Quy trình kiểm tra chất lượng chung:

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ (Trang 45 - 50)

1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào:

a. Giai đoạn chuẩn bị thi công:

Tất cả các loại vật tư, cấu kiện, thiết bị của nhà thầu chúng tôi tham gia thi công trước khi đưa và sử dụng tại công trường đều thông qua ý kiến của Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư.

Trách nhiệm của Ban chỉ huy công trường trong qui trình quản lý chất lượng trên như sau:

Kiểm tra đệ trình Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư các loại mẫu và tài liệu vật , cấu kiện học sản phẩm xây dựng , thiết bị theo đúng kế hoạch chất lượng đã lập.

Trình các mẫu và các tài liệu của các nguồn lực đầu vào cho đến khi được Chủ đầu tư chấp nhận.

Tổ chức để Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư (nếu có yêu cầu) đến kiểm tra tại hiện trường cơ sở sản xuất các nguồn lực đầu vào.

Kiểm tra các nguồn lực đầu vào đã được Chủ đầu tư hoặc Đại diện chủ đầu tư phê duyệt theo đúng mẫu, đúng hồ sơ được duyệt và theo kế hoạch chất lượng.

b. Giai đoạn thi công:

Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm:

Thường xuyên kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị tại hiện trường để đảm bảo rằng các loại vật liệu đưa vào công trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và qui cách vật liệu đã được chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư chấp thuận.

Kiểm tra việc thực hiện qui trình công nghệ đã được lập trong biện pháp thi công công trình. Kiểm tra các biện pháp an toàn cho công trình và công trình lân cận.

Kiểm tra các thiết bị thi công và chế độ bảo dưỡng định kỳ.

2. Chất lượng vật liệu

Các vật liệu sử dụng cho công trình khi giao về công trường phải thực hiện như sau :

1- Trình mẫu và được Bên A chấp thuận. Mẫu vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu trong Điều kiện kỹ thuật, các qui phạm xây dựng. Các lý lịch sản xuất, gia công, xuất xưởng, các kết quả thử nghiệm liên quan đến vật liệu cũng phải được trình nộp đồng thời khi hàng giao đến công trường.

2- Cung cấp vật liệu theo đúng mẫu được đã Bên A duyệt. Các lý lịch sản xuất, gia công, xuất xưởng, các kết quả thử nghiệm liên quan đến vật liệu cũng phải được trình nộp đồng thời khi hàng giao đến công trường.

3- Bên giao, nhận vật tư giữa các bộ phận trong Công ty phải thực hiện các thủ tục giao nhận, các biên bản lưu giữ trong đó thể hiện rõ số lượng, chất lượng, phương tiện vận chuyển, thời gian giao nhận ...

Mỗi cấu kiện, mỗi thành phần công tác phải được giám sát A, đại diện Ban Quản lý nghiệm thu như nghiệm thu công tác nền, công tác cốp pha, công tác cốp thép ... Khi nghiệm thu chúng tôi sẽ trình đầy đủ bản vẽ hoàn công, các chứng chỉ vật liệu liên quan và lập đầy đủ các biên bản nghiệm thu công việc theo đúng theo như quy trình chúng tôi đã trình bày và áp dụng đúng theo biểu mẫu của công ty .

3. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây lắp:

a. Yêu cầu chung:

Trong quá trình xây dựng công trình, Chúng tôi sẽ tổ chức và duy trì hệ thống kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các công việc đã hoàn thành xây dựng để đảm bảo rằng công trình đã hoàn thành theo đúng thiết kế đã được phê duyệt.

b. Tài liệu cơ sở cho quá trình thi công:

Các bản vẽ thi công đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Quy chuẩn về xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình và các cam kết về chất lượng theo Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.

Các qui trình kỹ thuật áp dụng riêng cho công trình. Kế hoạch chất lượng

c. Thực hiện kiểm tra, giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây lắp: Để quản lý chặt chẽ chất lượng từng bộ phận kết cấu công trình, Công ty chúng tôi đã và sẽ thực hiện biện pháp sau :

- Các bộ phận kỹ thuật, dưới sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện kỹ thuật qui định cho công trình, các qui trình, qui phạm đề ra và các yêu cầu của thiết kế. Tổ chức thi công trên công trường bố trí thật hợp lý để đạt chất lượng cao nhất.

