Rải dây, căng dây, lấy độ võng và lắp đặt phụ kiện đường dây.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ (Trang 40 - 41)

- Tiến hành làm mối nối cống bằng giăng cao su xong tiến hành đắp đất hai bên thành cống Đắp từng lớp, được nghiệm thu mới tiến hành đắp lớp tiếp theo Việc

f. Rải dây, căng dây, lấy độ võng và lắp đặt phụ kiện đường dây.

- Sau khi dựng cột 10 ngày thì chuẩn bị công đoạn kéo dây. Trước khi kéo dây kiểm tra, lấp đất chân cột, tiến hành néo tạm. Rải dây bằng cơ giới kết hợp thủ công (Hình vẽ minh họa), Tang dây được đặt lên mâm xoay dùng hệ thống ròng rọc treo dây lên xà. Những đoạn vượt đường qua kênh , suối và đường giao thông và đường dây thông tin dùng giàn giáo bằng tre để đỡ dây (Hình vẽ minh hoạ). Không để dây trên đường khi có phương tiện qua lại sẽ làm dập hỏng dây.

- Trong rải dây tính toán đến chiều dài tuyến và độ dài của dây ở mỗi tang dây nhằm hạn chế mối nối. Dùng buly treo trên xà để đỡ dây.

- Rải từng dây và treo lên trụ, không để dây sà thấp vướng đá, cây cối sẽ làm trầy xước hỏng dây. Dùng máy đo trắc địa để đo chính xác chiều dài khoảng vượt, cắt dây có tính toán cả độ võng, tránh không nối dây trong khoảng vượt. Sau khi kéo và đưa dây lên xà để trong thời gian 24 giờ cho dây giản đều mới tiến hành căng dây lấy độ võng, căng dây giữa trước, dùng 2 tăng đơ căng đều 2 dây pha bìa tránh làm xoay trụ (Hình vẽ minh họa) và dùng dây nhôm 2,5mm2 buộc cố định dây dẫn vào cổ sứ đứng và cố định dây dẫn để lắp khoá néo, khoá đỡ tại các cách điện treo. .

- Sau khi căng dây xong kỹ thuật của Ban chỉ huy công trình cùng Giám sát A kiểm tra lại các độ võng và khoảng cách an toàn từ mặt đất đến điểm võng nhất của dây tại các khoảng vượt đường ghi vào nhật ký công trình các kết quả đo được. Nếu không đạt trị số cho phép thì báo cáo cho chủ dự án để có phương án xử lý.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w