Bài học kinh nghiệm của một số tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tạicông ty tài chính cổ phần điện lực thực trạng và giải pháp” (Trang 39)

1.3.1 Kinh nghiệm của công ty tài chính cổ phần xi măng

Trong năm 2016, hoạt động cho vay năm 2016 gặp nhiều khó khăn, công ty tài chính cỏ phần xi măng đã phải nỗ lực lớn để hoàn thành kế hoạch đặt ra đầu năm. Trong 2 quý đầu năm, dư nợ bình quan cho vay sinh lời đạt 818 tỷ và 903 tỷ đồng lần lượt tương đương với 104% và 107% kế hoạch. Tuy nhiên từ quý 3/2016, khách hàng của công ty bị xếp vào nhóm nợ xấu và bị loại ra khỏi dư nợ bình quân sinh lời. Cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của các tổ chức tài chính với lời thế dồi dào khiến kết quả hoạt động cho vay của công ty bị ảnh hưởng mạnh. Quý 3 và Quý 4/2016 của công ty, dư nợ cho vay sinh lời bình quân đạt 701 tỷ đồng và 628 tỷ đồng, tương đương 79% và 69% kế hoạch. Dẫn tới, dư nợ bình quân cả năm đạt 762 tỷ đồng, thấp hơn 89 tỷ đồng so với kế hoạch, tương đương 89%.

Đứng trước tình cảnh này, ban lãnh đạo của công ty đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt đông cho vay và đã có những kết quả nhất định. Công ty đã đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ cho vay trung dài hạn, tăng dư nợ cho vay ngắn hạn. Đến 31/12/2016, tỷ lệ cho vay trung dài hạn/tổng dư nợ cho

vay đã giảm từ 55.6% cuối năm 2015 xuống còn 18.5%. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2016 là 1.49% thấp hơn mức 3% do Ngân hàng nhà nước đề ra.

1.3.2 Kinh nghiệm mô hình quản lý RRTD của NHTM ở Mỹ

Để nâng cao được chất lượng tín dụng thì việc kiểm soát mô hình quản lý rủi ro tín dụng có ảnh hưởng không nhỏ. Citibank đã có mô hình quản lý RRTD như sau để đảm bảo chất lượng tín dụng tốt:

Citibank kết hợp mô hình định tính và định lượng trong đo lường RRTD. Đặc biệt hệ thống tính điểm tín dụng của NH cung cấp một ngôn ngữ tạo điều kiện mô tả và đánh giá chất lượng dư nợ tín dụng của Citibank. Hệ thống tính điểm của Citibank có xếp hạng từ 1 đến 10 trong đố hạng tốt nhất là 1 tương đương với hạng AAA của S&P. Một khách hàng ở mức này được coi là không có rủi ro. Hạng 10 tương ứng với mức D của S&P cho thấy khách hàng bị nghi ngờ hoặc rủi ro. Với hạng từ 1 đến 4 được coi là đang để cho vay và hạng từ 5 – 10 là không nên cho vay. Hệ thống cho điểm tín dụng của Citibank có nhiều ưu điểm trong việc đánh giá khách hàng bởi mô hình tập trung. Trong đó mô hình quản lý rủi ro được tập trung bởi 3 bộ phận là bộ phân tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quản lý nợ.

Bộ phân tác nghiệp là đối thoại, trả lời các yêu cầu của khách hàng, đánh giá sơ bộ rủi ro và thực hiện cho vay khách hàng.

Bộ phận quản lý rủi ro là đánh giá khách hàng, xét duyệt và thông qua khoản vay, xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận.

Bộ phận quản lý nợ: kiểm tra hồ sơ và việc thanh toán gốc và lãi, quản lý thời gian hoàn trả, định giá lại các khoản thế chấp và xem xét lại trạng thái dư nợ. (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012)

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho EVNFinance

Có thể nhìn nhận thấy, chất lượng của các khoản cho vay đã gây ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của các công ty trên. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan, từ phía chính công ty tài chính và đối tượng

đi vay. Qua các vấn đề tại công ty tài chính cổ phần xi măng và tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí, bài học rút tra đối với EVNFinance.

Một là, do quy trình hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần xi măng đã gặp vấn đề trong việc đánh giá thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn. Dẫn tới việc sau thời gian cho vay, khách hàng không đủ điều kiện trả gốc và lãi vay cho công ty và công ty phải chịu tổn thất bằng việc trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư trên. Từ đó cần phải nâng cao quy trình hoạt động tín dụng bao gồm từ thu thập thông tin khách hàng, phân tích đánh giá tình hình tài chính hiện tại cũng như phương án vay vốn, đánh giá tài sản đảm bảo để khắc phục thiệt hại cho công ty tài chính nếu có.