- Các bước nghiệm thu sẽ do đội ngũ kỹ sư giám sát thi công kiểm tra nghiệm thu trước khi mời Bên A nghiệm thu.

- Các giai đoạn thi công chuyển công đoạn như xong phần xong phần móng, phần thân, xong phần xây tô ... sẽ được hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở nghiệm thu. Thành phần ban nghiệm thu cơ sở sẽ có cả đại diện cơ quan thẩm quyền các cấp về chất lượng xây dựng, đại diện Thiết kế , đại diện giám sát ... Các hồ sơ, biểu mẫu, hoàn công sẽ được lập theo qui định của Nhà nước về nghiệm thu chất lượng công trình

- Bộ phận KCS có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ của chúng tôi đã được thành lập và hoạt động rất có hiệu quả trong việc quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng. Bộ phận KCS này của chúng tôi được bố trí và làm việc ngay tại hiện trường từ khi công trình bắt đầu thi công. Nhiệm vụ của bộ phận này đã được chúng tôi giao cho quyền và trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi công công trình theo đúng qui trình thí nghiệm, kiểm tra . Mọi công tác đều được bộ phận này nghiệm thu , kiểm tra trước khi mời giám sát kỹ thuật A nghiệm thu. Bộ phận này có quyền từ chối mọi vật liệu không đạt yêu cầu về chất lượng, chủng loại. Ngoài trách nhiệm đảm bảo chất lượng công

trình của bộ phận kỹ sư thi công còn có bộ phận KCS trên giám sát độc lập được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Tổng công ty .

- Bộ phận KCS sẽ lập sổ nhật ký công trường để cập nhật hàng ngày các yếu tố về điều kiện thi công như thời tiết, tiến trình thi công hay những thay đổi, bổ sung thiết kế, những vi phạm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Bộ phận KCS cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo lấy mẫu thí nghiệm về vật liệu thi công. Các mẫu này được lưu giữ, trình khi nghiệm thu, như lý lịch xuất xưởng của các loại vật liệu giao đến công trình.

- Công trường sẽ thực hiện các biểu mẫu thể hiện tiến trình thi công. nghiệm thu công tác phần khuất sẽ được áp dụng theo mẫu của Nhà nước qui định.

- Công tác bê tông được chúng tôi chú ý đặc biệt vì chất lượng bê tông sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi bền của cấu trúc công trình. Để thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông thường xuyên, chúng tôi đặt tại công trình một bộ dụng cụ kiểm tra độ sụt của bê tông. Bê tông chỉ được đổ khi độ sụt đúng theo yêu cầu. Chúng tôi sẽ tổ chức lấy mẫu theo chỉ định của Bên A để nén thử cường độ.

Ngoài ra chúng tôi còn có các hướng dẫn cho các giám sát kỹ thuật của mình kiểm tra nghiệm thu trước khi mời giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư. Các hướng dẫn kỹ thuật này sẽ là cơ sở để chúng tôi có thể thực hiện được công tác kiểm tra, nghiệm thu và quản lý các hoạt động trên công trường một cách chặt chẽ để đảm bảo “Không có một sản phẩm nào kém chất lượng được bàn giao cho khách

hành”

4. Biện pháp quản lý và kiểm tra chất lượng:a. Tổ chức quản lý: a. Tổ chức quản lý:

-Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng từ trụ sở Công ty tới Ban chỉ huy công trường và các Đội, tổ sản xuất.

- Công tác quản lý chất lượng theo các Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành để áp dụng tổ chức thi công và nghiệm thu cơ sở. Giao cho Chủ nhiệm công trình chỉ đạo Bộ phận quản lý Kỹ thuật công trường giám sát chặt chẽ các khối lượng công tác, từng phần, toàn phần các loại vật tư, vật liệu thi công phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Tổ chức phối hợp với Kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư để tiến hành lấy và lưu mẫu cho công tác kiểm tra thí nghiệm các loại vật liệu tại hiện trường.

