết kế. Việc cắt, uốn, nối, buộc và sự thay đổi phải được chấp thuận của cán bộ thiết kế, cán bộ giám sát và yêu cầu kỹ thuật trong quy phạm.

- Cốt thép sử dụng trong công trình phải đảm bảo các tính năng kỹ thuật qui định trong tiêu chuẩn về cốt thép.

A3. Cát:

Cát sử dụng cho các công tác xây lát (công tác xây và bê tông) là cát hạt trung bình hoặc cát hạt thô, có đường kính từ (1÷5) mm.

Hàm lượng các chất hữu cơ, bụi, sét, muối... không được vượt quá tỉ lệ quy định, theo tiêu chuẩn (14TCN 68-2002).

A4. Đá dăm: Đá dăm, sỏi dùng để xây dựng trong công trình phải đảm bảo: + Cường độ chịu nén của nham thạnh làm ra đá dăm phải lớn hơn 1,5 lần cường độ chịu nén của bê tông. Khối lượng riêng của đá dăm không được nhỏ hơn 2,3 T/m3.

+ Số lượng các hạt dẹt và các hạt hình thoi không được lớn hơn 15% tính theo khối lượng (hạt dẹt và hạt hình thoi là những hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn 1/3 chiều dài). Số lượng các hạt mềm (yếu) trong đá phải ≤10% tính theo khối lượng.

+ Lượng hạt có kích cỡ lớn hơn D và nhỏ hơn d không được quá 10% tính theo khối lượng.

+ Lượng hạt dẹt không được quá 10% tính theo khối lượng.

Các loại dá dăm và sỏi sử dụng trong công trình phải đúng chủng loại theo hồ sơ thiết kế và theo 14TCN 70-2002.

A5. Nước: Nước sử dụng trong các công tác xây lát là nước sạch, uống được, lấy tại chổ trong khu xây dựng công trình.

A6. Ván khuôn:

- Kích thước hình học đảm bảo theo kết cấu của thiết kế, đảm bảo cường độ, độ cứng, độ ổn định trong quá trình thi công đổ bê tông và bảo dưỡng cấu kiện.

- Đảm bảo độ bằng phẳng, mặt tiếp xúc với bê tông phải nhẵn, mối nối ván khuôn phải khít tránh chảy nước vữa xi măng trong khi đổ bê tông

- Độ võng của ván khuôn phải nhỏ hơn L/400 đối với các mặt quan trọng, các mặt khác phải nhỏ hơn L/250, L : chiều dài nhịp ván khuôn.

- Kiên cố, ổn định, cứng rắn và không bị biến hình khi chịu tải trọng do trọng lượng và áp lực ngang của hổn hợp bê tông mới đổ cũng như tải trọng sinh ra do quá trình thi công.

- Phải ghép ván khuôn kín, khít, phẳng các cạnh phải sắc góc với nhau và tránh không cho nước chảy ra. Bảo đảm đúng hình dạng kích thước như thiết kế yêu cầu. Các khe hở trong ván khuôn phải được nhét kín bằng bao tải, bao giấy hoặc bằng gỗ.

- Bề rộng của tấm ván khuôn trực tiếp áp vào bê tông không nên rộng quá 15cm và bề dày không được nhỏ hơn 19mm để tránh cho ván khuôn khỏi bị vênh. Khi độ ẩm thay đổi thì mỗi miếng ván ghép phải liên kết vào thành nẹp hay cột gỗ chắc chắn.

- Thanh thép định vị cốt pha đổ bê tông được thiết kế cắt đứt nằm sâu trong bề mặt bê tông ít nhất 25mm sau khi tháo dỡ ván khuôn.

A7. Bê tông, Bê tông cốt thép:

- Trước khi thi công phải có các thí nghiệm: Chỉ tiêu cơ lý, vật liệu, đá, cát, xi măng, thiết kế thành phần bê tông theo mác yêu cầu.

- Trộn bê tông đúng tỷ lệ thiết kế, vật liệu phải dùng chủng loại đã thí nghiệm. Nếu khác nguồn gốc phải thí nghiệm lại.

- Phải đảm bảo cốt thép đã đặt sẽ không xê dịch khi đổ bê tông.

- Khi đổ bê tông phải đổ liên tục không để phân tầng, phân lớp, công tác đầm và làm mặt xong trước khi thời gian bê tông bắt đầu ninh kết.

- Phải thí nghiệm mác bê tông lấy từ hỗn hợp bê tông, đúc mẫu tại hiện trường. Nên ép một số mẫu ở độ tuổi 7 ngày, số còn lại nên ép khi đủ 28 ngày tuổi hoặc

sớm hơn. Các mẫu đúc bê tông phải được đánh số liên tục, ghi rõ vị trí lấy mẫu, vị trí đổ và thời gian đúc mẫu.

- Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên theo dõi độ ẩm của cốt liệu để hiệu chỉnh thành phần bê tông, đảm bảo các thành phần của bê tông và đảm bảo giữ nguyên tỷ lệ nước/xi măng.

- Khi trộn bê tông phải trộn bằng máy, khi đổ các thành phần của hỗn hợp bê tông vào máy trộn, cấm đổ xi măng vào trước tiên.

- Thời gian tối thiểu để trộn các thành phần của hỗn hợp bê tông trong máy trộn, tính từ lúc đổ xong tất cả các vật liệu vào thùng cho đến lúc tháo bê tông ra khỏi máy là :

TT Dung tích (lít) Độn sụt<60mm Độ sụt>60mm

01 425 60 giây 45 giây

02 1200 120 giây 90 giây

- Khi đổ bê tông lưu ý không để đầm rung đụng vào cốt thép. Thời gian đầm rung tại mỗi vị trí phải đảm bảo hỗn hợp bê tông cho đủ nước, dấu hiệu chủ yếu báo cho biết mức đầm rung đã đủ làm hỗn hợp bê tông không lún và trên mặt xuất hiện nước xi măng.

- Trước khi đổ lớp bê tông mới lên trên lớp bê tông đổ trước phải làm ẩm bề mặt bê tông, xiết lại cốt pha, loại bỏ chất bẩn, chất ngoại lai, quét kỹ bề mặt sau khi tạo nhám, đánh xờm đến chổ cứng, chắc chắn.

- Khi tháo dỡ ván khuôn phải báo cho KSTVGS biết và không được tự ý tô trát, đục đẽo làm mất đi sự nguyên trạng của khối đổ bê tông sau khi tháo dỡ làm ảnh hưởng việc đánh giá nghiệm thu hạng mục công trình.

- Bê tông không đạt yêu cầu về cường độ sẽ không được chấp thuận nghiệm thu thanh toán.

b) Thi công cống

b1. Ống cống tròn D600, D800, D1000 : Đốt cống được mua từ nhà cung cấp, khi

đưa vào công trình thi công sau khi đã được kiểm tra chất lượng sản phẩm và được TVGS chấp thuận.

b2. Lắp đặt ống cống:

- Các ống cống vận chuyển đến hiện trường đảm bảo chất lượng được Tư vấn giám sát nghiệm thu mới đưa vào lắp đặt.

- Đặt ống cống bằng cần cẩu kết hợp thủ công. Cân chỉnh ống cống đúng vị trí, cao độ, khe hở giữa hai đốt cống không được vượt quá giới hạn cho phép. Các ống cống được đặt sao cho tim ống cống trùng nhau, thẳng, ngang bằng hợp lý. Nghiệm thu ống cống xong mới được thi công các bước tiếp theo.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ (Trang 27 - 32)