Hai là, đa dạng hoá các sản phẩm tài chính để có thể thêm tính cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng khác với mức lãi suất linh hoạt, tuỳ thuộc vào từng thời kì để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Ba là, yếu tố khách quan là thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của khách hàng đi vay tại công ty. Dẫn tới sự thiếu hụt doanh thu, lợi nhuận giảm sút và từ đó ảnh hưởng đến thực hiện nghĩa vụ trả gốc và lãi vay cho công ty. Từ đó cần phải đánh giá cụ thể tình hình thị trường chung. Tác động của thị trường tới hoạt động kinh doanh của khách hàng để làm căn cứ quyết định đầu tư.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC

2.1 Tổng quan về công ty tài chính cổ phần điện lực. 2.1.1Tổng quan về EVNFinance 2.1.1Tổng quan về EVNFinance

Tên đầy đủ Công ty: CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC Vốn Điều lệ: 2.500.000.000.000 VND (Hai nghìn năm trăm tỷ đồng).

Hoạt động kinh doanh chính:

Huy động vốn của các tổ chức bằng hình thức nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu trái phiếu.

Vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế;

Tiếp nhận vốn ủy thác trong và ngoài nước; Cấp tín dụng; cho vay theo ủy thác;

Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

Cung cấp dịch vụ bảo lãnh;

Góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp; Đầu tư tài chính và các dự án và các tổ chức; Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối;

Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp;

Quá trình hình thành phát triển

29/5/2008: Đại hội cổ đông đầu tiên của EVNFinance

07/7/2008: Ngân hàng nhà nước Việt nam cấp giấy phép số 187/GP-NHNN chính thức cho phép EVNFinance đi vào hoạt động

01/09/2008: EVNFinance chính thức khai trương và đi vào hoạt động với sứ mệnh và mục tiêu thu xếp vốn và quản lý nguồn vốn chuyên nghiệp cho tập đoàn điện lực việt Nam (EVN). Vốn điều lệ của Công ty đạt 2500 tỷ đồng, đứng thứ nhất về quy mô trong hệ thống các công ty Tài chính tại Việt Nam

Tháng 4/2010: Chính thức khai trương hoạt động 02 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của EVNFinance tại 02 vùng kinth ế trọng điểm của đất nược.

Sau 08 năm hoạt động, vượt qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và bất ổn của thị trường tài chính, EVNFinance đã từng bươc xây dựng nền móng vững chắc, khẳng định vị thế của mình trên thị trường, tạo dựng được những kết quả trên nhiều bình diện.

Cơ cấu tổ chức của công ty, nhiệm vụ - chức năng của các phòng ban Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của EVNFinance năm 2017.

(nguồn: báo cáo thường niên EVNFinance)

Hội đồng quản trị: có chức năng ban hành quy chế, chính sách và các văn bản

nội bộ khác trong hoạt động của công ty thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật hiện hành và điều lệ công ty. Được quyền phê duyệt các hoạt động thuộc thẩm quyền bao gồm định hướng, kế hoạch và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động công ty. Chịu trách nhiệm và thực hiện giải

trình về hoạt động của Công ty trước Đại hội đồng cổ đông. Các quyền hạn theo nội dung uỷ quyền của Đại hội đồng cổ đông (nếu có).

Ban điều hành công ty: Ban điều hành của công ty có chức năng ban hành các văn bản quy định hướng dẫn triển khai hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ. Được quyền phê duyệt các hoạt động của công ty trong thẩm quyền như phương án, kế hoạch hoạt động và các hoạt động khác. Tổ chức triển khai các hoạt động theo phê duyệt của HĐQT và HĐĐT. Thực hiện báo cáo và giải trình HĐĐT và HĐQT về các hoạt động của công ty. Tham mưu cho HĐĐT và HĐQT về các hoạt động của công ty.

Phòng nguồn vốn và quản lý dòng tiền: Chức năng tham mưu và giúp việc Tổng giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác huy động vốn và quản lý tài sản nợ có.Lập kế hoạch huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của Công ty. Nghiên cứu đề xuất và tham gia thực hiện các giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đảm bảo vốn hoạt động của công ty. Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện việc quản lý vốn nội bộ. Tổ chức thực hiện các hoạt động trên thị trường tiền tệ và ngoại hối với các tổ chức tài chính khác và với ngân hàng nhà nước v.

Phòng Thu xếp vốn và tƣ vấn tài chính: có chức năng tham mưu và giúp việc Tổng giám đốc Công ty trong việc đề xuất, thực hiện đề xuất nhận uỷ thác cho vay lại các nguồn vốn vay của Chính phủ, đề xuất triển khai và quản lý hoạt động thu xếp vốn cho các dự án đầu tư của khách hàng; đề xuất, triển khai và quản lý các hoạt động tư vấn tài chính khách hàng.

Phòng Quản lý uỷ thác và cho vay lại: có chức năng tham mưu và giúp việc

cho Tổng giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động dịch vụ quản lý uỷ thác, cho vay lại nguồn vốn vay trong và ngoài nước của Chính Phủ, các cơ quan tổ chức khác và cấp tín dụng tới khách hàng.

Phòng tín dụng: tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý,

chỉ đạo hoạt động cấp tín dụng tại Công ty. Trực tiếp thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, phương án cấp bảo lãnh và các

Phòng Quan hệ khách hàng: Tham mưu và giúp việc Tổng giám đốc chỉ đạo,

điều hành và tổ chức thực hiện công tác huy động vốn trên thị trường một (I) và là đầu mối giải quyết mối quan hệ khách hàng trên toàn hệ thống công ty.