- Lập phiếu kiểm tra tại hiện trường về công tác đo đạc, trắc đạc từng hạng mục và toàn phần công trình từ định vị tim, cos chuẩn trong suốt quá trình thi công phần móng, thân, mái, hoàn thiện.

- Có chế độ khen thưởng kịp thời khuyến khích các Đội, tổ, cá nhân tổ chức quản lý chất lượng thi công tốt.

- Toàn bộ vật tư, vật liệu đưa vào thi công phải được kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng.

- Kỹ thuật giám sát thi công luôn kiểm tra cao trình, tim, cos đúng kỹ thuật. - Kiểm tra chất lượng thi công bê tông đổ tại chỗ phải lấy mẫu thử để tiến hành thí nghiệm nơi cơ quan có Tư cách pháp nhân về Giám định chất lượng và được lưu giữ hồ sơ kết quả kiểm tra.

c. Công tác ghi nhật ký công trình:

Nhà thầu chịu trách nhiệm ghi chép Nhật ký thi công hàng ngày cho tất cả các công việc theo trình tự quy trình kỹ thuật. Nhật ký phản ánh trung thực, khách quan các công tác của Nhà thầu thi công có chữ ký của Kỹ sư giám sát do Chủ đầu tư chỉ định.

d. Công tác tổ chức nghiệm thu kỹ thuật:

Nhà thầu cùng Kỹ sư giám sát, Chủ đầu tư tổ chức thực hiện nghiệm thu theo nội dung quy định của Quản lý chất lượng kỹ thuật công trình như:

- Công tác xác định định vị tim, cos cao trình tại thực địa theo Hồ sơ bản vẽ thiết kế.

- Nghiệm thu các phần che khuất trước khi chuyển bước giai đoạn, công việc thi công.

e. Nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục hoàn thành:

- Nghiệm thu phần móng: Đào đất, đổ bê tông lót, thi công lắp đặt cốp pha, cốp thép, đổ bê tông móng, xây móng bó nền, đổ bê tông dầm móng...

- Nghiệm thu phần thô của từng tầng: Khung dầm sàn bê tông cốp thép. Tường xây. Các cấu kiện lắp dựng khác.

- Nghiệm thu phần mái: Công tác gia công lắp dựng xà gồ, lợp mái tôn, xử lý chống thấm sàn mái.

- Nghiệm thu hệ thống điện, nước, chống sét. - Nghiệm thu phần hoàn thiện

- Tổng nghiệm thu công trình đưa vào bàn giao.

f. Áp dụng các tiêu chuẩn Kỹ thuật thi công và nghiệm thu:

Những tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định để quản lý chất lượng áp dụng khi thi công và nghiệm thu:

Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:

- TCVN 4055-1985: Tổ chức thi công

- TCVN 4447-1987: Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông, BTCT đổ toàn khối - Quy trình thi công và nghiệm thu

- TCVN 4452-1987: Kết cấu bê tông, BTCT lắp ghép - Quy trình thi công và nghiệm thu.

-TCVN 5416-1988: Hoàn thiện mặt bằng xây dựng – Quy trình thi công và nghiệm thu

- TCVN 4085-1985: Kết cấu gạch đá - Quy trình thi công và nghiệm thu.

- TCVN 5674-1992: Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Quy trình thi công và nghiệm thu

- TCVN 4087-1985: Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung

- TCVN 371-2006: Nghiệm thu chất lượng các công trình xây dựng - TCVN 4506-1987: Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 5592-1991: Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên - TCVN 4459-1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng - QTĐ11-TCN 18 Quy phạm trang bị điện.

- TCVN 4091 - 85 Tiêu chuẩn nghiệm thu cho từng phần ngầm

- TCVN 5674-1992: Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Quy trình thi công và nghiệm thu

- TCVN 4519 - 1988 : Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình -

Qui phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 5576 - 1991 : Hệ thống cấp thoát nước - Qui phạm quản lý kỹ thuật - TCVN 5640 - 1991: Bàn giao công trình xây dựng – Nguyên tắc cơ bản

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w