- Tiến hành làm mối nối cống bằng giăng cao su xong tiến hành đắp đất hai bên thành cống Đắp từng lớp, được nghiệm thu mới tiến hành đắp lớp tiếp theo Việc
b. Công tác đào đất móng cột, hố ga: * Công tác đào đất :
- Đào đất hố móng cột, hố ga , mương cáp ngầm được thực hiện phù hợp với TCVN 4447-1987 và sơ đồ công nghệ được lập theo thiết kế. Công nhân đào đất bằng thủ công với phương tiện cuốc, xẻng, xà beng, gắp là chính. Đất đào lên được đổ cách bờ hố tối thiểu 0,4 m dựng trụ. Hố móng sau khi đào sẽ kiểm tra độ cao tương đối giữa đáy hố móng so với trụ. Trường hợp đào móng xong chưa dựng trụ kịp nếu gặp mưa, thì khi tiến hành có biện pháp chống sạt lở, lún. Trong quá trình đào móng sẽ bảo vệ các cọc tim và cọc hướng để kiểm tra tâm móng và hướng tuyến khi dựng trụ .
- Khi đào hố móng công trình nhà thầu sẽ để lại một lớp bải vệ để chống xâm thực và phá hoại thiên nhiên . Bề dày lớp bảo vệ tùy theo điều kiện địa chất công trình và tính chất của công trình nhưng không nhỏ hơn 200mm. Lớp bảo vệ chỉ được bóc đi trước khi bắt đầu đổ bê tông.
- Kích thước hố móng đào đảm bảo yêu cầu thiết kế đối với từng loại móng. Đối với các vị trí móng gặp đá sẽ đục phá đá bằng thủ công đến đúng kích thước thiết kế.
- Ban chỉ huy công trình cùng với giám sát A nghiệm thu hố móng trước khi đổ bê tông, dựng cột.
*Công tác đắp đất :
-Đắp đất móng được đắp thành từng lớp rồi đầm chặt. Độ dày và chiều dày từng lớp đất đắp theo như bản vẽ thiết kế quy định.
-Nền công trình và kết cấu khuất lấp dưới đất trước khi đắp phải được kiểm tra và nghiệm thu.
-Khi đắp hố móng trên nền đất ướt hoặc ngập nước phải tiến hành tiêu thoát nước và vét bùn. Không được dùng đất khô nhão lẫn đất ướt để đắp.
-Việc lấp đất hố móng chỉ được tiến hành sau khi bê tông đã được bảo dưỡng đủ thời gian quy định.