Phòng Đầu tư: Tham mưu và giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty trong

những việc nghiên cứu, triển khai thực hiện và quản lý các hoạt động đầu tư; góp vốn từ nguồn vốn của Công ty và nguồn vốn uỷ thác vào các dự án và các doanh nghiệp; đầu tư kinh doanh trên thị trường chứng khoán; đầu tư giấy tờ có giá và các hoạt động đầu tư khác.

Phòng kiểm toán nội bộ: Hoạt động vì sự an toàn, hiệu quả của EVNFinance.

Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Để thực hiện mục tiêu này, phòng kiểm toán nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với điều kiện không vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống, quy trình, quy định v..v..

Phòng quản lý rủi ro và tái thẩm định: Tham mưu và giúp việc Tổng giám

đốc trong việc quản lý rủi ro các lĩnh vực hoạt động và tái thẩm định hồ sơ cấp tín dụng của Công ty.

Phòng kế toán: Tham mưu và giúp việc cho Tổng giám đốc tổ chức công tác

hoạch toán kế toán và quản lý tài chính.

Phòng công nghệ thông tin: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong hoạt

động ứng dụng, quản lý và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động kinh doanh và quản lý, điều hành công ty. Là đầu mối tổ chức, quản lý và đảm bảo an ninh, an toàn , chất lượng cho các hệ thống công nghệ, thông tin và dữ liệu trong công ty.

Văn phòng: tham mưu và giúp việc ban Tổng giám đốc quản lý và điều hành

công tác hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, pháp chế, công tác thư ký tổng hợp cho ban Tổng giám đốc.

Phòng kế hoạch thị trường: Tham mưu và giúp việc cho Tổng giám đốc chỉ

đạo, điều hành công tác Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động; báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản, nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm, quan hệ công chúng và phát triển thương hiệu.

Phòng tổ chức nhân sự: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc Công ty quản lý

và điều hành công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trong công ty.

Chi nhánh: thực hiện các dich vụ tài chính ngân hàng, huy động vốn, cấp tín

dụng và các hoạt động đầu tư, tư vấn khác tuân thủ theo quy định tại Giấy phép hoạt động do Ngân hàng nhà nước cấp tại địa bàn được phân công quản lý với mục tiêu cụ thể theo từng thời kỳ. Đại diện công ty trong việc quảng bá hình ảnh tại địa bàn được phân giao.

2.1.2 Khái quát về kết quả kinh doanh của EVNFinance từ năm 2014 - 2017

Hoạt động kinh doanh của EVNFinance bao gồm hai lĩnh vực chính là cho vay, đầu tư và quản lý ủy thác. Thực hiện tốt và đảm bảo cân đối đầu ra và đầu vào sẽ đem lại cho công ty sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài.

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn a. Đặc điểm huy động vốn

Huy động vốn là nền tảng cho những hoạt động kinh doanh của EVNFinance. Trong những năm gần đây, nhu cầu huy động nguồn tiền gửi của công ty đạt ở mức ổn định. Ngoài nguồn vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng, các công ty TNHH và công ty cổ phần có vốn nhà nước từ 50% trở lên, EVNFinance còn nhận được khoảng vốn nhận uỷ thác của ngân hàng nước ngoài để xây dựng, nâng cấp và cải thiện ngành điện.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của EVNFinance theo hình thức vaytừ năm 2014 - 2017

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Huy đông vốn bằng tiền

gửi vay TCTD 4,501,107 4,657,078 6,808,419 5,725,900

Huy động vốn bằng tiền

gửi KH 3,383,911 4,024,726 2,658,951 3,112,208

Huy động vốn bằng vốn tài

trợ, uỷ thác đầu tư 7,125,985 7,170,528 6,683,821 7,107,775

Tổng huy động vốn 15,011,003 15,852,332 16,151,191 15,945,883

( Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)

Về xu hướng tăng trưởng: có thể nhận thấy tổng giá trị huy động vốn của EVNFinance trong thời gian từ năm 2014 đến 2017 là tương đối ổn định (biên độ giao động từng năm xấp xỉ 2.1%/năm). Trong đó tình hình huy động vốn bằng tiền gửi vay TCTD có chiều hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng khoảng 11.3%/năm. Trong khi đó phương thức huy động vốn bằn tiền gửi của các doanh nghiệp (chủ yếu doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước) có chiều hướng giảm mạnh trong năm 2016 (-33.9%/yoy) tuy nhiên đã phục hồi dần trong năm 2017 khi đạt 3,112 tỷ đồng (+17%/yoy). Do EVNFinance được cấp vốn nước ngoài để thực hiện các dự án liên quan đến hệ thống điện quốc gia nên tổng giá trị không có sự thay đổi lớn. Trong thời gian tới khi EVN hoàn tất việc thoái vốn tại EVNFinance (theo lộ trình 3 bước) nhiều khả năng nguồn huy động vốn trên có thể bị ảnh hương nhưng không quá lớn vì EVNFinance vẫn được tin cậy trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tạicông ty tài chính cổ phần điện lực thực trạng và giải pháp” (Trang 39)